Sơ yếu lý lịch là gì? Tại sao cần phải xác nhận sơ yếu lý lịch? Khái niệm sơ yếu lý lịch Sơ yếu lý lịch được hiểu là một bản kê khai lý lịch của bản thân như tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, thông tin về người thân ruột thịu và những liên hệ khác của nhân thân. Sơ yếu lý lịch thường được dùng làm giấy tờ, tài liệu lưu trữ cho việc giải quyết các công việc, làm hồ sơ thủ tục hành chính, đơn nhập học, các thủ tục tố tụng,... bởi nó là những thông tin căn bản nhất về một người. Sơ yếu lý lịch là một trong những loại giấy tờ quan trọng nhất cần thiết phải có trong bộ hồ sơ xin việc. Sơ yếu lý lịch là một biểu mẫu cần thiếu trong hồ sơ xin việc làm mà bạn gửi đến nhà tuyển dụng. Trong bản sơ yếu lý lịch bao gồm thông tin về người thân, gia đình, tình trạng hôn nhân, còn quá trình đào tạo và công tác của bạn chỉ được tóm tắt một cách sơ lược về thời gian. Nói theo cách khác thì có thể hiểu CV là bản cam kết về năng lực làm việc còn sơ yếu lý lịch là bản cam kết về con người. Nhà tuyển dụng cần có sơ yếu lý lịch của nhân viên để quản lý dễ dàng hơn và toàn diện hơn. Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp ứng viên viết sơ yếu lý lịch bị sai, phải sửa đi sửa lại nhiều lần thì rất tốn thời gian. Sơ yếu lý lịch tự thuật là một trong những phần không thể thiếu khi bạn làm đơn xin việc, có nhiều người thường nhầm lẫn giữa sơ yếu lý lịch và CV xin việc nhưng nội dung của sơ yếu lý lịch thường mang tính bao quát và tóm lược hơn. Tại sao cần xác nhận trên sơ yếu lý lịch và xin xác nhận ở đâu? Theo nguyên tắc, những thông tin cụ thể có liên quan về hộ tịch, cư trú của công dân trong bản sơ yếu lý lịch thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi công dân đăng ký thường trú, là cơ quan có thẩm quyền chứng thực sơ yếu lý lịch. Việc chứng thực sơ yếu lý lịch đơn thuần là chứng thực chữ ký của người khai, không cần xác nhận các nội dung cụ thể về hộ tịch, cư trú của công dân, thẩm quyền chứng thực không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực. Người khai phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung mà mình đã khai trong sơ yếu lý lịch. Những quy định này tạo thuận lợi cho mọi người khi làm hồ sơ xin việc, học tập; đồng thời giúp cho cơ quan có thẩm quyền chứng thực hạn chế được những sai sót trong họa động chứng thực sơ yếu lý lịch. Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch đúng chuẩn Thông thường sơ yếu lý lịch bao gồm: + Ảnh thẻ 4x6, các thông tin cá nhân chi tiết như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, tạm trú, số chứng minh thư nhân dân + Trình độ phổ thông, trình độ lý luận chính trị, ngày vào Đoàn, ngày vào Đảng + Quan hệ gia đình: bạn cần phải ghi rõ họ tên, năm sinh, nghề nghiệp và nơi công tác của bố mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái,... + Tóm tắt về quá trình đào tạo, công tác gồm thời gian, tên đơn vị, ngành nghề, chức vụ, các văn bằng có liên quan đã đạt được,... + Chữ kỹ của người khai và xác nhận của địa phương nơi đăng ký thường trú. Nhìn chung có thể thấy sơ yếu lý lịch bao gồm nhiều thông tin, nội dung khác nhau mà bạn khó co thể nhớ hết một cách rõ ràng và chi tiết. Do đó để tránh mất thời gian suy nghĩ và đề phòng trường hợp viết sai, bạn nên chuẩn bị sẵn các lại giấy tờ như: hộ khẩu, chứng minh thư của bạn và mọi thành viên trong gia đình, thẻ đảng viên, đoàn viên, bằng tốt nghiệp và các chứng chỉ khác mà bạn đã đạt được,.. Như thế bạn có thể sao chép lại một cách chính xác tuyệt đối những nội dung đó mà không sợ bị xảy ra sai sót hay nhầm lẫn. Hướng dẫn cách viết chi tiết: + Phần họ và tên: viết đúng họ, chữ đệm và tên trùng khớp với thông tin ở trên chứng minh nhân dân hoặc trong sổ hộ khẩu. + Giới tính: nam/nữ, nếu nam thì ghi nam, nữ thì ghi nữ + Sinh năm: bạn cần viết đúng thông tin ngày tháng năm sinh theo trong giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu. + Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: bạn cần trình bày rõ thông tin về thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) nơi mà bạn đăng ký thường trú theo đúng quy định của pháp luật. + Nơi ở hiện tại: người làm sơ yếu lý lịch cần phải khai rõ thông tin về nơi ở hiện tại, cụ thể về thông tin số nhà, đường phố trực thuộc quận, huyện, thành phố nào. + Khi cần báo tin cho ai, ở đâu? ghi rõ thông tin về địa chỉ, số điện thoại của người cần báo tin nên là số điện thoại của người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị em,... + Bí danh: ghi rõ bí danh của bản thân hay sử dụng, trong trường hợp không có bí danh bạn có thể bỏ qua mục này. + Nguyên quán là nơi sinh sống của ông bà nội, cha đẻ, trong trường hợp cá biệt thì có thể ghi theo quê quán của người mẹ hoặc người đã nuôi dưỡng mình từ nhỏ. + Dân tộc: đa số là dân tộc Kinh, còn dân tộc khác thì cũng ghi rõ như Thái, Tày, Nùng,... + Tôn giáo: ghi rõ nếu theo đạo thiên chúa, đạo hồi,... hay không + Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: điền thông tin về thành phần của gia đình bạn theo đúng quy định của pháp luật có thể là cố nông, bần nông, trung nông, địa chủ, viên chức hay công chức, + Thành phần bản thân gia đình hiện nay: gia đình bạn nào thuộc thành phần nào thì điền thông tin vào đó là công nhân, công chức, viên chức, nhân viên hay thợ thủ công, bộ đội, nhà văn, nhà báo,... + Trình độ văn hóa: viết rõ thông tin chính quy 12/12 hay bổ túc văn hóa 12/12 + Trình độ ngoại ngữ: ghi cụ thể các văn bằng có liên quan tới trình độ ngoại ngữ chẳng hạn như đại học Anh ngữ, Pháp ngữ hay Nga ngữ. + Điền nơi và ngày kết nạp Đảng cộng sản Việt Nam: ghi rõ thông tin về ngày tháng năm và nơi kết nạp vào đảng + Ngày và nơi kết nạp vào đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: ghi rõ thông tin về ngày tháng năm và nơi kết nạp vào đoàn. + Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: tùy theo trình độ đào tạo chuyên môn của bản thân mà viết theo loại văn bằng mình được cấp, thuộc chuyên ngành nào, học chính quy hay học chính thức, liệt kê tất cả các loại văn bằng có liên quan. + Cấp bậc được hưởng: ghi rõ thông tin về bậc lương chính mà bản thân đang được hưởng hiện nay. + Lương chính hiện nay :lương chính của bạn hiện nay đang theo ngạch nào là chuyên viên cao cấp hay kỹ thuật viên, kỹ sư, giáo viên,... + Ngày nhập ngũ, ngày xuất ngũ và lý do: nếu có thì ghi rõ về ngày tháng năm và lý do cụ thể. + Quá trình hoạt động của bản thân: bạn cần tóm tắt quá khức thời gian từ niên thiếu cho đến ngày tham gia vào các hoạt động xã hội. + Khen thưởng: viết rõ thông tin về ngày tháng năm và các hình thức khen thưởng + Kỷ luật: viết rõ ngày tháng năm, lý do sai phạm và hình thức kỷ luật theo quy định. Những lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch tự thuật Bố cục sạch sẽ, rõ ràng: Sơ yếu lý lịch thường được xem xét đầu tiên bởi nhà tuyển dụng khi nhận được bộ hồ sơ của một ứng viên ứng tuyển vào một vị trí công việc. Do đó việc bạn có nhận được lời mời cho buổi phỏng vấn trực tiếp hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc nhà tuyển dụng đó có bị bản sơ yếu lí lịch của bạn thu hút hay không. Để làm được điều đó bạn cần tạo cho mình một bản sơ yếu lý lịch gọn gàng, khoa học nhất có thể làm nổi bật được những điểm mạnh của bản thân, và phải dựa trên tính trung thực, không phô trương thông tin của bản thân quá mức. Qua đó có thể nói lên rằng bạn là một người đầy nhiệt huyết với công ty và đối với vị trí công việc mà họ đang cần. Điều quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng luôn quan tâm trong mỗi bản sơ yếu lý lịch đó chính là việc bạn cần thể hiện rõ ràng về kinh nghiệm làm việc của bản thân, các kỹ năng cũng như thông tin cá nhân một cách chính xác nhất. Thể hiện quá trình công tác một cách chi tiết: Tất cả những vị trí công việc mà trước đây bạn đã từng trải qua, đó là những doanh nghiệp nơi bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong một thời gian nhất định. Nếu bạn là sinh viên vừa mới ra trường, chưa có thời gian để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn thực tế ở đâu thì bạn có thể nêu ra những kinh nghiệm mà mình đã từng trải qua trong các công việc làm thêm, các hoạt động ngoại khóa mà trong đó bạn nắm vai trò vị trí nhất định hoặc đó có thể là quãng thời gian bạn tham gia làm tình nguyện viên cho một tổ chức phi lợi nhuận nào đó nhằm hỗ trợ và giúp ích cho cộng đồng. Nếu đã từng trải qua nhiều công việc chính thức thì bạn không nên đưa các thông tin làm thêm vào nữa, chỉ lấy các thông tin việc làm chính thức từ gần với hiện tại nhất cho đến xa nhất mà thôi. Trong nhiều trường hợp công ty mà bạn từng làm việc có sự thay đổi về tên, hoặc liên doanh sát nhập với một công ty khác,... thì bạn cũng không cần phải ghi chi tiết thành 2 mục riêng mà chỉ cần ghi chú sự thay đổi này là đủ. Sử dụng nhất quán một loại mực: Sử dụng mực trong cách viết sơ yếu lý lịch bằng tay như thế nào là một chi tiết nhỏ tưởng chừng không quan trọng nhưng lại gây mất điểm nghiêm trọng nếu bạn không chú ý. Màu mực nên được sử dụng là màu xanh hoặc đen và tuyệt đối lưu ý không nên dùng màu đỏ vì đó là màu không chỉ gây chú ý mà còn là biểu tượng cho sự nguy hiểm và phản cảm. Bạn nên sử dụng bút máy kết hợp với kiểu chữ mới là điều cần được chú trọng để khiến nhà tuyển dụng yêu thích, từ đó toát lên được sự chỉn chu, thể hiện sự chuyên nghiệp. Kiểm tra lại lỗi chính tả khi viết: Nếu bạn viết xong mà không mảy may suy nghĩ đến việc kiểm tra lại một lần tất cả các lỗi chính tả thì đây chính là một thiếu sót lớn. Không được viết tắt cũng là một quy tắc hàng đầu khi dùng tay để soạn thảo bất kỳ một văn bản nào nên bạn đừng nên vi phạm nó khi viết sơ yếu lý lịch, vì nhiều người hiện nay đã xem viết tắt như một thói quen nên khi viết không chú ý mà chính bạn lại không cẩn thận kiểm tra lại thì chỉ vì một vài lỗi nhỏ có thể gây mất thiện cảm cho nhà tuyển dụng. Hãy luôn rà soát và đọc kỹ lại trước khi gửi chúng đến tay nhà tuyển dụng. Như vậy qua những thông tin được chia sẻ trên đây, hy vọng rằng các bạn đã nắm vững cách viết sơ yếu lý lịch và khi cần thì xác nhận ở yếu lý lịch ở đâu. Chúc các bạn gặp nhiều thành công trong cuộc sống!
Coi thêm tại: Băn khoăn với câu hỏi xin xác nhận sơ yếu lý lịch ở đâu?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét