Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Quyết định đầu tư và vai trò khởi nghiệp cho doanh nghiệp

Quyết định đầu tư và vai trò khởi nghiệp cho doanh nghiệp

1. Quyết định đầu tư và những vấn đề xoay quanh 1.1. Quyết định đầu tư là gì? Quyết định đầu tư có thể hiểu đơn giản là những quyết định liên quan đến vốn đầu tư. Mà chủ của những quyết định đầu tư này có thể là một cá nhân nào đó hay một cơ quan tổ chức tư nhân hoặc nhà nước nào đó. Quyết định đầu tư chủ yếu là những quyết định liên quan đến đầu tư vào giá trị sản phẩm. Những quyết định đầu tư đó có thể là đầu tư về con người đầu tư về nguồn vốn, hay đầu tư vào bất kì một lĩnh vực nào đó. Quyết định đầu tư có thể chia thành ba dạng thức cụ thể sau: - Quyết định đầu tư vào những tài sản lưu động đó là những  quyết định tồn quỹ, kho, bán chịu hàng hóa, lưu động hàng hóa, … - Quyết định đầu tư vào tài sản cố định: đó là những quyết định liên quan đến việc đầu tư vào những ngành nghề cố định, như mua sắm tài sản mới, thay thế tài sản cũ, … - Quyết định đầu tư vào tải sản bao gồm cả tài sản cố định và tài sản không cố định. Ví dụ như sử dụng vốn hay điểm hòa vốn. Quyết định đầu tư là một trong những quyết định quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nó ấn định số tài sản sở hữu của doanh nghiệp, nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể hiểu đơn giản, ngắn gọn về quyết định đầu tư đó là việc doanh nghiệp quyết định bỏ vốn, bỏ tiền của mình để đầu tư vào một dự án nào đó. Dự án đấy có thể đem lại lợi nhuận kinh tế khổng lồ cho doanh nghiệp, cũng có thể đem lại danh tiếng cho doanh nghiệp, hoặc chỉ để PR tên tuổi doanh nghiệp hay đầu tư vào những dự án mang tính thiện nguyện. Quyết định đầu tư tồn tại dưới dạng các quỹ đầu tư. Từ những quỹ đầu tư này, nguồn vốn sẽ được sử dụng, được đầu tư vào những cơ sở cụ thể tùy thuộc vào chính sách của doanh nghiệp. 1.2. Những hình thức cơ bản của quyết định đầu tư Quyết định đầu tư tồn tại dưới rất nhiều hình thức. Nhưng cơ bản hơn cả là ba hình thức tư đó là quỹ đầu tư nhà nước, quỹ đầu tư tư nhân và quỹ đầu tư nửa nhà nước và nửa tư nhân. Cụ thể những hình thức của quyết định đầu tư này như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé. 1.2.1. Quỹ đầu tư chính phủ Quỹ đầu tư chính phủ được hiểu là quỹ đầu tư trực thuộc quyền quản lý của chính phủ. Do chính phủ đề ra, bỏ vốn và quản lý. Quỹ đầu tư chính phủ thường được đầu tư vào các ngành quan trọng đặt biệt là cách ngành mang tính trọng điểm. Nhất là khi gắn vào bối cảnh Việt Nam, những dự án quan trọng như giáo dục, giao thông vận tải, năng lượng, dầu mỏ, … đa phần đều thuộc quỹ đầu tư chính phủ. Quỹ đầu tư nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đất nước. Quỹ đầu tư chính phủ thường khá hạn chế, bởi những ngành nhà nước đầu tư thường là những ngành quan trọng, cần một nguồn vốn khổng lồ, … Vậy nên, có nhiều ngành nhà nước không thể sử dụng hết quỹ đầu tư của mình vì nguồn vốn có hạn, họ chiêu mộ, thu hút những nhà đầu tư tư nhân, đó chính là quỹ đầu tư tư nhân. 1.2.2. Quỹ đầu tư tư nhân Khi nền kinh tế đang ngày càng chuyển hướng theo dạng tư nhân hóa, đa dạng ngành nghề, đa dạng thành phần kinh tế. Nhà nước không thể bao hàm hết được nền kinh tế, đặc biệt không đủ vốn để đầu tư toàn bộ cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây là cơ hội cho sự ra đời và phát triển của các quỹ đầu tư tư nhân. Những quỹ đầu tư tư nhân này, hỗ trợ nhà nước cùng phát triển kinh tế. Quỹ đầu tư tư nhân được đầu tư tương đối đa dạng Quỹ đầu tư tư nhân được đa dạng trên rất nhiều ngành từ giáo dục, văn hóa, cho đến y tế thị trường. Những quỹ đầu tư tư nhân này có thể thuộc một cơ quan tư nhân nào đó hoặc một quỹ phi chính phủ nào đó. 1.2.3. Quỹ đầu tư nửa tư nhân và nửa nhà nước Quỹ đầu tư nửa tư nhân và nửa nhà nước là quỹ đầu tư của hai tổ chức thuộc tư nhân và nhà nước cùng nhau đầu tư và phát triển. Nhiều quỹ đầu tư mà nhà nước hoặc tư nhân không thể đáp ứng hoàn toàn khả năng đầu tư trong một lĩnh vực nào đó, họ cần tìm những nhà cộng tác viên cho mình. Đó có thể là nhà đầu tư tư nhân hoặc nhà đầu tư nhà nước. Quỹ đầu tư  nửa nhà nước, nửa tư nhân được hiểu là một cách đầu tư tiền vào một dự án nào đó cùng với các nhà đầu tư khác để hưởng lợi từ số tiền vốn mà mình đã bỏ ra để đầu tư vào dự án đó. 1.3. Người đầu tư có những quyền lợi và nghĩa vụ gì? Người đầu tư, dù là nhà nước hay tư nhân, nhìn chung họ đều là những người đang quản trị các vấn đề tài chánh, họ cũng là người có khả năng để đầu tư và quyết định đầu tư vào dự án đó. Vì vậy, họ chính là chủ thầu của quỹ đầu tư đó. Chính vì vậy trò quan trọng đó, nhà đầu tư họ là những người có quyền quyết định cao nhất đối với kế hoạch đầu tư của mình. Cụ thể, họ có quyền tiếp tục đầu tư hay dừng đầu tư vào dự án nào đó, tham gia ý kiến đóng góp nếu dự án đầu tư đi ngược lại với những thỏa thuận đã đề ra ban đầu. Đồng thời họ cũng chính là những người theo dõi, giám sát dự án đang thi hành. Cùng với những quyền lợi đó, nhà đầu tư cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ cơ bản sau. Đầu tiên họ phải đảm bảo nguồn vốn đầu tư của mình từ khi dự án đầu tư được bắt đầu cho đến khi dự án kết thúc. Ngoài ra, họ phải đảm bảo những gì thuận lợi nhất để dự án có điều kiện phát triển theo đúng những định hướng ban đầu đề ra. Khi nhắc đến những nhà đầu tư, hay quỹ đầu tư, chúng ta chỉ nghĩ đến những hàm nghĩa sâu xa mà tôi đã nêu ở trên, mà nhắc đến nhà đầu tư, là nhắc đến những người giữ vị trí startup cho doanh nghiệp. Đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ mới chập chững bước vào con đường kinh doanh. Họ cần rất nhiều nguồn vốn, cần những nhà đầu tư để mở rộng và phát triển doanh nghiệp của mình. Vậy “khởi nghiệp” từ những nhà đầu tư, những quỹ đầu tư này có ý nghĩa như thế nào? 2. Quỹ đầu tư và vai trò trong “khởi nghiệp” Không một ông chủ lớn nào đã là một ông chủ lớn nào đã là một “cá mập” ngay từ những ngày bắt đầu kinh doanh. Họ có thể có một nguồn vốn dồi dào vô tận, có thể có những nhân viên ưu tú tài tăng nhất, có một địa điểm doanh nghiệp hoàn hảo nhất, một nguồn cung cầu có tương lai ổn định nhất, … Tuy nhiên cái họ vẫn thiếu đó là kinh nghiệp, là những bước đi đầu tiên, là những bài học rút ra từ sự thất bại. Trước khi trở thành chuỗi các cửa hàng điện máy, thiết bị điện tử điện lạnh thì thế giới di động, hay Fpt shop cũng khởi nguồn từ một cửa hàng nhỏ lẻ. Sẽ không có một Trung Nguyên hùng mạnh như ngày nay nếu như trước đây ông Đặng Lê Nguyên Vũ không đẩy từng sạp café bán rong. Và sẽ không có một Phạm Nhật Vượng giàu nhất Việt Nam, một Vingroup hùng mạnh trên nhiều lĩnh vực nếu như trước đây, ông Vượng không vay được bạn bè người thân 10.000 USD để mở hãng mì ăn liền Mivina tại Ukraine. Ngày nay tất cả họ đều là những con “cá mập” trong làng start up. Chúng ta thấy rằng mọi con cá mập lớn đều bắt nguồn từ cá mập nhỏ, đều phải trải qua quá trình lớn lên, đấu tranh, sinh tồn, … Trong quá trình đấu tranh sinh tồn ấy cá mập có thể lớn lên, nhưng cũng có thể chết đi, hoặc là nó trở thành miếng mồi của con khác hoặc là nó biến con khác thành miếng mồi để cho chính bản thân mình. Trong kinh doanh cũng vậy, tất cả mọi doanh nghiệp đều có quá trình khởi nghiệp, lớn lên, đấu tranh sinh tồn giống như loài cá mập. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có con đường khởi nghiệp “trải đầy hoa hồng”. Đặc biệt là với những người mới bắt đầu kinh doanh, chưa có kinh nghiệp và đôi khi là chưa có vốn. Để giải quyết những khó khăn này, người ta thường tìm đến những nhà đầu tư, quỹ đầu tư để giải quyết những vấn đề khó khăn về tài chính, về nguồn vốn cho công ty mình. Một trong những startup nổi tiếng hơn cả ta phải kể đến chương trình khởi nghiệp được thực hiện trên đài truyền hình Việt Nam. Đó và là sân chơi, vừa là cơ hội cho những doanh nghiệp mới, doanh nghiệp nhỏ kêu gọi, thu hút vốn đầu tư, đồng thời quảng bá hình ảnh của mình. Cũng chính từ chương trình này, rất nhiều doanh nghiệp đã lớn lên, đã phát triển hùng mạnh từ các cửa hàng nhỏ lẻ thành chuỗi các cửa hàng, các hệ thống bán hàng. Có thể thấy rằng các nhà đầu tư nói riêng và các quỹ đầu tư nói chung có vai trò rất lớn trong việc tạo điều kiện cho những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới phát triển. Những doanh nghiệp này phát triển, tạo nên một dây truyền kinh tế phát triển với đa dạng ngành nghề, từ đó đáp ứng nhu cầu việc làm cho dân cư lao động, đời sống cũng như dân trí được nâng cao. Quỹ đầu tư có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như phát triển kinh tế đất nước. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về cá nhà đầu tư cũng như quỹ đầu tư, từ đó có thể tìm cho mình một nhà đầu tư phù hợp để phát triển doanh nghiệp của mình.

Coi thêm ở: Quyết định đầu tư và vai trò khởi nghiệp cho doanh nghiệp

#timviec365.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét