Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Giáo dục nghề nghiệp là gì? Mục tiêu quan trọng của giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp là gì? Mục tiêu quan trọng của giáo dục nghề nghiệp

    1. Tìm hiểu khái niệm giáo dục nghề nghiệp là gì? Dạo quanh một vòng trên mạng với từ khóa “giáo dục nghề nghiệp là gì?” chúng ta thấy có nhiều tài liệu giải thích khái niệm này. Các khái niệm đó đều chung một nội dung, chỉ khác nguồn trích dẫn và lấy cơ sở dữ liệu từ Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014. Giáo dục nghề nghiệp là gì? Theo đó bạn có thể hiểu giáo dục nghề nghiệp như sau: Giáo dục nghề nghiệp chính là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục đích của giáo dục nghề nghiệp đó chính là đào tạo các trình độ cho người lao động từ trình độ sơ cấp, trung cấp đến cao đẳng, và thực hiện nhiều chương trình đào tạo nghề khác để có thể đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu nhất về nhân lực cung ứng cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất, hoạt động của ngành dịch vụ. Giáo dục nghề nghiệp được đào tạo theo hai hình thức đó là thường xuyên và chính quy. 2. Các hoạt động trong giáo dục nghề nghiệp Nhìn chung, hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm hai chương trình đào tạo chính thống. Đó là: 2.1. Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp Hoạt động đào tạo ở bậc trung cấp chuyên nghiệp sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 năm, áp dụng cho các đối tượng có bằng trung học cơ sở. thời gian đào tạo có thể ngắn hơn, khoảng 1 đến 2 năm đối với những người có trong tay tấm bằng trung học phổ thông. Các hoạt động trong giáo dục nghề nghiệp 2.2. Dạy nghề Các cơ sở, trung tâm giáo dục nghề nghiệp sẽ tiến hành hoạt động dạy nghề cho các đối tượng khác nhau và áp dụng số năm đào tạo khác nhau. Cụ thể: dạy nghề trong khoảng thời gian dưới một năm đối với những cá nhân có trình độ sơ cấp, dạy nghề từ 1 đến 3 năm với các trình độ trung cấp và cao đăng. 3. Mục tiêu của hoạt động giáo dục nghề nghiệp là gì? Giáo dục nghề nghiệp có mục tiêu là đào tạo cho người lao động có được kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp phù hợp với các trình độ, đồng thời hình thành đạo đức và lương tâm nghề nghiệp cũng như tác phong nghề nghiệp, đảm bảo cho người lao động có được những kỹ năng tìm việc làm hiệu quả, thậm chí tự tạo ra cho mình những cơ hội việc làm phù hợp. Việc giáo dục nghề nghiệp có thể áp dụng cho những cá nhân chưa có kỹ năng nghề nghiệp với hình thức đào tạo lại từ đầu, đồng thời cũng áp dụng cho cả những người đã có chuyên môn với mục đích nâng cao trình độ, tác phong nghiệp vụ để phục vụ cho những nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp Đào tạo ở trình độ trung cấp chuyên nghiệp có mục đích hình thành cho người lao động kỹ năng, kiến thức cơ bản nhất để hành nghề, tạo ý thức làm việc độc lập, kích thích khả năng sáng tạo và kỹ năng ứng dụng công nghệ và hoạt động nghề nghiệp. Đào tạo theo hình thức dạy nghề có mục đích tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật cao tham gia hiệu quả vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ, có thể thực hành nghề thuần thục sau khi khóa dạy nghề kết thúc. 4. Thực trạng của hoạt động giáo dục nghề nghiệp diễn biến như thế nào? Hiện nay trên toàn cả nước đang tồn tại một mạng lưới dày đặc những cơ sở dạy nghề cơ bản thế nhưng vẫn bày ra một hiện trạng đó là nguồn lao động có trình độ tay nghề cung ứng cho nhu cầu xã hội vẫn còn thiếu rất nhiều, đặt ra cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp rất nhiều thách thức cần phải tìm phương án giải quyết và vượt qua. Mục tiêu đổi mới giáo dục nghề nghiệp là được đặt lên hàng đầu. Kể từ năm 2017, Nhà nước bắt đầu thực hiện chủ trương tuyển sinh theo Luật giáo dục nghề nghiệp. Theo đề án phát triển hệ thống các trường nghề chất lượng cao kế hoạch tới năm 2020 đã xác định Nhà nước sẽ ưu tiên đầu tư đồng bộ 45 trường nghề theo tiêu chí chất lượng cao. Nhiều ngôi trường nhận được chính sách đầu tư là trường chất lượng đã từng bước hình thành, trong đó, đội ngũ nhân viên là các giáo viên đều được nâng cao cả về kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm, hệ thống cơ sở vật chất cũng được đầu tư tăng cường cho nên cơ bản đã đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu cho hoạt động đào tạo đáp ứng phù hợp với thị trường cũng như nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động. Thực trạng giáo dục nghề nghiệp Tuy có nhiều đổi mới, cải tiến nhưng hoạt động giáo dục nghề nghiệp đến nay vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Khó khăn đầu tiên thể hiện ngay trong hoạt động tuyển sinh và phân luồng học viên theo các cấp bậc; việc đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, giải quyết nhu cầu tìm việc cho sinh viên sau khi tốt nghiệp,… Mặc dù trên thực tế hiện nay, chúng ta có một mạng lưới dày đặc các cơ sở dạy nghề trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước thế nhưng thực trạng thiếu lao động có trình độ cao, tay nghề chuyên môn giỏi đang đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp, khiến cho họ gặp khó khăn đối với việc tuyển dụng nguồn lao động. Đứng trước thực trạng này, các ban ngành đoàn thể chức năng về đào tạo nghề của Nhà nước đã chủ trương thực hiện các giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề thiếu lao động tay nghề cao. Trong đó, mục tiêu lớn nhất được xác định đó chính là tạo ra những chuyển biến đột phá về mặt chất lượng của khâu đào tạo, kết hợp nâng cao sự cạnh tranh trong nên kinh tế hội nhập và mục tiêu đến năm 2030 sẽ đạt được 85% lao động học nghề sẽ có việc làm ngay sau khóa học và có được mức thu nhập hấp dẫn, ổn định. Vì thế, ba giải pháp trước mắt mà Đảng và Nhà nước kêu gọi các ban ngành, đoàn thể trong hệ thống đào tạo áp dụng đó chính là: • Trao lại quyền được tự chủ cho những cơ sở giáo dục • Nâng cao năng lực trong công tác quản lý tại những cơ sở giáo dục nghề nghiệp • Chuẩn hóa điều kiện nhằm đảm bảo tốt nhất về mặt chất lượng đầu ra • Gắn kết giáo dục nghề nghiệp hiệu quả với thị trường lao động và việc làm một cách bền vững. Trong những giải pháp trên, giải pháp cuối cùng được đặc biệt chú trọng thực hiện tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Vậy việc thực hiện diễn ra như thế nào? 5. Chủ trương gắn kết chặt chẽ hoạt động giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, việc làm 5.1. Tạo mối liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp tuyển dụng Ở thời điểm tháng 3/2018, theo thống kê của Nhà nước, có tất cả 1.974 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, bao gồm các trường trung cấp, cao đẳng và nhiều nhất là các trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Con số trung tâm giáo dục nghề nghiệp bên ngoài hệ thống công lập chiếm 44%. Một mạng lưới dày và rộng đã bao phủ khắp các miền tổ quốc, từ đó mà tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho người lao động có thể dễ dàng đăng ký tham gia học nghề. Hoạt động tuyển sinh đã gặt hái được nhiều chuyển biến tích cực, đã đạt được kế hoạch đề ra. Trong đó, các ngành nghề có nhu cầu tuyển sinh cao nhất trên toàn cả nước bao gồm: Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Quản trị mạng, hàn, Công nghệ thông tin. Chính sách thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp Chất lượng đào tạo đã được cải thiện, trong đó nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã xác định việc tuyển sinh chính là một nhiệm vụ tiên quyết, nắm giữ và quyết định tới sự phát triển của cơ sở. Do vậy mà các cấp quản lý tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã nỗ lực rất nhiều trong việc thực hiện các giải pháp thiết thực nhất nhằm thu hút học viên tìm hiểu giáo dục nghề nghiệp là gì và tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Các cơ sở đã phối hợp hiệu quả với hệ thống trường học từ hệ trung học cơ sở đến cấp trung học phổ thông để tiến hành tổ chức các buổi tư vấn định hướng nghề nghiệp nhằm mục tiêu hình thành cho học sinh định hướng nghề nghiệp phù hợp. Nhờ vậy, kết quả đạt được rất khả quan, số học sinh sau tốt nghiệp có thể tìm việc làm và tự tạo việc làm đạt một con số rất lớn với 70%, một số nghề hot còn đạt tới 90% tổng số đào tạo và tìm việc. Mức lương kiếm được từ các công việc cũng khấm khá, dao động bình quân từ 7 đến 10 triệu đồng mỗi tháng. 5.2. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề chất lượng cao Căn cứ vào dự báo từ Cục việc làm thì tới năm 2020 sẽ có mức cung đạt được 58,3 triệu lao động, con số này tăng lên 62 triệu người đến năm 2025. Ngành nghề được xác định sẽ có nhiều lao động nhất chính là nghề chế biến, chế tạo, hoạt động trong ngành dịch vụ - thương mại, kinh doanh bất động sản, xây dựng và du lịch,… Đẩy mạnh hoạt động nghề nghiệp đi theo chế độ chất lượng cao, Bộ giáo dục đã đề ra các nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục nghề nghiệp đó là: đồng bộ hóa các giải pháp vừa đổi mới, vừa nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề chất lượng cao là chủ yếu, từ đó có thể đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu nhất trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.   Chú trọng vấn đề tự chủ và tự chịu trách nhiệm tại những cơ sở giáo dục công lập theo một lộ trình nhất định, từ đó áp dụng cả những tiến bộ của công nghệ kỹ thuật trong hoạt động đào tạo, tiến hành xây dựng chuẩn giáo dục.

Coi nguyên bài viết ở: Giáo dục nghề nghiệp là gì? Mục tiêu quan trọng của giáo dục nghề nghiệp

#timviec365.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét