Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Những cách giúp loại bỏ thói quen trì hoãn trong công việc

Những cách giúp loại bỏ thói quen trì hoãn trong công việc

Việc chúng ta cứ mãi tự bào chữa cho những điều thuộc về trách nhiệm của bản thân mình chắc chắn đang tạo nên những gánh nặng rất lớn ở trên đôi vai của người khác. Nghiêm trọng hơn, sự trì hoãn này còn khiến cho bạn cứ âm thầm tự giới hạn đi khả năng, trách nhiệm của chính mình. Nếu như bạn vẫn liên tục trốn tránh, thoái thác trách nhiệm và kéo dài thói quen này thì đương nhiên, bạn đang tự làm thiếu hụt đi những khả năng vốn có trong bạn, những khả năng để đi đến thành công trong tương lai. Vậy nếu đến khi bạn nhận thức được thói quen xấu này có thể gây ảnh hưởng tới nhường nào thì lúc đó bạn sẽ không tránh khỏi thắc mắc chính mình rằng  làm sao để có thể loại bỏ đi thói quen trì hoãn này? Làm sao ném xa chúng ra khỏi cuộc sống, công việc của bạn đây? Khi cố gắng tìm hiểu nguyên nhân từ gốc rễ của những lời bào chữa và cố gắng loại bỏ chúng thì bạn có thể đạt tới được những khả năng thực sự mà bản thân bạn có. Dù cho có rất nhiều những lời quở trách thì lý do chính cũng chỉ đến từ ba điều này mà thôi. Và thật may, không quá khó để tìm ra giải pháp cho chúng. Những nguyên nhân chính khiến bạn khư khư giữ thói quen trì hoãn mà không hay. Cách loại bỏ thói quen trì hoãn từ nguyên nhân của sự lười biếng Bạn có đang nghĩ bản thân mình lười biếng hay không? Con người lúc nào cũng luôn luôn khao khát đến một sự thoải mái. Bạn hãy nghĩ thử xem đã có bao nhiêu lần bạn đang tự đưa ra cho mình một vài lý do để có teher tránh khỏi việc phải tới phòng tập gym. Đương nhiên, khi mới lên ý tưởng cho tới thời gian đầu thực hiện, chẳng có bất cứ điều gì ngáng trở bạn hào hứng đến với phòng tập với lý do duy nhất muốn khỏe và đẹp đúng không? Tuy nhiên sau đó, bạn đã phải rơi vào trường hợp cố gắng tạo ra động lực cho mình nhưng rồi lại rất dễ dàng để viện cớ nào đó và không phải tới phòng tập nữa. Những cái cớ chỉ để cho bạn tự bào chữa với chính mình, để không khỏi áy náy với chính mình nữa mà thôi.  Và quả thực ở cái nhìn khách quan, thật dễ dàng cho chúng ta nhìn nhận rõ nguyên nhân vì đâu mà bạn không đi đến phòng tập. Có lẽ chẳng có điều gì thú vị và dễ dàng hơn chuyện thay vì tới đó, bạn được ở nhà nằm dài trên sô – pha và mở bộ phim yêu thích ra xem. Khi bạn đang cố trốn tránh những công việc mà bản thân thực sự không mong muốn làm chúng và đã  lựa chọn một phương án dễ dàng hơn  thì thường mỗi chúng ta đều không hề nhận ra giá trị của chính những công việc mà bản thân đã cố viện lý do để từ chối đó. Một nhiệm vụ khác dễ dàng hơn luôn được thay thế và bạn đã cho rằng đó là giải pháp. Vậy thì giải pháp đó đồng nghĩa với việc bạn đang tự đánh mất đi cơ hội phát triển bản thân, cơ hội để cho những giá trị được bạn khám phá và nắm chặt lấy nó. Ai cũng có những sự trải nghiệm trong cuộc sống trên hành trình tìm kiếm những phương án dễ dàng hơn để làm. Trừ khi bạn thấy được giá trị thực sự của chúng thì bạn mới không trì hoãn đúng không? Ngược lại nếu như không nhìn ra những giá trị cần thiết của công việc thì rất dễ để chúng ta viện dẫn ra vô vàn những cái cơ khác nhau để phủi nhanh nó ra khỏi tầm tay. Một anh chàng đang có thành đạt trong tay, khi ngồi lại và chiêm nghiệm về những thứ đã qua , anh ta cũng không khỏi bàng hoàng về thói quen trì hoãn thậm tệ của bản thân ở trong quá khứ. Anh ta đã từng quyết tâm tự lên cho mình bản kế hoạch tài chính cá nhân. Và đương nhiên, không hiểu vì lý do nào mà anh ấy đã không nhìn ra được giá trị và sự cần thiết của kế hoạch này. Dĩ nhiên kéo theo việc anh ta không khỏi cảm thấy hối hận trong thời điểm hiện tại bởi những cái cớ của bản thân để không phải thực hiện kế hoạch đã từng kiên quyết đặt ra. Bạn hãy nhớ rằng, những lời biện hộ luôn có vẻ là sự phù hợp đối với những ai mong muốn làm cho mọi chuyện rối tung lên ( theo Tyrese Gibson ) Giải pháp khắc phục Nếu thực sự muốn nhìn nhận được những giá trị thực sự thì chúng ta cần phải tập trung đến cả những ích lợi cũng như hạn chế của sự lười biếng. Điều này chắc chắn sẽ giúp cho bạn có được cái nhìn bao quát tổng thể hơn về nhiệm vụ việc làm của mình. Đó là cách loại bỏ thói quen trì hoãn từ sự lười biếng dễ dàng thực hiện nhất. Bạn có biết, khi một người lên kế hoạch nghỉ hưu cho chính mình, việc đầu tiên họ quan tâm là gì hay không? Đó chính là những giá trị lợi ích của chúng sẽ giúp cho họ có thể tránh được sự trốn tránh của bản thân với những trách nhiệm đã đặt ra. Điều mà họ có thể thấy được trước tiên chính là việc họ sẽ có được sự tự tôn thông qua việc phải thực hiện ngay kế hoạch đã đặt ra. Hơn thế, ông ta còn có được khả năng tiết kiệm nên có được một khoản tiền lớn đủ cho vài chuyến đi đầy thú vị sau khi đã hoàn thành xong công việc. Đó chính là những  điều lợi ích mà bản thân ông ta sẽ nhận được nhờ vào việc nhìn thấy giá trị của nó từ trước. Bằng những cách tính toán từ thực tế bị hạn chế khi chúng ta trốn tránh trách nhiệm, vậy thì có thể thấy được rằng nếu làm như thế chúng ta có thể gặp phải nhiều khó khăn khi nghỉ hưu hay là không có được khả năng để thực hiện những điều cần thiết nữa khi tuổi già đã kéo đến Để có thể đánh bại được sự lười nhác này thì chúng ta cần phải tìm kiếm được những giá trị cần thiết của công việc. Bằng cách nào? Thông qua việc hiểu rõ những giá trị và hậu quả của việc cố tình lẩn tránh để không mắc phải sai lầm bạn nhé. Cách loại bỏ thói quen trì hoãn khi chúng ta luôn ẩn giấu nỗi sợ Nguyên nhân gây ra thói quen trì hoãn Với nhiều người , cuộc sống này luôn bị chi phối bởi những nỗi sợ. Nguyên nhân đến từ việc chúng ta không hề nhìn thấy được nhiều điều còn cao hơn cả cái tôi của chính bản thân chúng ta. Ở trong một vài trường hợp thì chúng ta sẽ phải đối mặt với những rủi ro về mặt tài chính hoặc là cảm xúc , thậm chí đó còn là những rủi ro về cả thể xác nữa. Thường thì các bạn khi đó sẽ đều có chiều hướng trốn tránh đi trách nhiệm của bản thân.  Bởi đối với mỗi chúng ta chẳng có bất cứ điều gì đáng quan tâm hơn bên cạnh những sự thiệt hại mà bản thân có nguy cơ phải gánh chịu. Nhưng cũng chính từ những sự rủi ro đó mà sẽ giúp cho chúng ta phát triển nhiều hơn, liệu đã có mấy người hiểu được điều này. Đôi khi tự chúng ta phải đẩy bản thân vào trong thử thách, vào những điều mà tưởng như có thể phải nhận nguy cơ rủi ro cao, bằng không chúng ta cũng sẽ mãi cứ chậm chạp như thế. Dù không hoàn toàn bạn phải đối mặt với nỗi sợ thế nhưng có một cách để có thể kiểm soát cũng như tránh việc tạo nên một cái cớ nào đó để có thể trốn tránh trách nhiệm của bản thân. Những giải pháp loại bỏ nỗi sợ Đã khi nào bạn thấy được cảnh những người lính hành quân mang theo nét mặt nghiêm túc và uy nghi hay chưa? Một gương mặt chứa đựng đầy sự nguy hiểm và thờ ơ, lãnh đạm với chính cả bản thân của mình. Vậy thì họ có thể coi là đang trốn trách nhiệm với chính bản thân mình hay không. Thực ra họ đang cố lấy mục đích ra để che giấu nỗi sợ và sự trốn tránh của mình. Để có thể vượt qua được nỗi sợ và thái độ trốn tránh thì chúng ta đều phải tìm ra được lý do đủ lớn, lớn hơn cả những nỗi sợ trong bạn. Nó sẽ giúp cho bạn tập trung được nhiều hơn vào trong những điều mà bạn đang để tâm. Nếu như thực sự bạn là người có mục đích thì bạn sẽ có được cảm giác thỏa mãn khi thực hiện chúng. Đôi khi, mục đích hay chẳng cần phải được tìm kiếm  để phục vụ cho lợi ích của riêng cá nhân bạn mà còn là vì những người khác ở xung quanh bạn nữ. Và nếu như chúng ta đang cố gắng tập trung để thực hiện thì những giá trị của chính bản thân của bạn sẽ được thay đổi. Khi mà bạn có thể cảm thấy những người khác quan tọng hơn cả bản thân mình thì ắt hẳn đó chính là tình yêu. Chẳng có ai mà không hy sinh vì những điều mà chúng ta yêu đúng không. Chính những mục đích lớn xuất phát từ tình yêu sẽ giúp bạn xóa đi được những lời bao biện mà những nỗi sợ mang tới cho chúng ta. Tính cách tự cao – Làm sao để loại bỏ Có đôi khi chúng ta thường từ bỏ trách nhiệm của chính mình bởi vì quan tâm tới hình tượng của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Đây là một sự thật hết sức phũ phàng, đồng thời cũng chính là những lý do những nguyên nhân vì sao mọi lời bao biện cho việc bản thân bạn muốn nhìn nhận chính mình và cách thức mà bạn mong muốn người khác nhìn nhận chính mình. Nếu thực tế sự hợp tác có ảnh hưởng xấu khiến cho con người bị lu mờ  thì chúng ta sẽ thường bị lãng quên nó đi. Những cái tôi của mỗi người đều rất lớn, ai cũng vậy. Chính nó luôn trông có vẻ hoàn hảo , được bảo toàn như thế. Cho nên, chúng ta vẫn cứ mặc nhiên tự bao biện cho chính mình khi mà có thứ gì đó gây ra ảnh hưởng cho hình tượng của bản thân. Nói tới đây, chúng tôi mạn phép được dẫn ra một khía cạnh cụ thể hơn. Đã bao giờ bạn bị ám ảnh và mang theo một nỗi sợ lớn khi thuyết trình trước đám đông hay chưa? Có rất là nhiều cuộc khảo sát trên thực tế đã chứng minh cho bạn thấy rằng có nhiều người có thể sẵn sàng để đánh mất đi thứ gì đó quan trọng hơn là phải đứng trước đám đông và thuyết trình. Liệu bạn có thấy sự phi lý trong tâm lý này hay không. Đối với một người bình thường khác, việc chúng ta vô tình vấp ngã ở trên sân khấu cũng sẽ chẳng hề hấn gì khiến cho họ sợ việc thuyết trình. Còn những người có nỗi sợ lớn về việc này thì chắc chắn bạn không thể nắm bắt và hiểu hết tâm lý của họ, Hãy cảm thông cho họ trước. Thực sự nhiều người còn sợ chính cái tôi của bản thân. Họ sợ rằng cái tôi đó trở nên móp méo đi trước mắt mọi người. Thế nên đó là nguyên nhân khiến cho họ có suy nghĩ tiêu cực về chính sự tự tôn cũng như luôn tìm cách để tự bào chữa, để có thể tránh được những sự thách thức từ chính cái tôi của mình. Tìm kiếm giải pháp khắc phục Để có thể thoát ra khỏi sự biện hộ được xuất phát từ chính lòng tự tôn của bản thân thì chúng ta cần phải từ bỏ đi cái tôi cao ngất. Hãy giữ lại chúng chỉ cần đủ để có thể đưa ra quyết định trong công việc và bảo vệ những quyết định của mình bằng lý lẽ hợp tình hợp lý mà thôi. Nói vậy thì đương nhiên là dễ hơn làm rất nhiều lần, bởi thực tế cái tôi luôn gắn chạt với cuộc đời nên khó có thể loại bỏ là loại bỏ được ngay. Nhưng không phải là không làm được. Thay vì cứ cố gắng tạo ra sự biện hộ để có thể tránh được việc thuyết trình thì bạn hãy thử nhẩm trong miệng câu nói : Be real not right xem sao.  Chí ít ra thì chúng ta cũng cần tới sự kỳ vọng dành cho chính bản thân mình cũng nhữ kỳ vọng cả vào những thứ khác nữa. Điều này cho phép các bạn nhìn nhận ra rằng bản thân bạn cần bớt hoàn hảo đi, đó cũng là cách để chúng ta sống thật với chính mình. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thú vị hơn rất nhiều, mọi người sẽ dành tình cảm thương mến cho bạn. Nói chung, đừng bao giờ tự trốn tránh bản thân, cũng đừng tìm mọi cách để biện hộ cho những điều tưởng như khó khăn. Đó mới chính là cách loại bỏ thói quen trì hoãn tốt nhất mà bạn có được

Coi nguyên bài viết ở: Những cách giúp loại bỏ thói quen trì hoãn trong công việc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét