Cách viết hồ sơ xin việc theo mẫu gây ấn tượng với nhà tuyển dụng Trong bộ hồ sơ xin việc cần rất nhiều giấy tờ khác nhau, trong đó những giấy tờ bắt buộc phải có đó là: Sơ yếu lý lịch tự thuật, đơn xin việc, giấy khám sức khỏe, cv xin việc, bản sao giấy khai sinh, bằng cấp… Hãy cùng tìm hiểu về cách trình bày những giấy tờ quan trọng nhé. Cách viết hồ sơ xin việc theo mẫu đối với Sơ yếu lý lịch Sơ yếu lý lịch là gì? Sơ yếu lý lịch là một bản tóm tắt những nội dung thông tin về cá nhân người khai sơ yếu lý lịch bao gồm về bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thông tin gia đình,… với mục đích giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin cá nhân của người khai lý lịch. Hồ sơ xin việc cần được trình bày sạch sẽ, rõ ràng, khai báo đầy đủ, chính xác và trung thực về những nội dung trong bản lý lịch. Đặc biệt các bạn không được phép tẩy xóa và không được nhờ người khác viết hộ, kí hộ. Viết sơ yếu lý lịch đầy đủ Nội dung khai lý lịch Khi khai báo lý lịch thì chúng ta cần khai báo đầy đủ các thông tin sau: Họ và tên: Các bạn cần khai báo đúng họ, tên đệm và tên thật. Tất cả thông tin về tên của bạn sẽ cần trùng khớp với thông tin trên giấy chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu. Giới tính: Nam/Nữ: Các bạn cần khai báo giới tính của mình: Nếu bạn là Nam thì ghi Nam, nếu bạn là nữ thì ghi Nữ. Năm sinh: Viết đúng ngày tháng năm sinh của bạn như trong cmnd và sổ hộ khâu. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Bạn cần ghi rõ những thông tin về nơi ở: số nhà, đường phố, xã, huyện, tỉnh…. Nơi mà bạn đăng ký hộ khẩu thường trú theo đúng quy định của pháp luật. Nơi ở hiện tại: ở phần này thì bạn cần khai rõ thông tin nơi ở hiện tại, cần ghi rõ cụ thể thông tin số nhà, đường phố trực thuộc quận, huyện và thành phố nào. Khi cần báo cho ai? ở đâu?: Bạn cần ghi rõ thông tin địa chỉ, số điện thoại của người cần báo tin. Thông tin mà bạn cung cấp về người đó nên là số điện thoại của họ trong gia đình như: Bố, mẹ, anh, chị, em. Bí danh: Nếu bạn có bí danh thì ghi vào phần này. Nếu bạn không có bí danh thì có thể bỏ qua không ghi. Nguyên quán: ghi rõ địa chỉ nơi sinh sống của ông bà nội và cha đẻ của bạn. Trong trường hợp đặc biệt thì bạn có thể ghi địa chỉ nguyên quán của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng bạn từ nhỏ. Dân tộc: Bạn thuộc dân tộc nào thi ghi dân tộc đó: Kinh, Nùng, Tày, Thái, Mường… Tôn giáo: Nếu bạn theo tôn giáo thì ghi rõ tên tôn giáo đó: Đạo Phật, Đạo Mẫu, Đạo Hồi, Đạo Thiên Chúa giáo… Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Hãy điền thông tin của gia đình bạn theo đúng quy đinh của pháp luật: Nhà nước quy định bạn thuộc thành phần gia đình nào thì điền thành phần gia đình đó vào: Cố nông, bần nông, trung nông, địa chủ hay công viên chức. Thành phần bản thân gia đình hiện nay: gia đình bạn thuộc thành phần nào sẽ điền thông tin vào đó là thành phần đó: Công nhân viên chức, nhân viên hay thợ thủ công, bộ đội, nhà văn, nhà báo… Trình độ văn hóa: Cần ghi rõ cấp bậc theo học, trình độ học đến đâu: Ví dụ: 12/12, hay Đại Học, Cao đẳng… Trình độ ngoại ngữ Cần nêu rõ bạn có trình độ ngoại ngữ với ngoại ngữ nào? Tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Nga… Những thông tin khác: ngày kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, cấp bậc được hưởng, lương chính hiện nay, ngày nhập ngũ và xuất ngũ kèm theo lý do, quá trình hoạt động của bản thân, khen thưởng, kỉ luật, Đơn xin việc Đối với cách điền đơn xin việc theo mẫu trong bộ hồ sơ bao gồm các mục sau: Kính gửi: Điền tên Công ty, Doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển. Họ tên người viết: Tên tôi là …. Chứng minh thư nhân dân số: Bạn cần điền số chứng minh thư nhân dân của bạn, ngày cấp và nơi cấp. Trình độ văn hóa: Nếu bạn học đến hết lớp 12 thì hãy ghi là 12/12. Nếu học hết Đại học thì ghi Đại học. Ngoại ngữ: Hãy điền tiêng mẹ để vào và những thứ tiếng nước ngoài khác mà bạn biết. Trình độ chuyên môn: Hãy điền ngành nghề mà các bạn đang theo đuổi. Xác nhận của ủy ban nhân dân: Cần có chữ kí và con dấu chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Bổ sung các thông tin vào đơn xin việc Lưu ý khi viết đơn xin việc Không được viết tắt các chữ Sử dụng một loại mức để viết xuyên suốt đơn xin việc Chững viết cần rõ ràng, ngay ngắn Đơn xin việc câng có ảnh dán ở một góc phía trên. Cách chèn ảnh vào đơn xin việc Một đơn xin việc được xem là hoàn chỉnh bao gồm cả nội dung và hình ảnh của người xin việc, nếu các bạn đã chuẩn bị nội dung hoàn hảo thì các bạn cần chèn ảnh vào trong đơn xin việc của mình để đơn xin việc trở nên hoàn chỉnh hơn. Các bước thực hiện chèn ảnh vào đơn xin việc trong word như sau: + Bước 1: Mở cv xin việc, click vào khung cần chèn ảnh, chọn Insert -> Picture + Bước 2: Tìm thư mục chứa ảnh, chọn ảnh và chọn Insert. Chỉ với bước trên đây vô cùng đơn giản và dễ dàng thực hiện thì chúng ta đã có thể thực hiện bước chèn ảnh vào tờ đơn xin việc để góp phần làm đơn xin việc trở nên hoàn hảo hơn rồi. Cách viết cv xin việc Một cv xin việc sẽ có quyết định đến việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng từ ngay lần đầu hay không. Một bản cv đầy đủ là yếu tố của bạn sẽ giúp cho con đường xin việc của bạn trở lên thành công hơn. Bên cạnh những mẫu cv xin việc có sẵn thì các bạn cần tụ viết cho mình một bản cv xin việc theo cách riêng. Nguyên tắc đầu tiên bạn cần chú ý tới đó là bạn cần có điều mà nhà tuyển dụng cần. Bạn cần tìm hiểu về nhà tuyển dụng để biết họ cần gì ở ứng viên. Cách viết cv xin việc chuẩn nhất Khi trình bày cv xin việc thì bạn cần điền đầy đủ các thông tin như sau: Thông tin cá nhân: Họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email và số điện thoại Quá trình học vấn: Theo hệ Đại hoc, hay Cao đằng.. chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các khóa học ngắn hạn có liên quan, thành tích nổi bật, bằng khen (nếu có). Kinh nghiệm làm việc, thành tích: Hãy nêu những thành tích công việc mà bạn đạt được trước đó. Trình bày kinh nghiệm làm việc theo thời gian làm việc từ gần nhất trở về trước. Những kĩ năng cần có khi viết cv xin việc + Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình + Kỹ năng quản lý thời gian + Kỹ năng giải quyết vấn đề + Kỹ năng quản lý dự án + Kỹ năng làm việc nhóm. Đây đều là những kỹ năng có liên quan tới các công việc mà bạn đang ứng tuyển, không trình bày chung chung mà nên chứng minh qua các hoạt động và công việc mà thể hiện được kỹ năng đó hoặc vận dụng tốt những kỹ năng đó. Sở thích: Trình bày sở thích của cá nhân, nên trình bày những sở thích liên quan đến công việc của bạn hơn là những sở thích quá đỗi bình thường, gây cảm giác nhàm chán như: Thích đi ăn, thích đi xem phim…. Thay vào đó hãy trình bày: Có sở thích sưu tầm sách báo và tài liệu chuyên ngành, thích làm việc nhóm và làm việc độc lập, thích được đi nhiều nơi để trải nghiệm những nền văn hóa và kiến thức mới… Thông tin người tham khảo: Bạn cần điền thông tin người tham khảo bao gồm: Tên, số điện thoại, vị trí, chức vụ. Người tham khảo mà bạn khai báo trong hồ sơ xin việc có thể là Sếp cũ của bạn, đồng nghiệp cũ hoặc là người cố vấn học tập.. Khi điền thông tin của họ vào phần người tham khảo thì hãy lịch sự xin phép họ trước để được sự đồng ý của họ đã bạn nhé. Trên đây là những thông tin quan trọng giúp chúng ta có thể biết được cách viết hồ sơ xin việc theo mẫu một cách hoàn hảo hơn, gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng và nâng cao cơ hội trúng tuyển vào vòng phỏng vấn để được thể hiện mình trước nhà tuyển dụng. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo bài gốc ở: Cách viết hồ sơ xin việc theo mẫu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét