Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Thời gian thử việc Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây: 1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; 2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. 3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác. Kết thúc thời gian thử việc 1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. 2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần phải báo trước không? Theo quy định của pháp luật trong thời gian thử việc, cả hai bên (người lao động và người sử dụng lao động) đều có quyền hủy bỏ thỏa thuận mà không cần báo trước. Tuy nhiên, khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thỏa thuận. Chính vì vây, nếu bạn thấy công việc và vị trí làm việc không phù hợp người lao động hoàn toàn có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, nếu bạn đã thử việc trong quá trình kéo dài 1 tháng và bạn muốn xin nghỉ việc thì bạn hãy xin nghỉ việc bằng cách thông báo chính thức công ty hoặc gặp trực tiếp người quản lý để nói rõ ràng về quan điểm, cũng như đặt rõ quan điểm về quyền lượi sẽ được nhận trong thời gian thử việc. Bạn làm đúng như vậy thì bạn sẽ nhận được những quyền lợi như: lương trong quá trình thử việc. Người sử dụng lao động lúc này phải có trách nghiệm trả bạn đầy đủ theo thỏa thuận. Hi vọng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần phải báo trước không?” Chúc các bạn sớm tìm được môt việc làm mình yêu thích và phù hợp.
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần phải báo trước không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét