Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Căn cước là gì? Những thông tin mới nhất về thẻ căn cước 2019

Căn cước là gì? Những thông tin mới nhất về thẻ căn cước 2019

1. Căn cước là gì? Thẻ căn cước là: là một loại hình thức văn bản mới thay thế cho thẻ chứng minh thư nhân dân và bắt đầu được cấp phát cũng như có hiệu lực từ ngày 04/01/2016. Đây là một loại văn bản, thẻ bao gồm được đầy đủ những thông tin cơ bản chính xác tuyệt đối về đặc điểm nhận dạng cũng như lý lịch của công dân được cấp. Dựa theo luật hiện hành thì những công dân từ 14 tuổi trở lên đều đã có đủ tư cách để được cấp phép thẻ căn cước. Chức năng như một trong những giấy tờ tùy thân của một công dân Việt Nam. Chiếc thẻ này được dựa vào những quy định hiện hành của Nhà nước và ta có thể thấy rằng thẻ căn cước này được coi giống như một loại thẻ một văn bản để giúp nhận dạng cá nhân, để dễ dàng phân biệt được các công dân với nhau. Và thẻ căn cước trong Anh ngữ được viết là “Identity Card” và nhiều người viết tắt là ID. 2. Những nội dung cần biết về căn cước là gì? 2.1. Thông tin ghi trên căn cước là gì? Nếu chỉ đọc về định nghĩa thì các bạn cũng khó hình dung được hết những thông tin chính xác được ghi trên thẻ căn cước là gì nên chúng tôi sẽ mô tả chi tiết hơn về cả mặt trước và mặt sau của thẻ để các bạn dễ dàng hinh dung hơn. - Mặt trước (mọi thông tin đều được ghi bằng tiếng Việt): • Ảnh đại diện nhìn rõ gương mặt, không lem, không mờ • Mã số thẻ - số định danh • Họ tên khớp với giấy khai sinh của người được cấp thẻ • Ngày tháng năm sinh khớp với giấy khai sinh của người được cấp thẻ • Giới tính người được cấp thẻ • Quốc tịch người được cấp thẻ • Quê quán và nơi đăng ký thường trú • Ngày, tháng, năm hết hiệu lực của thẻ - Mặt sau: • Thông tin lưu trữ được mã hóa • Hai dấu vân tay cùng với đặc điểm nhận diện của người được cấp thẻ • Ngày, tháng, năm bắt đầu được cấp thẻ • Họ tên, đầy đủ chữ ký của người được cấp thẻ • Dấu đỏ của cơ quan chính quyền đăng ký cấp thẻ Đặc biệt các bạn khi cầm vào thẻ căn cước thì sẽ cảm thấy chắc chắn và bền đẹp hơn so với hình thức của chứng minh thư nhân dân, bởi thẻ căn cước được thiết kế phôi tương tự như các thẻ ngân hàng. 2.2. Điều kiện tư cách đăng ký thẻ căn cước là gì? Dựa theo luật hiện hành thì điều kiện đủ để tham gia đăng ký căn cước khá là đơn giản và không có những yêu cầu khó khăn nào, cụ thể là: - Là công dân của Việt Nam và đã đủ từ 14 tuổi trở lên. - Đã tham gia đăng ký thường trú tại những nơi đã thực thi hình thức sử dụng thẻ căn cước. 2.3. Làm cấp – đổi thẻ căn cước ở đâu? Theo quy định của pháp luật được cấp bởi Chính phủ thì chỉ có một số những nơi có thẩm quyền cấp cũng như đổi thẻ, cụ thể là: • Cơ quan có thẩm quyền về quản lý xác minh danh tính của công dân tại Bộ Công an • Cơ quan có thẩm quyền quản quản lý xác minh danh tính của công dân tại các dịch vụ Cảnh sát thuộc cấp tỉnh. • Cơ quan có thẩm quyền danh lý xác minh danh tính của công dân tại Công an thuộc cấp huyện, cấp thành phố, cấp thị xã hoặc các cơ quan/ đơn vị hành chính có thẩm quyền tương đương. • Cơ quan có thẩm quyền quản lý xác minh danh tính của công dân tại cấp thành phố, cấp tỉnh hoặc đơn vị/ cơ quan hành chính có thẩm quyền tương đương. • Đăng ký online – trực tuyến tại các website chính thống của các cơ quan được phép cấp thẻ căn cước. Đặc biệt nếu bạn là người đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí minh thì có thể trực tiếp liên hệ với bộ phận Quản Lý hành chính của Công an để tiến hành làm thủ tục nhanh chóng nhất. 2.4. Thời điểm độ tuổi được tiến hành đổi thẻ căn cước công dân Hiện nay thì các vấn đề về thẻ căn cước vẫn còn nhiều mới lạ chứ không riêng gì về khái niệm thẻ căn cước là gì mà nhiều người chưa biết rõ về cách đổi thẻ, cấp thẻ căn cước. Vì vậy nếu bạn đã làm thẻ căn cước thì nên chú ý đến ngày tháng năm hết hiệu lực của thẻ để chủ động ra cơ quan chức năng có thẩm quyền để được làm lại thẻ. Và dựa theo quy định của Nhà nước thì hiện nay có 3 mốc tuổi cần phải tiến hành đổi thẻ căn cước đó là: 25 tuổi – 40 tuổi – 60 tuổi. Lưu ý trong trường hợp bạn làm thẻ vào lúc 39 tuổi và chỉ còn 2 năm nữa là hết thời gian hiệu lực nếu theo quy định thì sẽ phải tiến hành đổi lại thẻ nhưng trường hợp này sẽ được ra thêm hạn hiệu lực đến năm 60 tuổi mới phải đổi. 2.5. Giải mã bí ẩn về dãy số trên thẻ căn cước Khác với thẻ chứng minh thư thẻ căn cước có một dãy số dài 12 số được các chuyên gia tính toán logic và khoa học để xây dựng nên công thức chứ không phải tự nhiên lại có những con số đó trên thẻ căn cước của công dân. Và chính xác công thức của dãy số được giải mã như sau: Dãy số thẻ = mã của tỉnh thành người cấp thẻ đã kê khai trên giấy khai sinh ( 3 số) + mã số thế kỷ của năm người cấp thẻ sinh ra, mã số giới tính (1 số ) + mã số năm sinh ( 2 số) + 6 số cuối được chạy ngẫu nhiên. Nếu muốn được hiểu thêm về các mã tỉnh thành thì các bạn có thể tham khảo phần phụ lục của Thông tư 07/2016/TT-BCA của Chính phủ. Còn mã thế kỷ năm của người cấp thẻ sinh ra thì cũng được quy định bởi Chính phủ, ví dụ: Thế kỷ 20 thì nam sẽ là 0 và nữ là 1; thế kỷ 21 thì nam là 2 và nữ là 3, tương tự vậy thế kỷ 22 thì nam là 4 và nữ là 5. Các thế kỷ sau cũng tương tự như vậy… Chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể để các bạn hình dung được dễ hơn: chị Trần Thị A mang giới tính nữ sinh năm 1990  và nơi kê khai giấy khai sinh là ở Đà nẵng thì  dãy 12 số trên thẻ căn cước sẽ là: 148090xxxxxx Cũng giống như chứng minh thư thì mỗi thẻ căn cước cũng được cấp một số riêng, không trùng lặp và dễ dàng nhận biết được công dân này với công dân khác. Và dãy số này chính là số định danh của người công dân Việt Nam. 3. Hướng dẫn làm – đổi thẻ căn cước Để tránh thiếu sót cũng như mất thời gian đi lại làm thẻ căn cước, các bạn cần tham khảo kỹ các bước dưới đây: Chuẩn bị hồ sơ: - Một loại giấy tờ duy nhất cần đến khi làm thủ tục đó chính là hộ khẩu với điều kiện vẫn sổ vẫn còn nguyên vẹn, không lem, không rách và còn rõ chữ với cả 16 trang . - Ảnh thẻ chân dung đại diện được chụp chính diện, nhìn rõ được khuôn mặt, lông mày, hai tai, mặc áo có cổ và đặc biệt là không đeo kính. - Nếu đổi thẻ thì cần thêm những giấy tờ photo có những thông tin liên quan đến thông tin của thẻ căn cước, nếu thẻ căn cước thì càng tốt. - Nếu công dân là người thuộc diện trong Quân đội – Công an thì chỉ cần cung cấp văn bản, tài liệu có sự đồng ý của Thủ trưởng đơn vị. Liên hệ, đến nơi nộp hồ sơ: Thực hiện theo những quy trình được hướng dẫn, điền và kê khai những thông tin về bản thân một cách cẩn thận, chính xác tuyệt đối và khớp với sổ hộ khẩu. Nộp hồ sơ: Sau khi hoàn thành kê khai thì nộp lên cho cơ quan chức năng có thẩm quyền và đóng phí làm – đổi thẻ. Và bạn sẽ nhận được một tờ giấy hẹn ngày đến lấy thẻ căn cước. Đến lấy thẻ: Bạn cần nhớ ngày được hẹn đến lấy thẻ, các bạn nhận được thẻ thì cần kiểm tra thật kỹ các thông tin được ghi trên thẻ đã đúng chưa, nếu đúng thì chúc mừng bạn đã thành công với việc làm thẻ, còn sai thì bạn nên thông báo luôn với cán bộ nơi đó để họ làm lại cho chính xác. 4. Sự hữu ích của thẻ căn cước là gì? Đặc biệt là các bạn có thể sử dụng thẻ ngang giá trị với hộ chiếu trong trường hợp nước ta đã có những ký kết hoặc điều ước đã được thỏa thuận quốc tế đồng ý cấp phép cho những công dân nước ta sử dụng thẻ căn cước với chức năng của hộ chiếu khi nhập cảnh vào những quốc gia đó. Mặc dù với những chức năng thay thế được chứng minh thư hoặc hộ chiếu nhưng thẻ căn cước lại không có giá trị pháp lý thay thế được Giấy khai sinh. Dựa theo Nghị quyết 112/NQ-CP của Chính phủ được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký kết và bắt đầu có giá trị pháp lý cũng như hiệu lực từ ngày 30/10/2017 về việc tối giản hóa các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, văn bản, tài liệu, giấy tờ liên quan đến những vấn đề quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng của bộ phận quản lý Nhà nước thuộc Bộ công an. Đồng thời như vậy cũng là có mục đích thống nhất được việc quản lý được một cách tuyệt đối về mã số định danh công dân. Hiện nay các thủ tục về việc cấp mới, cấp đổi cũng như cấp lại của thẻ chứng minh thư nhân dân thì đang được thực hiện tại Công an cấp tỉnh, cấp huyện rồi cũng sẽ dần bị bãi bỏ. Đồng thời cũng sẽ có những dự án xóa bỏ việc yêu cầu xuất trình thẻ chứng minh thư nhân dân trong thủ tục đăng ký giấy tờ xe, các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất cảnh – nhập cảnh hoặc là đăng ký ngành nghề hoạt động kinh doanh có điều kiện... dần cũng sẽ bị bãi bỏ những yêu cầu như xuất trình sổ hộ khẩu cũng như thẻ chứng minh nhân dân. Nhờ vào những việc cắt giảm thủ tục hành chính này mà các công dân cũng phần nào cảm thấy bớt rườm rà và dễ dàng hơn trong việc làm thủ tục mỗi khi kê khai lý lịch cá nhân, nơi đăng ký thường trú, khi đăng ký hộ chiếu, chứng minh nhân dân... các bạn sẽ chỉ cần xuất trình thẻ căn cước là có thể thay thế được hết. 5. Cán bộ công an tỉnh - việc làm liên quan trực tiếp đến thẻ căn cước Ngoài những vấn đề liên quan đến làm thẻ căn cước thì các cán bộ Công an tỉnh cũng đóng những vai trò vô cùng quan trọng khác. Chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn về công việc này. Công an cấp tỉnh thuộc cơ quan Công an ở tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương của nước Việt Nam ta, có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ Công an hoặc Thành ủy về những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự, giữ gìn và thực hiện các công việc quản lý Nhà nước an sinh xã hội được an toàn, phòng chống âm mưu, các hoạt động tiêu cực, đồng thời cũng tổ chức xây dựng những biện pháp phòng chống tội phạm. Ngoài ra một cán bộ Công an tỉnh cũng thực hiện một số các công việc khác như: Nghiên cứu và đưa ra những giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ anh ninh, chiến lược, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương; tổ chức các công tác bảo vệ các mục tiêu quan trọng về chính trị - kinh tế - khoa học – kỹ thuật hoặc các công trình trọng điểm an sinh xã hội của quốc gia. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên về căn cước là gì đã giúp ích được các bạn.  

Coi nguyên bài viết ở: Căn cước là gì? Những thông tin mới nhất về thẻ căn cước 2019

#timviec365.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét