Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Các trường hợp như nào được coi là bất khả kháng là gì?

Các trường hợp như nào được coi là bất khả kháng là gì?

1. Thuật ngữ bất khả kháng được hiểu là gì? Khi có sự xuất hiện của một hiện tượng, sự kiện mà con người không thể kiểm soát được nó như các hiện tượng thiên tai, thảm họa như ( lũ lụt, động đất, bão lũ, núi lửa, sóng thần, …) hay các cuộc phản động, chiến tranh hay phạm tội,.. xảy ra khiến cho một cá nhân bị cản trở không thể thực hiện được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân hay cá nhân đó có trong hợp đồng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng sử dụng đến cụm từ bất khả kháng để lôi ra cho việc biện minh và bảo chữa những việc làm phạm pháp hay sơ suất của bản thân của một trong các bên không thực hiện được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. 2. Những sự việc, hiện tượng trong thực tế nào được coi là bất khả kháng mà pháp luật quy định Như chúng ta đã biết nếu như trong hợp đồng đã được kí kết giữa hai bên về quyền lợi, trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của 2 hay nhiều bên kí kết với nhau thì tất cả các bên phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định đã ghi trên hợp đồng. Trong trường hợp một hay nhiều bên tham gia kí kết hợp đồng không thể thực hiện được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân trong quy định kí trong hợp đồng thì được coi là phát vỡ hợp đồng kí kết và các cá nhân đó phải chịu trách nhiệm bồi thường hay chịu trách nhiệm theo quy định trong bản hợp đồng đã đề cập cũng như trách nhiệm pháp lý của Nhà nước. Tuy nhiên một điều đáng để chú ý ở đây đó là những trường hợp khi một hay các bên kí kết hợp đồng bị tác động của những sự việc, hiện tượng mà con người không thể lường trước cũng như kiểm soát được dẫn đến hậu quả không thể thực hiện được đúng trách nhiệm và nghĩa vụ đã nêu trên hợp đồng thì những trường hợp đó đã được cân nhắc và được Nhà nước ban hành các quy định về pháp luật để có thể miễn trách nhiệm cho một số trường hợp bất khả kháng. Vậy những sự việc, hiện tượng như thế nào được quy định là bất khả kháng? Theo luật dân sự vào năm 2015 tại điều 156 ở khoản 1 có đề cấp đến việc giải thích những sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ngoài tầm kiểm soát của con người, con người không thể biết trường cũng như điều khiển được những việc đó mặc dù đã ra sực đưa ra các phương pháp phòng tránh nhưng vẫn không thể nào ngăn chặn được hậu quả. Từ đó, bộ luật này cũng chỉ ra những sự việc, hiện tượng được coi là sự việc, hiện tượng bất khả kháng khi có đủ các tiêu chí sau đây: 2.1. Các sự kiên, hiện tượng con người không thể kiểm soát được Như đã đề cập ở trên, các hiện tượng và sự kiện như bão lũ, thiên tai, thảm họa, động đất, chiến tranh, bệnh dịch, trộm cướp từ yếu tố bên ngoài tác động mà con người không thể kiểm soát và lường trước được và những hiện tượng, sự kiện đó ảnh hưởng đến việc cá nhân không thể thực hiện trách nhiệm và hiện tượng của mình thì được coi là bất khả kháng và được miễn chịu trách nhiệm pháp lý. 2.2. Những sự việc, hiện tượng mà để lại hậu quả không thể nào phòng tránh và khắc phục được Với những sự kiện, hiện tượng xảy ra mà trong quá trình kí kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng bị tác động khiến cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân cá nhân hay các bên tham gia hợp đồng không thể thực hiện được, ngoài ra những hậu quả mà nó đem lại không thể nào có các biện pháp phòng tránh và khắc phục được cho dù có dùng mọi cách, mọi phương pháp cũng đều trở nên vô nghĩa thì trường hợp này được xét là bất khả kháng và xét vào diện có thể miễn chịu trách nhiệm pháp luật. 2.3. Những ví dụ cụ thể về các sự kiện, hiện tượng được coi là bất khả kháng dễ thấy trong điều khoản các văn bản hợp đồng Để giúp cho bạn đọc có thể hiểu rõ hơn những sự kiện, hiện tượng được như bất khả kháng là gì thì sau đây Timviec365.vn xin chia sẻ cho bạn đọc một số ví dụ để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về những sự kiện hay hiện tượng được coi là bất khả kháng dễ thấy trong điều khoản các văn bản hợp đồng đó là gì? Ví dụ trong trường hợp nếu trong quá trình kí kết và thực hiện hợp đồng mà các bên bị ảnh hưởng bởi các sự việc, hiện tượng không thể lường trước được cũng như những hậu quả mà nó mang lại không có biện pháp nào phòng tránh cũng như khắc phục ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan nhưng lại không có bất kì một bên nào có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm cho việc này vì trong văn bản hợp đồng không quy định thì cũng có thể coi là bất kháng Ngoài ra có một ví dụ nữa về trường hợp bất khả kháng như sau: những bên có liên quan đến bản hợp đồng có quy định về trách nhiệm của các cá nhân hay bên liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm giảm thiểu những hậu quả từ những sự việc, hiện tượng mà con người không thể lường trước đem lại và cũng đã kịp thông báo cho bên còn lại để tìm ra những biện pháp khắc phục sự cố, giảm thiểu rủi ro. Đây mà một trong những điều khoản về bất khả kháng thường thấy trong các văn bản hợp đồng hiện hành hiện nay. 3. Những nhiệm vụ phải làm để được miễn trách nhiệm khi các sự kiện bất khả kháng xảy ra Theo như điều luật 295 của Nhà nước đã quy định khi gặp trường hợp bất khả kháng phải thông báo và xác nhận để đủ tiêu chí miễn trách nhiệm. Sau đây Timviec365.vn xin chia sẻ cho bạn đọc những nhiệm vụ mà bạn phải làm để có thể được miễn chịu trách nhiệm bất khả kháng 3.1. Thông báo kịp thời Khi gặp các trường hợp bất khả kháng thì phải có trách nhiệm thông báo và xác nhận kịp thời về các sự kiên, hiện tượng bất khả kháng như sau: Nếu như cá nhân hay bên vi phạm hợp đồng thông báo bằng các văn bản cho bên còn lại thì sẽ được miễn trách nhiệm bất khả kháng cũng như trách nhiệm giải quyết các hậu quả từ các sự kiện, hiện tượng không thể lường trước được gây ra Thứ 2, trong trường hợp mà một bên có thời gian được miễn trách nhiệm kết thúc thì bên gây ra vi phạm phải ngay lập tức thông báo cho bên còn lại biết. Một điều đáng chú ý ở đây nếu như trong trường hợp bên đã hết thời hạn được miễn trách nhiệm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời và nhanh chóng cho bên còn lại thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nặng nề. 3.2. Phải chứng minh Khi gặp các trường hợp bất khả kháng thì bên vi phạm hợp đồng phải ngay lập tức chứng minh được ảnh hưởng của sự việc, hiện tượng ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ nên mới gây ra việc vi phạm hợp đồng. Cụ thể ở đây các bên gặp trường hợp bất khả kháng phải chứng minh được đủ các tiêu chí như sau: Thứ 1, phải chứng minh được được các hiện tượng, sự kiện xảy ra làm ảnh hưởng đến công việc và nhiệm vụ thực hiện hợp đồng do đó là các hiện tượng, sự kiện khách quan không thể nào lường trước được Thứ 2, đó là phải chứng minh được những sự kiện hay hiện tượng ngoài sự tính toán của con người và đó là những sự kiện hay hiện tượng mang tính khách quan Và cuối cùng phải chứng minh được đó là các sự kiện, hiện tượng gây ra hậu quả xấu mà không thể ngăn chăn hay không thể dùng biện pháp nào để khắc phục được hậu quả   3.3. Có gắng kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng Trong trường hợp gặp các sự kiện hay hiện tượng bất khả kháng thì các bên có thể thông báo và trao đổi với nhau để bàn bạc cũng như thương thảo lại vấn đề kéo dài thêm thời gian thực hiện hợp đồng để có thể hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như khắc phục các hậu quả mà mà các hiện tượng, sự kiện không thể lường trước được gây ra. Một điều khác cũng cần phải chú ý đó là việc kéo dài thời gian hợp đồng không được quá lâu và đảm bảo quy định của pháp luật như sau: Đối với các hợp đồng liên quan đến lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ thì trước khi kí kết hợp đồng thời hạn là 5 tháng sau khi kéo dài hợp đồng không được quá 12 tháng kể từ ngày kí kết hợp đồng Ngoài ra đối với các loại hợp đồng được kí kết là 8 tháng sau khi kéo dài hợp đồng thì được thỏa thuận kéo dài trên 12 tháng kể từ ngày kí kết hợp đồng giữa các bên liên quan 3.4. Không tiếp tục thực hiện hợp đồng Trong trường hợp một trong hai hay nhiều bên kí kết văn bản hợp đồng mà mà không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có thể từ chối thực hiện trong thời hạn không quá 10 ngày thì bên từ chối phải thông báo cho những bên còn lại để kịp thời đưa ra các biện pháp thay thế như vậy sẽ không bên nào phải chịu trách nhiệm bồi thường hậu quả và thiệt hại 3.5. Những công việc có liên quan trong việc xử lý các trường hợp bất khả kháng Những công việc thường sẽ làm để xử lý các sự việc, hiện tượng bất khả kháng này thường là những: giám đốc, quản lý (những người chịu trách nhiệm kí kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng), thư kí, người soản thảo hợp đồng và văn bản của các tổ chức, doanh nghiệp,  những người làm trong pháp luật như : luật sư của hai hay nhiều bên liên quan đến hợp đồng, công tố, … Hiện nay một số công việc nêu trên có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm thông qua các trang web tìm kiếm việc làm uy tín và chất lượng hiện nay. Trang Timviec365.vn là một trong những trang mạng uy tín hàng đầu đảm bảo có thể nhanh chóng tìm được công việc đó ở mọi nơi. Trên đây là những chia sẻ của Timviec365.vn về thuật ngữ bất khả kháng mong rằng sẽ giúp bạn đọc có thể có thêm nhiều thông tin hữu ích phục vụ và áp dụng trong cuộc sống!

Xem bài nguyên mẫu tại: Các trường hợp như nào được coi là bất khả kháng là gì?

#timviec365.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét