Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Tố cáo là gì? Những trường hợp nào chúng ta được sử dụng quyền tố cáo ?

Tố cáo là gì? Những trường hợp nào chúng ta được sử dụng quyền tố cáo ?

    1. Tố cáo là gì ? Tại Điều số 2 của Luật tố cáo đã đưa ra khái niệm rất chi tiết, rõ ràng về tố cáo như sau : Tố cáo chính là hoạt động được thực hiện bởi người công dân, họ báo lên các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền nắm rõ về một hành vi nào đó của bất cứ một cá nhân, một cơ quan hay tổ chức nào đó đang vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại lớn, thậm chí còn đe dọa đến lợi ích của Nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp công dân, tổ chức, cơ quan. Tố cáo là gì ? Như ậy có nghĩa là, khi người công dân thực hiện hành vi tố cáo là họ đang thực hiện quyền công dân của mình, đồng thời cũng thể hiện được mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Bên thực hiện quyền tố cáo dù có bị ảnh hưởng hay không ảnh hưởng từ hành vi vi phạm pháp luật thì đều có thể thực hiện quyền tố cáo của mình nếu như biết được có hành vi vi phạm pháp luật đang diễn ra. Tố cáo có mục đích đưa các hành vi vi phạm đó bị xử lý nghiêm minh, từ đó đảm bảo toàn diện quyền và lợi ích của những đối tượng bị ảnh hưởng, bị hại. Ví dụ về việc thực hiện quyền tố cáo Nếu chưa biết tố cáo được áp dụng trong những hoàn cảnh như thế nào, bạn có thể đọc qua một vài ví dụ dưới đây để hiểu hơn về tố cáo. Nếu như bạn trông thấy có ai đó đang thực hiện hành vi đặp phá hàng rào tại vườn cây của nhà mình và khiến cho một số cây bị ảnh hưởng, gãy rụng, đất trong vườn bị đào bới tung lên thì bạn có thể lên cơ quan Nhà nước, các đơn vị hành chính có thẩm quyền để trình báo về hành vi này. Đây chính là việc bạn đang thực hiện tố cáo. 2. Một vài mối quan hệ phát sinh khi có hành vi tố cáo diễn ra Khi người công dân thực hiện quyền tố cáo, lúc này sẽ hình thành các mối quan hệ pháp luật bao gồm : • Người tố cáo • Người bị tố cáo • Người giải quyết tố cáo 2.1. Người tố cáo Những người tố cáo chính là người công dân thực hiện quyền tố cáo. Đối với người tố cáo cần phải đáp ứng các yêu cầu : đảm bảo tính trung thực, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin tố cáo đã cung cấp cho cơ quan chức năng. Các mối quan hệ trong tố cáo Nếu như người thực hiện quyền tố cáo mà cố tình cung cấp thông tin giả, sai sự thật cho cơ quan Nhà nước thì bản thân họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh vu khống đã được quy định rất rõ ràng, cụ thể ở Điều số 122 theo Bộ Luật Hình sự (ban hành năm 1999). 2.2. Người bị tố cáo Họ là những cá nhân, cơ quan, tổ chức gây ra những hành vi vi phạm pháp luật và bị tố cáo. Hành vi của họ gây ta thiệt hại nhất định, hoặc mang tính chất đe dọa, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của những cá nhân, tổ chức, cơ quan khác. Khi bị tố cáo và có chứng minh xác thực thì người bị tố cáo sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 2.3. Người giải quyết tố cáo Họ chính là những cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết hành vi tố cáo. Khi giải quyết tố cáo, họ sẽ thực hiện các hoạt động cơ bản : tiếp nhận, xác minh và đưa ra kết luận cuối cùng về nội dung tố cáo cũng như đưa ra các hình thức để xử lý tố cáo. 3. Những nội dung phổ biến nhất mà công dân thường tố cáo là gì ? Nội dung tố cáo rất phong phú, đa dạng. Chúng ta có thể tố cáo những việc làm trái với quy định cảu pháp luật trong hành vi của những người công chức, cán bộ, nhân viên đang hoạt động trong bộ máy nhà nước trong quá trình họ làm nhiệm vụ. Cũng có thể tố cáo mọi sai phạm trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng, bao gồm cả cơ quan hành chính thuộc Nhà nước. Không những thế, người công dân còn có thể tố cáo ngay cả những lối sống sai lệch của những người cán bộ, công chức Nhà nước, các hành vi vi phạm lối sống, Nội dung phổ biến trong tố cáo Với rất nhiều nội dung để tố cáo như vậy, để đảm bảo tính minh bạch, công bằng, bất kể ai cũng có thể thực hiện quyền công dân đó của mình. Thế nhưng, luôn tồn tại một vài rủi ro khi thực hiện quyền công dân chính đáng đó ví dụ như nguy cơ bị đe dọa, hành hung hay bị trả thù. Do vậy mà Nhà nước đã ban hành cả những quy định được yêu cầu bảo vệ của người công dân khi họ thực hiện quyền tố cáo của mình. Để khuyến khích công dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tố cáo, Nhà nước không chỉ đảm bảo an toàn cho họ mà còn có quy định khen thường tại Nghị định số 76/2012/NĐ-CP. Việc hiểu rõ tố cáo là gì và thực hiện quyền tố cáo chính là cách bạn thể hiện được quyền làm chủ của mình đối với nhiệm vụ quản lý và củng cố bộ máy Nhà nước. Hành vi tố cáo này chính là một phương tiện nhằm đảm bảo thực hiện và bảo vệ chính quyền lợi hợp pháp của công dân, của Nhà nước và của toàn xã hội. 4. Bản chất của việc tố cáo Bản chất của tố cáo được xem xét thông qua nhiều khía cạnh : Khía cạnh thứ nhất : người thực hiện quyền tố cáo chính là người công dân. Quy định này mục đích cá thể hóa phần trách nhiệm của người thực hiện tố cáo vì nếu tố cáo không đúng sự thật thì bản thân người tố cáo sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thứ hai, các cơ quan giải quyết tố cáo là cơ quan thuộc Nhà nước có thẩm quyền. Về mặt nguyên tắc thì người tố cáo sẽ thực hiện hành vi này tại những cơ quan Nhà nước. Người tố cáo cần phải thực hiện thông qua lá đơn tố cáo, chuyển đơn tố cáo đến những tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Bản chất của việc tố cáo Thứ ba, trình tự và thủ tục tố cáo diễn ra như sau : • Cơ quan giải quyết tố cáo tiếp nhận và xử lý thông tin tố cáo • Xác minh lại chính xác nội dung tố cáo • Đưa ra lời kết luận nội dung tố cáo • Xử lý tố cáo • Công khai kết luận, đưa ra biện pháp xử lý Thứ tư là bản chất kết quả giải quyết tố cáo : những đối tượng bị tố cáo thì sẽ bị xử lý theo các biện pháp của pháp luật hoặc theo chính các kiến nghị của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Hành vi của nười bị tố cáo mang tính chất tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ chuyển sự việc này lên cơ quan điều tra hoặc lên Viện kiểm sát có thểm quyết giải quyết. 5. Phân biệt tố cáo với khiếu nại Dựa vào những khía cạnh sau đây, chúng ta có thể phân biệt rất rõ tố cáo và khiếu nại : Nếu như trong khiếu nại, những đối tượng có quyền thực hiện quyền khiếu nại bao gồm cà người công dân, cả các cơ quan, tổ chức thì với tố cáo, người thực hiện quyền tố cáo chỉ là người công dân đúng theo Luật tố cáo. Phân biệt tố cáo với khiếu nại Trong khiến nại, các đối tượng được xác định là những quyết định về hành chính, là các hành vi thực hiện hành chính có tác động tới quyền lợi hợp pháp của người khiếu nại. Còn đối tượng của tố cáo chính là những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, cá nhân nào có thể gây đe dọa, làm thiệt hại đến lợi ích Nhà ích. Khi thực hiện hành vi khiếu nại, người khiếu nại cần thực hiện quyền khiếu nại của mình với đúng cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết khiếu nại. Trong khi đó người thực hiện quyền tố cáo sẽ thực hiện những hành vi tố cáo của mình tại bất kỳ một cơ quan Nhà nước nào. 6. Vị trí việc làm nào có quyền hạn giải quyết tố cáo Quy định tại Điều số 12 và Điều 31 của Luật tố cáo ban hành vào năm 2011 thì tùy những nội dung tố cáo, người công dân ngoài việc hiểu tố cáo là gì thì còn phải biết được cơ quan nào tiếp nhận tố cáo. Điều này không chỉ có vai trò quan trọng đối với người công dân thực hiện quyền tố cáo mà còn tác động trực tiếp tới việc định hướng nghề nghiệp của các bạn trẻ. Bạn có thể học và tìm việc làm ở lĩnh vực chuyên ngành hành chính. Cụ thể, nếu muốn làm việc tại vị trí có thẩm quyền tố cáo thì bạn sẽ phải làm tại Viện kiểm sát hoặc các Cơ quan điều tra. Những người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền như người cán bộ, người công chức – viên chức hoặc chỉ cần là người đứng đầu tại cơ quan chức năng quản lý thì đều có thể thực hiện xử lý, giải quyết tố cáo. Việc làm có quyền hạn giải quyết tố cáo Như vậy, nếu có hứng thú đối với việc giải quyết tố cáo thì đa phần bạn sẽ phải theo học các ngành liên quan đến hành chính công, hành chính Nhà nước. Và đặc biệt nắm giữ tại các chức vụ quản lý, có quyền hạn nhất tiếp nhận, xử lý tố cáo. Nếu như cơ quan bạn gửi đơn tố cáo không giải quyết được tố cáo của bạn thì họ sẽ có trách nhiệm gửi đơn tố cáo của bạn lên bất cứ cơ quan thực thi pháp luật nào khác có thẩm quyền và có khả năng giải quyết. Sau đó họ cần phải gửi thông báo bằng văn bản cho bạn về điều đó. Thông qua bài viết này, chúng ta có được những thông tin quan trong nhất, đủ để hiểu được tố cáo là gì và những công việc, những vị trí có thẩm quyền tố cáo. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, các bạn không chỉ hiểu rõ hơn về Luật tố cáo mà còn xây dựng dược những định hướng theo đuổi ước mơ và con đường sự nghiệp của bản thân mình trong Bộ máy hành chính Nhà nước, chúc các bạn sẽ thành công với sự lựa chọn việc làm của mình.

Coi thêm tại: Tố cáo là gì? Những trường hợp nào chúng ta được sử dụng quyền tố cáo ?

#timviec365.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét