Bạn là người thường xuyên chia sẻ những thông tin cá nhân Ai cũng sẽ thừa nhận một cuộc nói chuyện hết sức cởi mở về chủ đề là những cấn đề diễn ra trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta. Vì rằng những chủ đề này sẽ khiến cho mối quan hệ giữa những người tham gia sẽ trở nên gắn bó, gần gũi hơn bao giờ hết. Nhất là khi bạn đã cố gắng dành trọn vẹn cả 8 tiếng đồng hồ của một ngày làm việc tại văn phòng ở bên những người đồng nghiệp nên việc nói về những câu chuyện đời tư thường ngày cũng chính là một trong những cơ sở giúp bạn và họ có thể tìm hiểu về nhau nhiều hơn và chia sẻ được với nhau những điều thú vị ở trong cuộc sống cá nhân nhiều hơn. Thế nhưng, việc này không đồng nghĩa với chuyện bạn cần phải nói quá nhiều về cuộc sống đời tư của mình như là việc kể lại những chi tiết nhỏ nhặt trong thiên tình sử lãng mạn của bạn, những diễn biến chi tiết trong lần gần nhất bạn và người yêu cãi nhau hay là mặc nhiên liệt kê ra những thứ mà bạn đi siêu thị thường hay mua. Bởi nói rõ ra những điều đó chẳng để làm gì, nếu như nó không thể hiện được mục đích thiết thực nào đó thì quả thực dần dần bạn đang biến nội dung và tính chất cuộc nói chuyện với đồng nghiệp trở nên quá nhàm chán, không có gì đặc biệt để bàn tới cả. hãy tùy vào những mức độ khác nhau, thường xuyên hay không thường xuyên của những điều bạn muốn nói tới để cân nhắc mức độ chia sẻ. Bằng không, bạn sẽ còn có nguy cơ rất cao trở thành một người bị ghét ở trong công ty đấy nhé. Khi bạn thể hiện những hành động quá thoải mái giống như ở nhà Nếu có thể, vị sếp nào cũng mong muốn nhân viên của mình có thể coi công ty là ngôi nhà thứ hai của họ. Nhưng ở đây điều mà họ mong muốn đó chính là việc nhân viên có thể tâm huyết với công ty như họ đã tâm huyết trong việc xây dựng ngôi nhà của mình vậy. Với bản thân chúng ta cũng vậy, nếu như có thể coi công ty như mái nhà thứ hai thì thực sự là một điều rất tốt vì bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái trong khi làm việc. Duy chỉ có điều bạn nên tránh đó là để cho sự thoái mái của mình đi quá giới hạn cho phép. Chỉ là coi nhưng tuyệt nhiên công ty, văn phòng vẫn mãi không bao giờ là ngôi nhà của bạn. Bạn có thể vô tư thực hiện mọi hoạt động khi ở trong chính ngôi nhà của mình nhưng bạn chỉ có thể thoải mái làm việc ở công ty mà không phải là những hành vi thường ngày nào khác. Đừng làm cho công việc của mình bị ảnh hưởng khi mà bạn mang thói quen cập nhật trạng thái lên facebook khi ở nhà hơn là quan tâm tới những đầu việc cần phải làm. Rất nhiêu công ty đã mang chương trình quản lý nhân viên của mình thông qua việc quản lý gmail hay internet để theo dõi sát sao về hiệu suất công việc của nhân viên thế nên nếu bạn coi công ty như là nhà và làm bất cứ những gì mình thích thì đó là một nguy cơ lớn bạn không còn được làm việc ở trong ngôi nhà thứ hai này nữa đâu. Bên cạnh đó, những người đồng nghiệp xung quanh bạn cũng sẽ nhận thức rõ được thái độ làm việc của bạn thiếu chuyên nghiệp đến mức nào khi mà bạn cứ mải liên tục lướt web mà không mảy may quan tâm gì đến nhiệm vụ cần phải làm. Đương nhiên là hành vi đó cũng sẽ ít nhiều gây khó chịu cho người đồng nghiệp ở xung quanh. Bạn đừng nghĩ việc mình mình làm, chẳng liên quan gì đến bất cứ ai trong công ty cả nhưng không. Vì các bạn đang ngồi chung dưới một mái nhà và mái nhà đó lại là nơi làm việc. Thế nên bạn chính là một tế bào có ảnh hưởng trực tiếp tới cả quá trình. Nhiệm vụ của bạn có một phần nằm trong chuỗi hiệu suất của những người khác, và những người đồng nghiệp có thái độ nghiêm túc trong công việc cũng chẳng thích làm việc cùng với một người không chuyên nghiệp. Chẳng hạn như bạn cứ mải tám chuyện điện thoại ở trong giờ làm há chẳng phải là gây ra những tiếng động khó chịu, làm ảnh hưởng trực tiếp tới bầu không khí làm việc của cả phòng hay sao? Nếu như chẳng có chút suy nghĩ gì mà thực hiện mọi hành động thoải mái như khi ở nhà thì chắc chắn bạn sẽ sớm có mặt ở trong danh sách cắt giảm của sếp mà thôi. Vậy thì khi đó, coi công ty như ngôi nhà thứ hai để làm gì, bạn chẳng những không xây dựng ngôi nhà ấy tốt hơn mà còn khiến cho những thành viên trong đó bị ảnh hưởng. Bạn bị phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ Chẳng ai có thể phủ nhận được những giá trị lợi ích to lớn của tiến bộ khoa học kỹ thuật đã mang tới cho cuộc sống của chúng ta đúng không nào. Nó khiến cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống này đều trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Thế nhưng nếu như bạn quá lạm dụng công nghệ thì đó cũng không phải là điều tốt đâu, nó có thể khiến cho mọi việc trở nên rắc rối hơn. Chẳng hạn như khi bạn gửi đi hàng loạt những tin nhắn hay email cho đồng nghiệp chỉ để hỏi đến những vấn đề quá đỗi đơn giản, thậm chí những điều ấy bạn đã biết câu trả lời thì bạn sẽ khiến cho người đồng nghiệp cực kỳ khó chịu. Lúc này, hình ảnh của bạn ở trong mắt họ chỉ là một kẻ ngốc mà thôi. Còn trong trường hợp, thực sự có vấn đề phức tạp hơn thì bạn hãy gọi điện thoại hoặc là gặp mặt trực tiếp để bàn luận thay vì cứ ngồi đó mà gửi đi những tin nhắn vụn vặt. Đó cũng là bí quyết ứng xử nơi công sở để bạn phải lưu ý đưa vào trí nhớ và cách hàng xử của mình Bạn là kẻ ngốc khi tự biến mình thành kẻ ba hoa nơi công sở Không ai ngăn cản việc bạn giới thiệu về những kỹ năng và thành tích của bạn thế nhưng chớ nói quá mọi thứ hay là lặp đi lặp lại quá nhiều lần. Ngoài ra, hành vi cứ săm soi, chăm chăm để ý tới những người đồng nghiệp ở xung quanh bạn để nhằm vào những khi họ mắc lỗi mà báo ngay cho sếp thì cũng là một hành vi không nên thực hiện. Bạn chỉ có thể gây dược thiện cảm và những ấn tượng tốt với mọi người khi mà bạn có thể mang đến những quyết định thông mình cũng như năng suất làm việc nổi bật hơn hết cả người khác thay vì việc đi soi mói chuyện của người khác để bắt lỗi họ và so sánh với mình đã làm tốt như thế nào. Tuy nhiên, bằng một cách tích cực và mục đích thực sự muốn tốt cho tập thể, đôi khi bạn cũng cần phải báo cáo lại tình hình chung cho người quản lý về những điều đang diễn ra ở trong văn phòng làm việc nếu như mọi chuyện có thể gây ra những sự ảnh hưởng cho thời hạn của kế hoạch hay là dự án. Bí quyết ứng xử nơi công sở không nằm ở sự xu nịnh Trong thực tế chẳng có ai thích một kẻ ài xu nịnh và có lối sống giả dối cả. Do vậy mà bạn hãy suy xét thật kỹ trước khi sử dụng những lời lẽ thái quá để gây ra được ấn tượng trước mặt sếp trong khi đó, như một sự thay đổi kỳ lạ 180 độ, bạn liền có thái độ phớt lờ những nhân viên cấp dưới hay những người đồng nghiệp ngang cấp. Ngoài ra, bạn cũng không thể thiên vị mà tranh lấy cho riêng mình những cơ việc làm béo bở còn phần nhiệm vụ vụn vặt lại thoái thác và đẩy cho những người nhân viên ở cấp dưới. Nếu bạn mong đợi sự kính trọng, yêu mến từ họ thì hãy đối xử với mọi người, dù là trong vị trí nào đi chăng nữa bằng thái độ nhã nhặn, công bằng. Dù ốm vẫn tới cơ quan có phải là bí quyết ứng xử khéo léo Nếu như bạn muốn thể hiện và chứng tỏ tình yêu dành cho công việc của mình bằng cách cố gắng xuất hiện, có mặt ở cơ quan ngay cả trong trạng thái ốm đau thì rất có thể hiệu quả sẽ đi ngược lại với những gì bạn mong muốn. Có thể đồng nghiệp của bạn sẽ không hoan nghênh điều này. Bởi vì khi ốm, bạn vẫn cố đi làm thì chỉ có thể mang tới những hiệu quả và năng suất công việc gây ảnh hưởng đến những đồng nghiệp xung quanh. Thậm chí họ còn lo ngại việc có thể lây bệnh từ bạn hoặc ít nhất, đồng nghiệp của bạn sẽ vô cùng khó chịu khi mà phải ngồi làm việc mà ở bên cạnh có một người cứ liên tục ho và bày ra khuôn mặt nhợt nhạt, một thái độ rệu rã. Nếu như đã ốm thì tốt nhất bạn nên ở nhà nghỉ dưỡng thì hơn, vừa tốt cho sức khỏe của bạn lại vừa không gây ra những ảnh hưởng cho công việc của người khác. Bí quyết ứng xử nơi công ở chỉ đơn giản là bạn biết cách tránh đi những điều không hay mà ai cũng cũng muốn né tránh. Đừng cố gắng chứng tỏ hay thể hiện điều gì. Cách tốt nhất, bạn làm mọi thứ thật tâm, dù có tốt hay chưa được như ý muốn thì bạn vẫn sẽ nhận được những tình cảm yêu mến từ những người đồng nghiệp ở xung quanh bạn.
Coi bài nguyên văn tại: Không biến mình thành kẻ ngốc nơi công sở bạn nên biết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét