Nội dung nên trình bày trong phần giới thiệu về bản thân là gì? Phần giới thiệu bản thân về cơ bản là cung cấp cho người phỏng vấn những thông tin về bản thân như "đến từ đâu", "là người như thế nào", "đồng thời tạo cho ứng viên cảm thấy thoải mái hơn trong giao tiếp với người phỏng vấn được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn. Người phỏng vấn không nhất thiết phải quan tâm đến toàn bộ thông tin trong bản CV của bạn, tuy nhiên về cơ bản thì ở phần giới thiệu bản thân, ứng viên nên bổ sung thêm một số thông tin về tiểu sử bản thân mà bạn đã viết trong CV trước đó. Khi bạn bắt đầu giới thiệu bản thân cũng là lúc nhà tuyển dụng chuẩn bị cho các câu hỏi tiếp dựa trên phần trả lời của bạn. Bởi vậy, chuẩn bị cho một câu trả lời thông minh sẽ là giải pháp hiệu quả giúp bạn chủ động hơn trong cuộc phỏng vấn. Bạn cần giới thiệu bản thân mình như thế nào trước nhà tuyển dụng Cảm ơn NTD đã tạo cơ hội được phỏng vấn: Điều này giúp bạn thể hiện một thái độ cầu thị & tạo cho NTD một tâm lý thoải mái trước khi nghe bạn nói. Dù bạn có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm thì nội dung này cũng không thừa Giới thiệu đầy đủ Họ tên, bí danh (nếu có): Điều này giúp cho NTD biết được đang nói chuyện với ai (mặc dù họ đã có CV ở trước mặt) và cũng là một hành động tự tôn trọng bản thân của chính ứng viên Năm sinh: Mục đích nhắc lại để tiện xưng hô… Đã tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì Giới thiệu về các kinh nghiệm làm việc trong quá khứ hoặc các hoạt động đoàn thể lớn đã tham gia (nếu có): Lưu ý: Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm, hãy chọn lọc và nhấn mạnh kinh nghiệm nào phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển (tìm hiểu kỹ yêu cầu của Nhà tuyển dụng & chuẩn bị trước phần này), tránh giới thiệu lan man, dài dòng. Với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thì đối với các vị ứng tuyển đòi hỏi sự năng động, bạn nên điểm qua một số hoạt động để chứng minh mình là người có tính cách phù hợp với vị trí ứng tuyển (VD: tham gia hoạt động tình nguyện, đoàn thể, đi làm thêm, tập kinh doanh, tự doanh….). Không nên để trống phần này khi giới thiệu bản thân. Sở trường là gì, điểm mạnh điểm yếu (bạn có thể bỏ qua đoạn này nếu các đoạn trên của bạn đã dài, nếu giới thiệu thì nên ngắn gọn, tập trung và các điểm nổi bật phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Nhớ là phải phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm, NTD có xu hướng nhìn vào sở trường, điểm mạng điểm yếu để đánh giá tính cách có phù hợp với công việc không, vì vậy sinh viên mới ra trường thì nên tận dụng giới thiệu phần này) Mong muốn gì? Bạn nên nói ra mong muốn của bạn một cách khéo léo (VD: Với kinh nghiệm, sở trường như trên, em rất mong muốn được làm việc cùng anh chị tại Ngân hàng X với vị trí Quan hệ Khách hàng ...) Nhắc lại lời cảm ơn để kết thúc phần giới thiệu. Nhiều bạn giới thiệu xong là lặng im, không có hành động gì chứng tỏ mình đã ngắt phần giới thiệu. Điều này đôi khi gây ra sự lúng túng cho cả 2 bên và tất nhiên, với cương vị là ứng viên thì bạn sẽ là người bị đánh giá và phần thiệt thòi thuộc về bạn.. Bạn nên thể hiện như thế nào? Hãy cố gắng trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, không ít hơn 60 giây nhưng cũng đừng quá 2 phút. Bạn nên nhớ rằng đây chỉ là câu hỏi để mở đầu cuộc phỏng vấn, chính bởi vậy mà bạn hoàn toàn có cơ hội thể hiện bản thân ở các câu hỏi tiếp theo. Để chuẩn bị tốt hơn cho câu trả lời của mình, bạn hãy chuẩn bị trước và tập luyện kỹ càng cho đến khi phần trả lời của bạn trở nên hoàn toàn tự nhiên và hoàn chỉnh. Ngoài ra, ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng đóng vai trò quan trọng vì các nhà tuyển dụng sẽ không dừng lại ở việc nghe câu trả lời mà còn đánh giá bạn qua những đường nét cơ thể. Một ánh mắt chân thành, một dáng ngồi vững chãi, một giọng nói thiện cảm sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. Câu trả lời của bạn nên nhấn mạnh vào những ưu điểm của bản thân như sự thông minh, nhanh nhạy, lòng nhiệt tình, tự tin và chuyên nghiệp trong tác phong và công việc. Khi trả lời câu hỏi, bạn hãy thể hiện bằng thái độ tích cực và khiêm tốn, tránh thái độ tiêu cực tự mãn, hoặc khoe khoang hay khoác lác. Nếu bạn đã từng xem các cuộc phỏng vấn của một chính trị gia hoặc một nhà chuyên môn trên TV hoặc báo đài thì bạn sẽ thấy rằng hầu hết các câu trả lời của họ đều có lối mở đầu khá giống nhau, ví dụ "Tôi cho rằng đâu quả là một câu hỏi thú vị" và sau đó bạn có thể khéo léo trả lời câu hỏi của mình. Sau khi kết thúc câu trả lời bạn hãy lịch sự chờ đợi câu hỏi tiếp theo từ nhà tuyển dụng và hãy chủ động trong cuộc phỏng vấn của mình. Những chiến thuật mà bạn có thể sử dụng để chinh phục cuộc phỏng vấn Giới thiệu bản thân chỉ là bước mở đầu trong mỗi buổi phỏng vấn, để quyết định đến yếu tố thành hay bại nó còn là sự thể hiện xuyên suốt thời gian bạn đối diện trực tiếp với những người phỏng vấn. Thị trường việc làm cạnh tranh ngày càng khốc liệt khiến việc tìm được một công việc tốt tại một công ty nước ngoài không hề dễ dàng chút nào, đặc biệt là khi bạn phải đối diện với những cuộc phỏng vấn trực tiếp. Trước tiên cần tìm hiểu kỹ về công ty mà bạn ứng tuyển Bạn muốn chứng minh mình là sự lựa chọn tốt nhất cho nhà tuyển dụng thì việc đầu tiền mà bạn cần làm là tìm hiểu thật kỹ xem như thế nào là tốt với tổ chức đó cũng như vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là ứng viên hiểu rõ về tổ chức của họ nhất. Có rất nhiều cách để bạn có thể tìm hiểu về một tổ chức. Cách đơn giản và dễ dàng nhất là lên website để nắm được các thông tin như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, con người, các hoạt động, các sản phẩm, dịch vụ chính, các yêu cầu đối với vị trí mà mình ứng tuyển,... Có thể đọc thêm các bài báo, các mục tin tức của công ty để cập nhật về các kế hoạch hay dự án mới. Việc tìm hiểu kỹ càng sẽ giúp cho bạn tự đánh giá về sự phù hợp của bản thân đối với môi trường làm việc của tổ chức, đồng thời tạo được ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng tốt hơn, đó là tâm huyết mà bạn dành cho vị trí ứng tuyển đó như thế nào. Phác họa bức tranh tổng thể về bản thân Sau khi đã tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty và vị trí công việc mà mình ứng tuyển, điều tiếp theo mà bạn cần làm là vẽ ra một bức tranh tổng thể về bản thân, sơ đồ về con người mình để có thể dễ dàng nắm bắt được đâu là cái mà mình muốn truyển đạt cho nhà tuyển dụng. Một trong những cách giúp bạn có thể làm được điều đó là việc lập ra danh sách câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường hỏi và tổng hợp câu trả lời để có một cái nhìn tổng thể về bản thân. Những câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn là: + Định hướng phát triển bản thân, kế hoạch trong tương lai phù hợp với công việc và tổ chức + Kiến thức, kỹ năng mà mình đã có phù hợp với công việc và giúp đóng góp tích cực gì cho tổ chức + Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là gì Trình bày quan điểm theo hệ thống và logic Khi trả lời phỏng vấn, nên đưa ra những câu trả lời thật ngắn gọn, súc tích và tập trung thẳng vào vấn đề. Mỗi câu trả lời không quá 3 ý. Các ý này nên cân bằng với nhau về cả nội dung và thời lượng chia sẻ, cố gắng tránh việc trùng lặp ý. Việc này sẽ tránh cho bạn bị lan man trong cách trả lời, tránh bị quên ý, nói đi nói lại một ý đồng thời tạo được ấn tượng về khả năng tư duy và logic cho nhà tuyển dụng. Câu hỏi về giới thiệu bản thân luôn là câu hỏi phổ biến và khá quan trọng, luôn để lại cho các nhà tuyển dụng ấn tượng mình là một người suy nghĩ logic, do đó bạn nên áp dụng chiến thuật trả lời như sau: luôn bắt đầu bằng việc tóm tắt câu trả lời của mình sẽ có bao nhiêu ý sau đó thì đi vào từng ý và chia sẻ những dẫn chứng cụ thể chứng minh cho từng ý đó. Với loại câu hỏi này câu trả lời chỉ nên diễn ra trong vòng một đến hai phút. Thể hiện phong cách cá nhân Hãy suy nghĩ về ấn tượng mà bạn muốn tạo ra đối với nhà tuyển dụng. Việc đó sẽ giúp cho bạn quyết định bạn nên ăn mặc ra sao đến buổi phỏng vấn, sẽ thể hiện cảm xúc như thế nào, sẽ trả lời câu hỏi ra sao, phong cách của bạn được thể hiện như thế nào. Diễn đạt ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu Khi diễn đạt bạn nên chú ý tới ngữ điệu trình bày, không nên trả lời một cách đều đều khiến cho bạn như đang trở thành một cái máy nói vô cảm hoặc khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không thực sự hào hứng với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Với những thông tin được chia sẻ ở bài viết trên hy vọng rằng các bạn đã có những kinh nghiệm cho riêng mình khi giới thiệu bản thân bằng tiếng việt trong một buổi phỏng vấn. Thành công đến từ những điều nhỏ nhất và từ sự chỉn chu cẩn thận, chính vì thế hãy luôn biến mình thành người chuyên nghiệp từ lúc mở màn cho tới lúc kết thúc buổi phỏng vấn. Chúc các bạn gặp nhiều thành công trong cuộc sống!
Đọc nguyên bài viết tại: Giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt khi đi phỏng vấn, như thế nào là đủ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét