Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Khi bạn dám bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình?

Khi bạn dám bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình?

Cũng chẳng có điều gì là sai nếu như chúng ta thích được ở trong vùng an toàn như thế cả bởi vì đó cũng chỉ là cách để bạn tự giải thoát bản thân ra khỏi những áp lực, và sự bộn bề của công việc cũng như cuộc sống ngoài kia. Nó giống như việc cá được gặp nước vậy, chẳng có điều gì phải lo lắng nữa cả bởi vì bất cứ ai hay bất cứ thứ gì ở trong vùng an toàn đó đều khiến cho chúng ta cảm thấy thực sự dễ chịu hay là có cảm giác được bao bọc. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ, bí quyết thành công trong công việc chính là cứ ở mãi trong vùng an toàn hay không? Và một ngày nào đó, bạn muốn vươn tới những điều ở xa hơn, thành công vang dội hơn nhưng điều kiện là phải vượt ra khỏi giới hạn bao bọc của chính mình, khi đó bạn có dám bước ra khỏi nơi mà bạn cảm thấy an toàn? Nếu như cứ ở mãi trong một vỏ vô hình nào đó, dù không có thử thách , dù được thoải mái nhưng rồi sẽ đến một thời điểm, bạn nhận ra rằng cuộc sống này thực sự quá đơn điệu và tẻ nhạt biết chừng nào. Nhưng làm thế nào để đủ sức mạnh , niềm tin mà bước ra khỏi vùng an toàn đó? Đây chính là vấn đề mà chúng ta sẽ đưa ra để bàn luận ở trong bài viết này. Những ai còn đang đắn đo khi đứng ở ngã ba, một bên là vùng an toàn cho bạn sẵn bước, một bên là những thử thách trông gai kèm theo cả sự bứt phá, làm sao để lựa chọn? Bước qua vùng an toàn – cần thực sự dũng cảm Thực mà nói thì để có thể bước ra khỏi cái vùng an toàn cố hữu của bạn thì nhất định không thể nào thiếu đi sự dũng cảm. Trước tiên, chúng ta nhất định phải chuẩn bị cho mình sẵn sàng một tâm thế tự nhiên và đối mặt. Hiểu rõ rằng, bước sang một môi trường ngoài vùng an toàn thì sẽ có rất nhiều thứ không hề thuận lợi . Một công việc mới sẽ chứa đựng những nhiệm vụ hoàn toàn mới, và có quy trình thực hiện cũng mới mẻ, kèm theo cả những người đồng nghiệp mới, sếp mới, ... Nói chung hầu hết, mọi thứ đối với bạn đều mới cả. Khi ở trong vùng an toàn, mọi thứ đối với bạn là vô cùng thân thuộc, bạn có thể vẫy vùng trong đó mà không phải mảy may lo bất cứ điều gì. Còn khi bước sang một nơi ngoài vùng an toàn, bạn giống như phải bắt đầu mọi thứ, chúng khiến cho bạn bỡ ngỡ và vật lộn với những khó khăn mới mẻ. Trong suy nghĩ của bạn có lẽ sẽ nghĩ về những điều tương tự như thế này, một cuốn sách mới ra chắc gì đã được cho là cuốn sách hay bởi vì lý do, sở thích đọc sách của bạn hướng đến những điều ngọt ngào trong khi đó những gì được nói tới trong cuốn sách mới phát hành lại quá đỗi khô khan. Điều này giống với việc bạn phải nhay qua vùng an toàn để bước ra với một vùng rộng lớn ngoài kia, một nơi ở mới và đối mặt với những tập tục mới mẻ với những con người vô cùng lạ lẫm với bạn. Để có thể trụ vững lại với cuộc sống đó thì bạn chắc chắn cần tới sự dũng cảm trải nghiệm, coi đó là một điều kiện tiên quyết giúp cho bạn đưa ra quyết định có mở rộng thêm hoặc là chuyển đổi vùng an toàn của chính mình. Có nhất thiết phải thay đổi một cuộc sống mới lạ thành vùng an toàn thứ hai? Một câu chuyện dường như đã quá quen thuộc với nhiều người, có thể bạn cũng đã được nghe qua ở đâu đó hoặc là chưa từng nghe, nhưng đọc nó để soi chiếu vào chính bản thân mình ở hiện tại nhé. Ngay từ khi còn nhỏ, mỗi chúng ta đều cố gắng nhìn cuộc sống ở xung quanh mình bằng một con mắt khá dè dặt, đó là ánh mắt đầy nỗi lo sợ và chất chứa biết bao điều khiến tâm hồn  trẻ thơ phải hoài nghi. Bố mẹ của bạn khi ấy có nói với bạn rằng ở bên ngoài cuộc sống xa hơn nơi bạn ở có những ông kẹ hay không? Họ có nói tới nguy cơ bạn sẽ bị ông kẹ đó bắt nhốt vào trong một cái bao bị và đem bán bạn đi hay không? Chỉ với một câu nói như thế mà chúng ta cứ mãi quanh quẩn ở trong nhà, ở lỳ bên mẹ và cha hay là chỉ dám bước chân ra ngoài khi có người thân dẫn đường. Sau này, khi đã lớn hơn, bạn phải đứng trước những quyết định mang giá trị quan trọng của cuộc đời như thể việc chọn trường đại học  vậy, liệu lúc đó bạn có dám tự lựa chọn con đường đi thực sự bản thân mong muốn hay tiếp tục nghe theo những sự sắp đặt của cha mẹ. Rất dễ để lý giải cho việc chúng ta không đi theo sự quyết của riêng mình mà hướng theo những gì người lớn sắp đặt bởi vì chúng ta luôn sợ hãi việc làm khác đi những điều đã được dạy, hơn thế chúng ta cũng sợ rằng nếu không đi theo sự lựa chọn của cha mẹ thì sẽ có những ông kẹ nào đó làm hại hay chăng?      Tuy nhiên, khi bạn bước vào trong môi trường học tập thực sự thì nếu cứ giữ mãi những nỗi lo sợ đó, thậm chí bạn còn không dám bước chân đi và chẳng dám thực hiện bất cứ điều gì khác vì lo sợ nhiều thứ thì đến bao giờ bạn tìm thấy ước mơ thực sự và xác định con đường thành công nào dành cho bạn. Học đại học bạn đã bước qua ngưỡng tuổi 18, đúng ra có thể tự quyết định được một vài điều quan trọng trong cuộc sống của mình. Bạn chẳng còn là một đứa trẻ cứ phải đợi người lớn dắt ra khỏi nhà hay là sợ hãi những ông kẹ nào đó không thực sự tồn tại. Thế nhưng, theo tâm lý chung, nếu bạn đã nhất mực sợ hãi nhiều thứ và không bao giờ dám nói lên những gì mình mong muốn, bạn chỉ muốn có cha mẹ, có người thân dẫn lối để bước đi của bạn cảm thấy an toàn thì thậm chí, dù đã đi học đại học rồi đấy nhưng mà bạn vẫn cứ luôn gánh nặng những nỗi lo và sự sợ hãi. Đi học, bạn chẳng nói chuyện với bất cứ ai, trừ việc nói chuyện với những người bạn cũ, về đến nhà, cũng chỉ ở lỳ trong phòng và nghĩ rằng đi ra ngoài đường một mình khi không có bố mẹ đi cùng sẽ dễ bị kẻ khác lừa bịp. Vậy những lúc đó có bao giờ bạn tự hỏi lòng mình rằng, chúng ta sẽ đi đâu và về đâu trong thời điểm phải tự sống cuộc đời của chính mình, tự đưa ra những quyết định cho riêng mình hay là cho những vấn đề ở trong cuộc sống khi mà không phải lúc nào người thân cũng có thể ở bên cạnh và sóng bước cùng với ta hay không? Cũng giống với điều mà chúng tôi quan ngại, bạn học gì làm nghề gì, bí quyết thành công trong công việc chỉ đến khi chính bạn là người chủ động đi tìm kiếm nắm bắt, thậm chí là phải trải qua những thử thách gian nan để có được. Bạn chẳng thể nào trở thành một người nhà giáo tài giỏi nếu như điều mà bạn mong muốn truyền đạt tới học sinh không thể diễn đạt một cách gãy gọn , dễ hiểu. Bạn cũng chẳng thể nào trở thành một nhà lãnh đạo tốt nếu như bạn cứ luôn thích làm theo những ý của người khác bày ra và cứ mãi lo lắng rằng  ý kiến của bản thân mình sẽ bị bác bỏ. Rõ ràng đây chính là những thời điểm mà bạn cần phải nhìn nhận rõ khả năng sinh tồn của mình theo bản năng. Nếu như bạn không đi thì bạn sẽ không đến được những nơi tốt đẹp mà mình muốn tới. Có nghĩa là bạn đang đứng một chỗ. Và khi bạn càng vùi mình ở trong một vùng an toàn càng lâu thì điều này sẽ càng khiến cho bạn nhanh chóng bị đào thải nhanh chóng. Bởi vì sao? Xã hội hiện đại luôn thay đổi đến chóng mặt, sự thành công chỉ đến với những ai có thể linh hoạt thích nghi với mọi biến động đó mà thôi. Nó không dành chỗ cho những vùng an toàn, nhưng tâm lý của bạn lúc nào cũng ở mức an toàn thì đương nhiên bạn sẽ không thể nào thích nghi được với mọi sự biến đổi chóng mặt đó. Đã đến lúc bạn cần phải bước ra vùng an toàn của chính mình Dù luôn sợ hãi và mường tượng đến những điều không hay khi mà bước ra khỏi vùng an toàn, nhưng cũng vẫn có những người vẫn muốn thử sức, muốn có thể bước ra khỏi vùng an toàn cố hữu của mình để có thể mở rộng kiến thức, tự mở rộng những trải nghiệm và mong muốn thấy được thế giới này thực sự rộng lớn và bao la. Do thế giới này luôn luôn thay đổi và biến suy không ngừng nghỉ cho nên nếu không nhận thức kịp thời những vùng an toàn thì bạn chỉ có thể chấp nhận bản thân bị lỗi thời và đi sau thời đại rất nhiều. Bởi vì không phải là chuyện lặp đi lặp lại khiến cho chúng ta trở thành một người thợ lành nghề với những gì quen thuộc. Mục tiêu lớn hơn chính là phải trở thành một người thợ khéo léo, tinh tế. Bạn có khi nào tự cảm thấy chán chính bản thân mình nếu như ngày nào cũng khoác lên mình những bộ trang phục như nhau? Có thấy một điều gì đó nhàm chán từ cuộc sống khi mà đã rất lâu và không nhớ nổi đâu là lần cuối bạn nhận được lời khen, cho tới bây giờ, lời khen đó dường như trở nên vô cùng xa lạ. Thay cho tất cả, mọi thứ sẽ phải quỳ rạp xuống với một vùng đất mới mẻ nào đó khi mà chúng ta đã săn dàng bước chân ra khỏi. Bước chân qua khỏi danh giới an toàn đồng nghĩa rằng bạn là một người có bản lĩnh, bạn dám dấn thân để thay đổi những giá trị nhàm chán đã đeo bám từ rất lâu. Sự thay đổi này có thể từ từ để cho bản thân có thể tập làm quen đối với chính hình ảnh mới mẻ trong con người của bạn, và thích nghi với những sự mới lạ ở cuộc sống xung quanh.     Với một thời đại mà công nghệ lên ngôi như ngày nay, việc các bạn dám liều lĩnh dấn thân chinh phục những “vùng đất” mới, thậm chí là sẵn sàng đối diện với những sự rủi ro thì đó cũng là yếu tố quan trọng của bí quyết thành công trong công việc mà bạn xứng đáng nhận được. Hãy tự tin bước qua những danh giới an toàn bằng cách dám nói, dám nghĩ, dám hỏi những điều bạn cho là ngớ ngẩn và sẵn sàng nghe những lời chỉ trích. Quan trọng nhất là bạn dám đối diện với bản thân mình và những sự thất bại.

Coi thêm tại: Khi bạn dám bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét