Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

An toàn vệ sinh lao động là gì? Người lao động có quyền và nghĩa vụ gì ?

An toàn vệ sinh lao động là gì? Người lao động có quyền và nghĩa vụ gì ?

1. Các nội dung cần biết về an toàn vệ sinh lao động là gì? Là một người lao động thì bạn cần nắm rõ an toàn vệ sinh lao động là gì, có các quy định hay điều luật nào để đảm bảo được những quyền lợi của mình cùng với nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Tuy nhiên không phải người lao động nào cũng nắm được những thông tin này để có thể bảo vệ bản thân, đòi hỏi cũng như dành lấy những gì đáng được hưởng. Chúng tôi đã tổng hợp mọi thông tin liên quan đến an toàn vệ sinh lao động trong bài viết để các bạn dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu. 1.1. Khái niệm an toàn vệ sinh lao động là gì? An toàn vệ sinh lao động ngày xưa còn được gọi là bảo hộ lao động và theo Anh ngữ thì được viết là Occupational Safety and health (OSH) – Workplace healty and safety (WHS). Đây là khái niệm thuộc vào lĩnh vực có sự liên quan trực tiếp đến an toàn, phúc lợi và sức khỏe của người tham gia lao động, trên tất cả các hoạt động dựa vào pháp luật như: hành chính, xã hội, sản xuất, kinh doanh, khoa học, công nghiệp, hành chính… nhằm đảm bảo được môi trường làm việc an toàn, vệ sinh, sức khỏe lành mạnh cho người lao động – người sử dụng lao động và ngăn ngừa tối đa những tai nạn lao động. Ngoài ra thì an toàn vệ sinh lao động cũng là một môn lĩnh vực khoa học về các vấn đề an toàn vệ sinh lao động như môi trường lao động. Nghiên cứu và đề đưa ra những biện pháp để phòng ngừa những vấn đề liên quan đến tai nạn lao động, những độc hại trong quá trình làm việc, sự cố cháy nổ trong quá trình lao động sản xuất. 1.2. Phân biệt an toàn lao động với vệ sinh lao động - An toàn lao động: là những biện pháp phòng chống các tác động từ yếu tố nguy hiểm để tránh được tối đa những thương tật, tai nạn cho mọi người, điển hình là người lao động – người sử dụng lao động trong quá trình làm việc. Hoặc các bạn có thể hiểu là nếu không thực hiện tốt an toàn lao động thì sẽ có thể gây ra những tại nạn lao động, những tình huống xấu mà không ai mong muốn xảy ra. - Vệ sinh lao động: là những biện pháp phòng chống các tiền tố gây ra những vấn đề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: suy giảm sức khỏe, bệnh tật cho mọi người trong quá trình làm việc. Cũng giống như an toàn lao động thì khi không thực hiện tốt vệ sinh lao động thì cũng sẽ dễ bị tạo bệnh nghề nghiệp. 1.3. Các chính sách của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động là gì? Để mang lại những quyền lợi tốt nhất đến với những người lao động đồng thời nhấn mạnh những nghĩa vụ của người sử dụng lao động thì nhà nước ta hiện nay cũng đã có các chính sách cụ thể. Căn cứ vào Hiến pháp của nước ta cùng với quốc hội ban hàng về Luật số 84/2015/QH13, các chính sách của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động có nội dung chủ yếu như sau: - Nhà nước luôn tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các đối tượng: người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan có thể thực hiện được những biện pháp phòng tránh đảm bảo được sự an toàn vệ sinh lao động trong quá trình làm việc. Đồng thời cũng khuyến khích các đối tượng trên áp dụng đúng chuẩn các yêu cầu kĩ thuật, thiết bị quản lý tiên tiến, hiện đại cũng như các ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường trong quá trình làm việc. - Có những chiến dịch đầu tư nghiên cứu các ứng dụng khoa học – công nghệ liên quan về các vấn đề an toàn vệ sinh lao động; thực hiện các công việc hỗ trợ xây dựng các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia nhằm mục đích phục vụ an toàn vệ sinh lao động. - Hỗ trợ các thiết bị phòng ngừa tai nạn cũng như bệnh nghề nghiệp trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về các vấn đề trên để giảm thiểu tối đa những nguy cơ; tuyên truyền và khuyến khích các cơ sở hoạt động sản xuất sử dụng các công cụ kỹ thuật đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động. - Đề ra những buổi huấn luyện vấn đề an toàn vệ sinh lao động cho người lao động có những nhận thức phải tuân thủ các biện pháp theo hợp đồng khi làm việc có yêu cầu về các an toàn vệ sinh lao động. - Phát triển người lao động trên tự nguyện tham gia bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp để khắc phục được những rủi ro cho họ. 1.4. Những nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là gì? Cũng dựa vào Luật số 84/2015/QH13 thì có một số những nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động như sau: - Phải đảm bảo được những quyền lợi của người lao động trong quá trình làm việc trong điều kiện đầy đủ an toàn vệ sinh lao động. - Tham gia cũng như thực hiện các biện pháp, giải pháp phòng tránh an toàn vệ sinh lao động trong toàn bộ quá trình làm việc theo quy định. Đặc biệt cần phải ưu tiên những biện pháp loại trừ, phòng tránh và kiểm soát được những tiền tố nguy hiểm, có hại đến con người trong quá trình làm việc. - Cần phải tham vấn các ý kiến từ tổ chức công đoàn, Hội đồng về an toàn vệ sinh lao động các cấp, người đại diện cho người sử dụng lao động xây dựng cũng như triển khai các chính sách, chương trình, chiến dịch về an toàn vệ sinh lao động. 1.5. Đối với người lao động, quyền và nghĩa vụ trong an toàn vệ sinh lao động là gì? 1.5.1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động Người lao động được hưởng quyền: - Được đảm bảo những điều kiện được làm việc trong môi trường công bằng, an toàn vệ sinh lao động. Có thể đề nghị người sử dụng lao động thực hiện công tác bảo đảm các vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong quá trình làm việc. - Tiếp nhận những thông tin liên quan về các tiền tố độc hại, nguy hiểm tại địa điểm làm việc đồng thời cũng được đào tạo và hướng dẫn cách phòng tránh. - Được cũng cấp các chế độ bảo hộ, chăm sóc sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, được tham gia đóng bảo hiểm tại nạn nghề nghiệp, được hưởng các chế độ nếu bị tai nạn trong quá trình làm việc. - Được phép yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp nhiệm vụ phù hợp nếu vừa ổn định được sức khỏe sau khi bị tai nạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp. - Nếu phát hiện ra hoặc thấy được những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng gọi chung là tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có quyền từ chối, rời bỏ nơi làm việc và báo cho người quản lý để xử lý. Và chỉ tiếp tục làm việc khi đã đảm bảo được các yếu tố an toàn vệ sinh lao động. - Khiếu nại, khởi kiện hoặc tố cáo dựa theo đúng quy định của pháp luật. Người lao động có nghĩa vụ: - Tuân thủ các nội quy, biện pháp cũng như quy trình trong hợp đồng đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong quá trình làm việc, nơi làm việc. - Sử dụng và chủ động bảo quản các thiết bị, dụng cụ bảo hộ cá nhân được cung cấp đảm bảo được an toàn vệ sinh lao động. - Nếu phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra các sự cố mất an toàn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp, tại nạn lao động thì cần phải báo ngay với quản lý, người sử dụng lao động để có hướng khắc phục, xử lý. 1.5.2. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động Người lao động có quyền: - Được phép tham gia các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động, được Nhà nước xã hội tạo điều kiện để có nơi làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. - Được tuyên truyền, đào tạo, huấn luyện về các chiến dịch an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trong môi trường có yêu cầu cao về an toán vệ sinh lao động. - Vẫn được đóng và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động trên bằng cách tham gia tự nguyện theo quy định của Chính phủ. - Có đầy đủ quyền về tố cáo, khiếu nại hoặc khởi kiện theo đúng pháp luật. Người lao động có nghĩa vụ: - Phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động trong công việc do mình đảm nhiệm theo quy định của luật pháp. - Cần phải đảm bảo cho những người liên quan trong quá trình làm việc về an toàn vệ sinh lao động. - Nếu có những tiềm năng gây ra bệnh nghề nghiệp, tai nạn nghề nghiệp thì phải xử lý, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để đưa ra biện pháp ngăn chặn kịp thời. 2. Một số ngành nghề cần được an toàn vệ sinh lao động là gì? Với sự phát triển mạnh các khu xí nghiệp, khu công nghiệp, nhà máy lớn thì kéo theo những nguy cơ tiềm tàng về những tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chính vì vậy mà nhà nước cũng đã có những yêu cầu khá cao về những điều kiện, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt trong một số ngành nghề như dệt may, điện lực, … 2.1. An toàn vệ sinh lao động ngành may Dệt may là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn tại nước ta, có tiềm năng thu hút được đông đảo nguồn lao động đồng thời cũng xuất hiện nhiều nguy cơ về tại nạn lao đông cũng như bệnh nghề nghiệp. Do đặc tính cũng như tính chất công việc thì ngành dệt may có môi trường làm việc ồn ào, độc hại, bụi bặm, thiếu ánh sáng và rác thải. Trong đó thì bệnh phổ biến, nguy hiểm nhất là bệnh phổi chiếm đến 74%, bệnh viêm hô hấp 32%, điếc là 17% và một số loại bệnh khác. Chưa kể đến các vụ tai nạn lao động trong những năm qua gây ra không ít thiệt hại, ví dụ công ty may mặc Jakjin Việt Nam, Công ty TNHH Vina Korea… đầu tháng năm ngoái đã xảy ra những vụ hỏa hoạn lớn nhưng rất may không thiệt hại về người nhưng tổn thất lớn về tài sản. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp dệt may chưa thực sự quan tâm đến cũng như chưa nắm được an toàn vệ sinh lao động là gi để có những biện pháp ngăn ngừa tối đa tình trạng tai nạn lao động cũng như bệnh nghề nghiệp. Đặc biệt là lưu lượng cơ quan chức năng thanh tra, kiểm soát an toàn vệ sinh lao động cũng còn ít, chưa nắm rõ được hết tình hình tại tất cả các khu xí nghiệp dệt may. Chính vì vậy, để đảm bảo được sức khỏe cũng như tính mạng người lao động thì cần phải nâng cao được ý thức trách nhiệm của cả người lao động và người sử dụng lao động hơn nữa trong vấn đề an toàn vệ sinh lao động. Đồng thời cần phải tuyên truyền nhiều hơn về các biện pháp phòng tránh cũng như thường xuyên kiểm tra, bào trì theo định kỳ những thiết bị máy móc. Như vậy sẽ giảm thiểu được rất nhiều những trường hợp xấu và nâng cao được an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc. 2.2. An toàn vệ sinh lao động ngành điện lực Tập đoàn Điện lực hiện nay nổi tiếng là ngành độc quyền và có những công tác về an toàn vệ sinh lao động khá là tốt, ví dụ như cung cấp các dụng cụ, trang thiết bị hỗ trợ công việc (quần áo, mũ bảo hộ), găng tay cách điện cao cấp, những buổi học và thi về an toàn vệ sinh lao động,… Do đặc thù công việc thì người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với những yếu tố độc hại cũng như nguy hiểm, ví dụ: độ, cao điện, các thiết bị có yêu cầu cao về an toàn… Những nguyên nhân điển hình gây ra tai nạn nghề nghiệp chính là sự chủ quan của người lao động. Để nâng cao được ý thức về an toàn vệ sinh lao động của người lao động và cả người dân, tập đoàn Điện lực cũng đã phối hợp cùng với chính quyền địa phương có những đợt tuyên truyền về các vấn đề an toàn vệ sinh lao động hơn, cùng với những nội quy nghiêm ngặt hơn nữa để đảm bảo tối thiểu xảy ra tình huống tại nạn lao động. Ngoài ra tập đoàn đã luôn đưa ra những kế hoạch, thực hiện các chiến dịch tổng thể, bảo trì các thiết bị tại cơ quan, các chốt điện… và thường xuyên kiểm tra đột xuất những hiện trường công tác để nâng cấp, sửa chữa kịp thời, tránh tối đa những nguy cơ gây tại nạn lao động. Dựa vào những thông tin mới nhất về quyền và nghĩa vụ an toàn vệ sinh lao động là gì được chia sẻ ở trên mong rằng đã giúp ích được cho bạn.

Coi thêm ở: An toàn vệ sinh lao động là gì? Người lao động có quyền và nghĩa vụ gì ?

#timviec365.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét