Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Cách ghi thành phần gia đình là gì để hoàn tất sơ yếu lý lịch xin việc?

Cách ghi thành phần gia đình là gì để hoàn tất sơ yếu lý lịch xin việc?

Sơ yếu lý lịch là gì? Sơ yếu lý lịch được hiểu là một bản kê khai lý lịch của bản thân như tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, thông tin về người thân ruột thịu và những liên hệ khác của nhân thân. Sơ yếu lý lịch thường được dùng làm giấy tờ, tài liệu lưu trữ cho việc giải quyết các công việc, làm hồ sơ thủ tục hành chính, đơn nhập học, các thủ tục tố tụng,... bởi nó là những thông tin căn bản nhất về một người. Sơ yếu lý lịch là một trong những loại giấy tờ quan trọng nhất cần thiết phải có trong bộ hồ sơ xin việc. Sơ yếu lý lịch là một biểu mẫu cần thiếu trong hồ sơ xin việc làm mà bạn gửi đến nhà tuyển dụng. Trong bản sơ yếu lý lịch bao gồm thông tin về người thân, gia đình, tình trạng hôn nhân, còn quá trình đào tạo và công tác của bạn chỉ được tóm tắt một cách sơ lược về thời gian. Nói theo cách khác thì có thể hiểu CV là bản cam kết về năng lực làm việc còn sơ yếu lý lịch là bản cam kết về con người.  Nhà tuyển dụng cần có sơ yếu lý lịch của nhân viên để quản lý dễ dàng hơn và toàn diện hơn. Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp ứng viên viết sơ yếu lý lịch bị sai, phải sửa đi sửa lại nhiều lần thì rất tốn thời gian. Sơ yếu lý lịch tự thuật là một trong những phần không thể thiếu khi bạn làm đơn xin việc, có nhiều người thường nhầm lẫn giữa sơ yếu lý lịch và CV xin việc nhưng nội dung của sơ yếu lý lịch thường mang tính bao quát và tóm lược hơn.  Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất trong sơ yếu lý lịch? Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam là chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là bóc lột, phản quốc (theo pháp, chống lại đất nước), phản động (chống lại chính quyền) như địa chủ, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập... được Đảng lao động Việt Nam và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hóa thực hiện vào những năm 1953 đến 1956. Cải cách ruộng đất tịch thu tài sản, đất đai của những người này và chia cho bần nông, cố nông; đồng thời tiến hành đấu tố và xử tội họ. Cải cách ruộng đất đi kèm với phong trào chỉnh đốn Đảng lúc đó.  Đây là một trong những phương cách chính yếu mà những người theo chủ nghĩa cộng sản nghĩ rằng phải thực hiện để lập lại công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản nhằm tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng. Trong bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (Manifesco). Karl Marx đã tuyên bố: "cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc". Dựa trên mô hình "thổ địa cải cách" của Trung Quốc (1946-1949), cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc được tổ chức với tinh thần đấu tranh giai cấp triệt để với sự cố vấn trực tiếp của các cán bộ đến từ Trung Quốc.  Sau ba năm tiến hành, cuộc cải cách đã phân chia lại ruộng đất công bằng cho đa số nông dân miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Tuy nhiên, việc áp đặt giáo điều các biện pháp rập khuôn từ cải cách ruộng đất của Trung Quốc đã gây ra nhiều phương hại và tổn thất.  Cuộc cải cách ruộng đất đã gây ra không khí căng thẳng tại nông thôn miền Bắc lúc ấy, gây tác hại đến sự đoàn kết dân tộc của người Việt, ảnh hưởng tới niềm tin của một số tầng lớn nhân dân với Đảng lao động Việt Nam. Suốt 1 năm sau đó, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã phải tổ chức chiến dịch nhận khuyết điểm và sửa sai, phục hồi danh dự và tài sản cho các trường hợp oan sai, cũng như cách chức nhiều cán bộ cấp cao chịu trách nhiệm về những sai lầm này.  Do đó để xác định thành phần gia đình trong bản sơ yếu lý lịch lấy mốc sau cải cách ruộng đất để làm căn cứ xác thực.  Một số lỗi sai cần tránh khi khai sơ yếu lý lịch  Lỗi chính tả  Hầu hết các nhà quản lý nhân sự đều cho rằng lỗi chính tả là lỗi gây ra khó chịu nhiều nhất cho họ khi đọc một bản sơ yếu lý lịch. Điều đáng nói hơn là những lỗi sai ngớ ngẩn này lại xuất phát từ những cử nhân đại học chứ không phải học sinh tiểu học. Tâm lý nhà tuyển dụng có thể trở nên chán nản và ngao ngán nếu gặp phải những trường hợp sơ yếu lý lịch sai về lỗi chính tả. Và tất nhiên những cử nhân này sẽ mất rất nhiều điểm trong mắt nhà tuyển dụng.  Do đó khi đã viết xong bản sơ yếu lý lịch bạn nên đọc lại ít nhất là hai lần đển có thể kiểm tra rà soát lỗi và nếu có thể thì bạn nên nhờ một người thân quen, bạn bè nào đó đọc qua một lần kiểm tra lại giúp bạn vì những người ngoài cuộc luôn có những ý kiến khách quan hơn và dễ dàng nhận ra sai sót hơn.  Hồ sơ kiểu tiện thể Khi một người phụ trách tuyển dụng đang tuyển chọn một chồng hồ sơ của các ứng viên gửi tới và hồ sơ của bạn bị loại ngay từ đầu thì lý do có thể không phải bởi sơ yếu lý lịch của bạn mà là do bạn đã điền tới hơn mười tên công ty khác nhau ở phần "Kính gửi..."  Việc đánh máy theo kiểu tiện thể đó đã tạo ra cho bạn một hình ảnh cẩu thả, thiếu tôn trọng người nhận. Bạn chỉ nên gửi một bản trong mỗi lần và ghi đích danh công ty mà bạn muốn nộp đơn ứng tuyển mà thôi. Hãy làm sao để khi đọc bản lý lịch của bạn, người tuyển dụng có thể nắm bắt được hết thông tin cần thiết về bạn và cảm thấy bạn chỉ đang quan tâm đến duy nhất công ty của họ mà thôi.  Bạn có xu hướng cá nhân thái quá Bạn không nên đưa quá nhiều thông tin về sở thích cá nhân như trò thể thao yêu thích, bộ phim hay, cuốn sách hấp dẫn,... Nhiều người thường ghi chi tiết về sở thích cá nhân của họ vào thậm chí đến nỗi chúng chẳng hề có chút liên quan nào cho công việc. Điều này khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không thực sự nghiêm túc trong công việc, cảm giác bạn vẫn còn ham vui thậm chí là hời hợt với công việc mà chính bạn đang ứng tuyển để mong muốn được làm việc.  Điều đơn giản và dễ tạo thiện cảm nhất là bạn cần phải viết làm sao cho nhà tuyển dụng nắm bắt được hết thông tin cá nhân về con người bạn, những kinh nghiệm, quá trình bạn đã rèn luyện như thế nào, và hiểu được rằng bạn có đủ tố chất đê trở thành ứng viên tiềm năng, phù hợp nhất cho vị trí cần tuyển dụng. Bạn hãy thể hiện mình là người có xuất thân nghiêm chỉnh đàng hoàng, có quá trình học vấn đầy đủ, là một người công dân tốt phù hợp và có tiềm năng đảm nhận được công việc mới này.  Địa chỉ liên lạc của bạn Nhiều bạn ghi rất kỹ địa chỉ cụ thể của nhà ở phần "khi cần liên lạc với ai..."Bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng có thời gian để đi gửi thư cho từng ứng viên theo kiểu truyền thống đó sao? Dù bạn có chứng tỏ được mình đến mấy nhưng với một dòng thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp như vậy là nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua bạn trong danh sách gọi đến phỏng vấn rồi,  Cách tốt nhất là bạn nên đưa vào đó thông tin về số điện thoại và địa chỉ mail, trong trường hợp không có địa chỉ mail thì bạn chỉ cần ghi số điện thoại là được.  - Tuyệt đối không nên sử dụng ảnh chân dung tạo dáng cùng với trang phục màu mè không phù hợp với tính chất trang trọng, lịch sự và nghiêm túc của môi trường công sở. Nhà tuyển dụng chỉ cần một bức ảnh thẻ 3x4 mà thôi. - Bạn không nên viết sai tên công ty, nhất là tên tiếng anh nếu có Đối với sơ yếu lý lịch, đây là một phần trong bộ hồ sơ mà bạn không thể không chuẩn bị. Nó là một trong những tài liệu qua trọng nhất của hồ sơ để nhà tuyển dụng căn cứ vào đó có thể xác định được nhân thân của bạn, xác định được bạn có phải là một công dân không mắc hay vi phạm những điều trái pháp luật không, để từ đó mới có căn cứ đánh giá và lựa chọn bạn vào vị trí mà họ đang cần tuyển. Đồng thời đây cũng là tài liệu để nhà tuyển dụng có thể lưu trữ hồ sơ thông tin nhân viên công ty, giúp cho họ quản lý nhân sự dễ dàng hơn, tổng thể và trở nên chuyên nghiệp hơn. Ngoài sơ yếu lý lịch ra thì bộ hồ sơ xin việc còn gồm những gì? Thông thường trong một bộ hồ sơ xin việc sẽ có: đơn xin việc, giấy sơ yếu lý lịch, bản sao giấy khai sinh, giấy chứng nhận sức khỏe. Các loại giấy tờ này đều được in sẵn theo mẫu chung của nhà nước, bạn chỉ cần điền thông tin của mình vào đó là hoàn tất. Tuy nhiên hiện nay mọi người chỉ nên dùng mẫu sơ yếu lý lịch, còn đơn xin việc nên viết tay, giấy chứng nhận sức khỏe thì dùng mẫu của bệnh viện, giấy khai sinh rất ít công ty yêu cầu.  Sơ yếu lý lịch Đối với sơ yếu lý lịch bạn cần khai đủ các thông tin theo mẫu sau đó dán ảnh các nhân 4x6 và xin dấu xác nhận tại phòng công chứng của xã phường, địa phương nơi bạn cư trú. Khi đi bạn cần phải mang theo sổ hộ khẩu, người của phòng công chứng sẽ đối chiếu thông tin rồi mới đóng dấu cho bạn. Lưu ý là bắt buộc cần có dấu xác nhận của chính quyền địa phương thì mới được coi là sơ yếu lý lịch hợp lệ.  Đơn xin việc  Bạn có thể tải sẵn mẫu đơn xin việc trên mạng tại các trang uy tín như CV365 về rồi tự điền những thông tin cần thiết vào hoặc viết tay từ đầu đến cuối. Lời khuyên chân thành là bạn nên viết tay hoàn toàn bởi lẽ nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên thể hiện được mong muốn thực sự đối với công việc mà họ đang ứng tuyển, trân trọng công việc này như thế, như thế là bạn đã ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi đó.  CV xin việc CV xin việc là một trong những loại giấy tờ vô cùng quan trọng mà bắt buộc bạn cần phải có trong bộ hồ sơ xin việc. Hiện nay hầu hết nhà tuyển dụng thường áp dụng cách là nhận CV xin việc online trước chính vì thế làm thế nào để gây được ấn tượng bằng việc thể hiện mẫu CV xin việc online lại càng khó hơn.  Trong CV xin việc bạn cần trình bày khoa học, đảm bảo đầy đủ thông tin về bản thân, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, những kỹ năng mà bạn có để có thể tạo được sự ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những gì nổi bật nhất. Nếu chưa biết cách trình bày CV như thế nào bạn có thể tham khảo CV mẫu có sẵn tại các trang web uy tín như CV365, tại đây bạn có thể lựa chọn được nhiều mẫu CV được thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau, theo từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Điều quan trọng là CV được thể hiện một cách vô cùng chuyên nghiệp và sáng tạo, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cho bạn, giúp bạn gia tăng cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn trực tiếp.  Giấy khám sức khỏe  Đối với giấy khám sức khỏe thì bạn cần mang theo ảnh 3x4 đến phòng y tế của huyện, hoặc quận hoặc bệnh viện để khám, kiểm tra và chờ lấy giấy xác nhận từ bác sĩ phụ trách. Tốt nhất là bạn nên làm từ hai đến ba bản tuy nhiên không nên làm quá nhiều vì giấy khám sức khỏe chỉ có hiệu lực trong vòng sáu tháng mà thôi.  Bằng cấp và chứng chỉ nếu có  Bạn có những bằng cấp nào liên quan đến công việc bao gồm cả bằng đại học, cao đẳng, những bằng cấp hay chứng chỉ thì bạn nên photo sau đó công chứng rồi đính kèm vào trong bộ hồ sơ xin việc. Trong trường hợp mới ra trường thì bạn nên nộp bằng điểm hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời để thay thế, làm căn cứ chứng minh bạn đã hoàn thành xong chương trình học, không còn vướng bận gì nữa, có thể dành toàn bộ thời gian cho công việc.  Bản photo chứng minh thư nhân dân  Đối với chứng minh thư nhân dân bạn nên phôt công chứng và nộp kèm hồ sơ, lưu ý không nên nộp chứng minh thư gốc, đối với chứng minh thư công chứng cũng có thời hạn không quá sáu tháng nên bạn không nên photo và công chứng quá nhiều.  Với những thông tin hữu ích được chia sẻ trên đây hy vọng rằng các bạn đã có những hiểu biết chính xác về thành phần gia đình là gì và cách hoàn thiện mục đó như thế nào trong bản sơ yếu lý lịch. Chúc các bạn hoàn thiện bộ hồ sơ xin việc nhanh chóng hiệu quả và ứng tuyển thành công vào vị trí mà bản thân mong muốn!

Xem bài nguyên mẫu tại: Cách ghi thành phần gia đình là gì để hoàn tất sơ yếu lý lịch xin việc?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét