Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Xe gắn máy là gì? Quy định nào cho xe gắn máy ở Việt Nam

Xe gắn máy là gì? Quy định nào cho xe gắn máy ở Việt Nam

1. Xe gắn máy là gì? Trong tiếng Pháp, xe gắn máy có nghĩa là Motocyclette, đây được hiểu là loại phương tiện di chuyển có hai bánh theo chiều trước - sau và chuyển động nhờ vào động cơ được gắn trên nó. nhờ lực hồi chuyển con quay nên khi chạy xe sẽ giảm dộ sóc, ổn định hơn khi chạy và di chuyển. Với xe gắn máy thì người lái sẽ điều khiển xe bằng cách điều khiển tay lái nối liền với trục bánh trước của xe gắn máy. Hiên nay xe gắn máy được thiết kế theo nhiều kiểu dáng khác nhau để phù hợp với xu hướng của thời đại và đa dụng, phù hợp với mọi địa hình, …Ngoài những thiết kế đa dụng thì cũng có một số kiểu xe gắn máy được thiết kế theo kiểu gắn thùng bên cạnh xe, dùng để chở thêm người hoặc hàng hóa. Những dòng xe kiểu vậy còn có tên gọi khác là xe 3 bánh hay là xe sidecar Có nhiều loại xe hai bánh: xe chạy mọi địa hình (off-road), xe chạy trên đường thường (streetbike), xe đa dụng... Một vài loại xe có gắn thùng bên cạnh để chở người hoặc hàng và có 3 bánh gọi là xe ba bánh hay xe sidecar. 2. Xe gắn máy có từ bao giờ Xe hai bánh có từ nửa cuối thế kỷ 19, vào năm 1885 ở một địa danh thuộc Stuttgart xe gắn máy đã được  phát minh ra bởi hai người Đức là Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach  ở Bad Cannstatt Trước khi được phát minh ra thành công thì ý tưởng xe gắn máy đã nổ ra trong rất nhiều các ý tưởng của các kỹ sư và nhà phát minh, họ chế tạo ra nhiều các động cơ có thể chuyển động khác nhau, đặc biệt là ở thời điểm trong khoảng cuối thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19 ở một số nước của Châu Âu các kỹ sư và nhà phát minh đã cho ra đời của các phát minh như: động cơ hơi nước (do James Watt sáng chế), động cơ điện (do Michael Faraday sáng chế) hay xe đạp, động cơ đốt trong (do Etienne Lenoir sáng chế) và còn rất nhiều các ý tưởng, phát minh khác Từ những y tưởng, phát minh đó,  các kỹ sư và nhà phát minh đã lần lượt cho ra đời những mẫu "xe đạp gắn động cơ" vào khoảng nửa cuối của thế kỷ 19, đánh dấu mốc cho lịch sử phát triển sau này của xe gắn máy. Tại các nước, xe gắn máy có sự ra đời và phát triển như sau: 2.1. Xe gắn máy đầu tiên tại Pháp Chiếc xe gắn máy đầu tiên ra đời tại Pháp bắt đầu chỉ là một chiếc xe đạp gắn động cơ hơi nước do Pierre Michaux (sinh năm 1813 và mất năm 1883 – ông chỉ là một thợ rèn, người chuyên cung cấp các phụ tùng cho các dòng xe thương mại ở Paris vào những năm 1850 và năm 1860) và Louis-Guillaume Perreaux (sinh năm 1816 và mất năm 1889 - ông là kỹ sư người Pháp, Louis-Guillaume Perreaux  là người đã thiết kế ra chiếc xe đạp được gắn động cơ hơi nước và sử dụng nhiên liệu cồn đầu tiên tại Pháp) phát minh và thực hiện. Sau khi phát minh xe gắn máy của họ ra đời, chiếc xe đã được cấp bằng phát minh sáng chế vào năm 1868 và năm được trình bày ra mắt cho công chúng vào năm 1869. Tuy nhiên, xe gắn máy Michaux-Perreaux phần lớn đều nhận được sự công nhận. Hiện tại, bản gốc duy nhất của chiếc Michaux-Perreaux đang được lưu giữ tại bảo tàng Ile-de-France của Pháp Thành phần cấu tạo chính của chiếc Michaux-Perreaux bao gồm khung bằng sắt rèn và được thiết kế theo dạng khung xe đạp, tuy nhiên có sự sửa đổi đôi chút để lắp động cơ hơi nước nhỏ như tạo khoảng trống bằng cách cho yên ngồi nâng lên. Giữ lại bàn đạp, bánh xe sau nhỏ hơn bánh xe trước và kết cấu từ gỗ bọc sắt rèn hay nan hoa bằng sắt rèn. Động cơ xe được gắn lên thanh dọc của khung tạo một góc nghiêng 45 độ, công suất 0,5 mã lực, xe chuyển động theo cơ cấu gồm bánh ròng rọc và dây cu roa. Tuy nhiên có một hạn chế nhỏ là chiếc xe gắn máy đầu tiên của Pháp này vẫn chưa thiết kế được bộ phận phanh và giảm sóc nên khi di chuyển, người điều khiển gặp không ít. Vận tốc tối đa của chiếc xe gắn máy lúc bấy giờ đạt 15 km/h. 2.2. Xe gắn máy đầu tiên tại Mỹ Sau khi ra đời tại Pháp vào năm 1868 thì chiếc xe gắn máy đầu tiến cũng nhanh chóng được Mỹ cho ra đời vào năm 1869 do Sylvester H.Roper sáng chế phát minh. Sylvester Howard Roper (sinh năm1823 và mất năm 1896 – ông là một nhà phát minh của nước Mỹ sung mãn trên nhiều lĩnh vực. Chiếc xe gắn máy được lấy theo tên ông là chiếc Roper Chiếc Roper tuy có sự kết hợp giữa động cơ hơi nước với xe đạp nhưng vị trí lắp đặt động cơ lại được đặt giữa hai bánh với kết cấu bao gồm: khung xe bằng thép, 2 bánh xe bằng nhau, khoảng cách là 49 inch tính từ trục bánh trước và bánh sau, bánh xe có đường kính 34 inch, được cấu tạo từ gỗ bọc thép ở mặt ngoài; nồi hơi dùng than treo dưới yên ngồi. Chiếc Roper có công suất động cơ 0,5 mã lực và đạt tốc độ 16 km/h, có nhiều tính năng như: vận hành bướm ga, có hệ thống phanh tuy nhiên nó lại cũng mang lại một số hạn chế như gây tiếng ồn lớn khi sử dụng. Hiện tại, nguyên mẫu của chiếc xe gắn máy hơi nước Roper1869 đang được lưu giữ tại Viện Smithsonian Hoa Kỳ 2.3. Xe gắn máy đầu tiên tại Đức Đây có thể được coi là chiếc xe gắn máy hoàn chỉnh nhất so với chiếc xe gắn máy tại Pháp và Mỹ, chiếc xe Reitwagen ra đời vào năm 1885 do Gottlieb Daimler thực hiện và cấp bằng chế vào ngày 11 tháng 8 năm 1886 cho Gottlieb tại Đức Bản nguyên mẫu của chiếc Reitwagen đã bị thiêu dụi trong một vụ cháy lớn vào năm 1903 tại nhà máy ở Cannstatt, hiện tại các bản Reitwagen đang được trưng bày ở một số bảo tàng chỉ là bản sao theo nguyên mẫu của bản gốc 3. Xe gắn máy được quy định như thế nào tại Việt Nam Tại Việt Nam, việc điều khiển xe gắn máy nói riêng và loại hình xe cơ giới nói chung thì người điều khiển xe cần phải có Giấy phép lái xe, ngoài ra ở một số địa phương tại Việt Nam thì xe gắn máy còn được gọi lóng là ngựa sắt. Quy định về xe gắn máy được áp dụng theo khoản 1 của Điều 4 trong Thông tư số 91/2015/TT – BGTVT như sau: Khi tham gia giao thông trên đường bộ (không bao hàm đường cao tốc), tính cả các đường, các nhánh ra vào trong đường cao tốc, thì người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe được quy định trên biển báo hiệu đường bộ; tại những đoạn đường không có biển báo hiệu đường bộ quy định về tốc độ, quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện các quy định tại Thông tư này. Riêng đối với tốc độ, khoảng cách an toàn xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự chỉ phải tuân thủ theo quy định tại Điều 8 và Điều 12 của Thông tư này” Từ thông tư theo quy định trên thì người điều khiển xe gắn máy khi điều khiển giao thông trên đường bộ sẽ phải tuân thủ theo quy định về tốc độ đối với xe gắn máy được ghi trên biển báo hiệu đường bộ; nếu trường hợp tại những đoạn đường bộ không có biển báo hiệu quy định về tốc độ thì người điều khiển phương tiện xe gắn máy phải tuân thủ theo các quy định như sau: tốc độ tối đa cho phép đối với xe gắn máy không quá 40 km/h, người lại không bị mắc các tật khúc xạ về mắt và phải được xác định theo báo hiệu đường bộ áp dụng tại Điều 6, Điều 7 Điều 8 và Điều 9 trong Thông tư 91/2015/TT- BGTVT. 4. Xe gắn máy và xe máy có khác nhau Trong các quy định của luật tham gia giao thông thường chỉ nhắc đến xe moto, xe gắn máy nên nhiều người lại tưởng nhầm là là "môtô phân khối lớn" và xe gắn máy là xe máy trong khi thực chất xe moto lại là xe máy.  Theo quy chuẩn 41- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, trong điều 4, mục 4.30 và 4.31 ghi rõ quy định như sau:  - Mục 4.30: Xe môtô được định nghĩa là xe cơ giới có hai bánh (không bao gồm xe gắn máy) hoặc ba bánh và các loại xe tương tự có thể dùng để vận chuyển hàng hóa, hành khách, xe di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và có trọng lượng không quá 400kg đối với xe môtô hai bánh và đối với môtô 3 bánh thì sức chở không quá 350 kg đến 500 kg. - Mục 4.31: Xe gắn máy được định nghĩa là phương tiện chạy bằng động cơ, cũng vẫn có hai bánh hoặc ba bánh và di chuyển với vận tốc không lớn hơn 50 km/h và không được lớn hơn 50 cm3 nếu trong trường hợp động cơ dẫn động là động cơ nhiệt Như vậy có thể thấy, xe môtô chính là xe máy và xe gắn máy không phải là xe máy. Có thể kể đến một số xe như:  Yamaha Sirius, Honda Wave, Honda SH, Vespa, môtô như Yamaha FZ150i, R3 đây đều được gọi là xe máy và trong các văn bản quy định pháp luật thì nó sẽ được gọi chung là xe môtô.  Còn xe gắn máy chính là những xe sẽ có dung tích 50 phân khối đổ lại và tốc độ di chuyển tối đa của xe gắn máy không được phép vượt qua mức 50 km/h. Có thể kể đến một số dòng xe gắn máy đặc trưng như: Mobyllete, Velo solex. Những dòng xe này phần lớn thuộc dạng xe đạp máy hay còn có thể gọi là moped. Hiện nay xe  máy điện  cũng được xếp vào hàng xe gắn máy.  Trong quy định về tốc độ tối đa thì xe máy sẽ có tốc độ tối đa là 60 km/h đối với trường hợp chạy trong khu dân cư và 70 km/h đối với trường hợp ngoài khu dân cư. Còn xe gắn máy thì tốc độ tối đa là 40 km/h Như vậy, có thể thấy xe máy và xe gắn máy là 2 loại hình phương tiện di chuyển có hình dạng tương đối giống nhau tuy nhiên sẽ khác nhau về khối lượng, tốc độ cho phép di chuyển nên bạn đừng để nhầm lẫn nhé.  5. Các loại xe gắn máy - Xe gắn máy có thể được phân loại thành hộp số tay và hộp số tự động và có mục đích sử dụng phù hợp đa dụng với mọi địa hình. Nhưng nhìn chung xe gắn mãy sẽ được thiết kế chính theo các hình dạng như sau: - Xe gắn máy sườn thấp: Đây là dòng xe được thiết kế phù hợp cho nữ, phần yên xe được làm thấp xuống để tiện bước lên xuống, bình xăng nhiên liệu được đặt ở dưới yên, xe có phân khối nhỏ từ 50 đến 170 phân khối - Xe sườn cao: Đối với dòng xe này, sườn xe được thiết kế cao ngang với yên hoặc sẽ cao hơn, giữa sườn thường đặt bình chứa nhiên liệu. Loại xe này rất phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Cannada và các nước châu Âu. - Xe số tay - Xe tay ga    

Coi bài nguyên văn tại: Xe gắn máy là gì? Quy định nào cho xe gắn máy ở Việt Nam

#timviec365.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét