Đối với một người thuộc làng công nghệ thì giữa hàng ngàn những bản CV xin việc hay và đẹp mắt được thiết kế từ những người đã có bề dày kinh nghiệm trong vấn đề tạo CV và xin việc làm, làm sao để bạn có thể đánh bật họ và đạt được mục đích gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng, để cho họ có thể chọn lựa CV xin việc làm của bạn kèm theo một lời hứa hẹn về một buổi phỏng vấn xin việc. Nếu như mong muốn tạo ra được một bản CV xin việc làm chất lượng và ấn tượng thì bạn cần chú ý thể hiện rõ ràng trong đó 4 mục dưới đây. Cách viết CV xin việc cho dân IT từ bản thông tin cá nhân Tương tự với những bản CV xin việc làm ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề và việc làm khác thì bản thông tin các nhân trong ngành IT cũng có giá trị quan trọng không thể vắng mặt. Trong bản CV xin việc, bạn cần phải liệt kê ra những thông tin cá nhân đơn giản, cơ bản như là Họ và tên, Năm sinh, Địa chỉ chỗ ở, Liên hệ ( Số điện thoại, Email ). Bên cạnh đó có thể thêm vào ảnh thể cũng được. Những thông tin khác như là giới tình, quê quán, tình trạng hôn nhân,... có thể đưa vào hoặc không. Phần mục tiêu nghề nghiệp thể hiện trong bản CV dành cho dân IT như thế nào? Sau mục Thông tin cá nhân thì các bạn nên đưa vào mục tiêu nghề nghiệp vì nó sẽ giúp làm tăng thêm giá trị cho bản CV xin việc. Thông qua đó nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhìn được ra những đam mê của bạn và năng lực tương xứng của bạn ở trong lĩnh vực/ ngành nghề nào đó mà nhà tuyển dụng đang cố gắng tìm kiếm. Đối với mục tiêu nghề nghiệp thì bạn cần phải định hướng được rõ ràng con đường nghề nghiệp cho chính mình. Những định hướng đó đều có thể bị thay đổi theo thời gian thế nhưng chính nó sẽ là một định hướng duy nhất ở trong thời điểm hiện tại của bạn, khi mà hoàn cảnh thực tại chính là lúc bạn đang đi tìm kiếm việc làm. Chẳng hạn như ở trong mục này, bạn có thể hoàn toàn viết như vậy: Mong muốn tìm kiếm được một công việc ở trong một môi trường chuyên nghiệp, mọi người tôn trọng lẫn nhau , có thể tận dụng được kinh nghiệm về lập trình J2EE được tích lũy trong suốt 5 năm. Cơ hội làm việc một cách trực tiếp đối với khách hàng thông qua giao tiếp bằng ngon ngữ tiếng Anh. Ưu tiên dành cho nhữn việc làm mang tính chất quản lý, tuy vậy cũng vẫn có thể chấp nhận được những việc làm mang tính chất độc lập, tính chất chuyên môn cao. Ở phần này thì bạn cũng chỉ cần liệt kê ra một số vấn đề mang tính chất thực sự quan trọng có mối quan hệ liên quan trực tiếp tới bản thân cũng như công việc của bạn. Chúng ta không nên viết lan man, dài dòng. Không tập trung vào những đầu mục không mang tính tập trung cao. Nhất là phải lưu ý bạn không tận dụng những mục đó để biến chúng thành cơ hội đánh bóng bản thân mình, để có thể chứng tỏ mình là người có hoài bão, có đam mê lớn như thế nào ở trong mắt của nhà tuyển dụng. Mục này cần phải đảm bảo sự chân thành. Chẳng hạn như đối với một người sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường, họ không có bất cứ thứ gì đặc biệt cả thế nhưng ở trong bản Objective của họ lại ghi là mong muốn trở thành một nhà quản lý, điều hành sự án sau hai năm làm việc. Đối với câu nói này thì chắc chắn người sinh viên đó sẽ bị nhà tuyển dụng loại ngay từ bước đầu tiên. Chú ý tới việc thể hiện kỹ năng trong bản CV xin việc của dân IT ( Skill sets ) Đối với việc thể hiện kỹ năng, bạn chỉ nên thể hiện và liệt kê vào đó những điều mà bạn biết hay là đã có kinh nghiệm rồi. Tránh tuyệt đối việc chém giá cho dù bạn là người tuyệt đỉnh kỹ năng này. Chém giá và nói quá sự thật thì rất dễ để nhà tuyển dụng nhìn ra và thật không may cho bạn, ngay lập tức bạn sẽ bị loại vì bị đánh giá là người ứng viên không thành thật. Đối với những người sinh viên mới ra trường thì hầu như những kỹ năng chỉ có thể đạt được ở mức độ C++ thuộc cấp độ 4/5 ( Expert ), nó sẽ gây ra sự chú ý lớn đối với nhà tuyển dụng. Thế nhưng nếu như toàn bộ các mục khác nữa đều ở mức 2, 3 và 4 chẳng hạn như trình độ Java ở cấp 3/5 , trình độ kỹ năng Oracle ở mức 3/5 thì nhà tuyển dụng sẽ sẵn sàng gạt qua mục này luôn. Bởi vì đơn giản là bạn sẽ mất ít nhất chừng 5 năm kinh nghiệm đã làm việc trên một dạng kỹ thuật nào đó để có thể đạt được cấp độ 4/5. Thế cho nên việc mà bạn có nhiều những kỹ năng chỉ đạt ở cấp độ 3 hay 4 thì đồng nghĩa là bạn có một mức hiểu biết khá hạn hẹp đối với những kỹ năng này, bạn không thể tự đánh giá nó. Nếu như bạn còn chưa có được nhiều kinh nghiệm cho những kỹ trong ngành IT thì bạn cũng nên phân loại chúng theo thời gian để có thể làm việc đối với từng kỹ năng một. Hãy theo dõi ví dụ này của chúng tôi: Mức độ Level 1: Biết sơ qua ( hoặc có thể là tự nghiên cứu ) Mức độ Level 2: Đã có kinh nghiệm sử dụng ở trong thực tế nhưng dưới 6 tháng Mức độ Level 3: Đã có kinh nghiệm sử dụng kỹ năng trong thực tế nhưng dưới 2 năm Mức độ Level 4: Đã có kinh nghiệm sử dụng kỹ năng ở trong thực tế dưới 5 năm Mức độ Level 5: Có kinh nghiệm sử dụng thực tế lớn hơn 5 năm Nếu như bạn có thêm thời gian ở trong buổi phỏng vấn thì bạn hãy cố gắng giải thích một cách chi tiết về những cách để phân chia level , thông qua đó giúp cho nhà tuyển dụng hiểu được cách mà bạn đang tự đánh giá , hãy trung thực đối với những đánh giá của bản thân mình. Nếu như bạn đã viết một ứng dụng nào đó trong vòng một năm, vậy thì hãy liệt kê một năm đối với các kỹ năng JSP, Servlet hay là Java, còn liệt kê 2 tháng đối với trình độ Struts, 1 tháng cho trình độ MSSQL. Một cách đơn giản là vì bạn chỉ thực sự có liên quan đến Struts và Database khá là ít ở trong suốt quá trình bạn làm việc. Trong khi đó thì phần lớn quỹ thời gian bạn dành cho việc lập trình những trang web JSP hay là Servlet. Đối với các phần thông tin không quan trọng trong cách đánh giá của một lập trình viên thực thụ như là Excel, MS Word,... tốt hơn cả là bạn không nên liệt kê chúng vào trong, trừ khi bạn là một người chuyên gia ở trong những kỹ năng này. Nhà tuyển dụng sẽ sẵn sàng loại bỏ đi những CV của người ứng viên mà bản CV đó đã thể hiện rằng họ không biết tự đánh giá hay là không biết cách để diễn đạt được khả năng của bản thân mình để giúp cho người khác ( nhà tuyển dụng ) hiểu. Trình bày mục Kinh nghiệm việc làm như thế nào trong CV xin việc dành cho dân IT? Những kinh nghiệm việc làm cũng chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để giúp cho bạn có thể đánh giá được người ứng viên. Nếu như bạn là một người đã từng trải nhiều , đã từng có kinh nghiệm làm việc cho rất là nhiều công ty khác nhau rồi thì cũng nên có một phần tóm tắt ngắn gọn ở trong mục này: Hãy liệt kê những giai đoạn theo thời gian cụ thể để làm việc ở trong công ty, cụ thể về chức vụ. Sau đó thì bạn nên liệt kê ra những danh sách của những dự án hay là các nhóm dự án có sự liên quan tới nhau. Trình bày chúng theo một thứ tự nhất định, từ mới nhất ( ở thời điểm hiện tại ) cho đến cũ nhất. Ở mỗi một dự án đầu nên có những dạng thông tin như sau: Thứ nhất , thông tin Mô tả dự án: Bạn có thể ghi rõ ràng những thông tin về sản phẩm phần mềm mà bạn đã từng có sự đóng góp tạo nên sản phẩm đó. Thứ hai là Quy mô dự án: Quy mô dự án được trình bày rõ sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hơn trong việc hình dung những sự án đó có quy mô lớn hay là nhỏ. Hãy nhớ là nhất thiết nên có thông tin này nhé. Thứ ba là Số người đã cùng làm việc với bạn trong các dự án Có lẽ phần được coi là quan trọng nhất chính là nhiệm vụ của bạn khi mà bạn đã tham gia vào những dự án này là gì. Bởi vì rất có thể những dự án này sẽ rất là lớn, trong khi đó công việc, phần nhiệm vụ của bạn ở trong đó lại rất là nhỏ. Hoặc là ngược lại, những dự án bạn làm rất là nhỏ thế nhưng vai trò của bạn lại là người đứng đầu thì sao? Vì thế cho nên bạn hãy thành thật trình bày thật kỹ về chúng. Những kinh nghiệm mà bạn có thể rút ra sau mỗi lần bạn tham gia vào dự án nào đó thì chỉ cần liệt kê ra những mức độ kỹ năng mà bạn được thực sự học hỏi được từ đó. Bạn nên tránh liệt kê ra những khoản thông số kỹ thuật đã sử dụng ở trong các sản phẩm, vì như thế sẽ góp phần khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy mệt mỏi và rối mắt mỗi khi đọc chúng. Bên cạnh 4 yếu tố này thì bạn còn cần thêm một chút sự may mắn nữa. Vì nó cũng có giá trị quyết định to lớn đối với cơ hội việc làm của bạn đấy nhé. Đây là một vài lưu ý nhỏ nhỏ trong cách viết CV xin việc cho dân IT mà bạn không nên bỏ qua.
Coi thêm tại: Những cách viết CV xin việc làm gây ấn tượng cho dân IT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét