Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Điều tra là gì? Các thông tin về điều tra hình sự

Điều tra là gì? Các thông tin về điều tra hình sự

1. Điều tra là gì? Thông tin về công việc điều tra Nếu trong xã hội, có một người bị mắc lỗi nghiêm trọng, cần đến sự can thiệp của pháp luật. Sau khi nhận được đơn tố cáo của bên nguyên đơn, cơ quan nhà nước và những người có thẩm quyền sẽ tiến hành công đoạn điều tra. Việc điều tra phải dựa trên căn cứ cũng như quy định của pháp luật, đồng thời phải phối hợp với Viện kiểm sát để giám sát quá trình điều tra. Điều tra là hoạt động tố tụng hình sự do người và cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm khám phá ra sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ phục vụ nhu  cầu của con người trong lĩnh vực phòng. chống tội phạm làm cơ sở cho việc truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Các quan điểm về khái niệm điều tra 2.1. Tại Liên Xô - Quan điểm thứ nhất: Điều tra là một hoạt động được sử dụng trong trong tố tụng hình sự với mục đích thu thập và có thêm chứng cứ. Có thể thấy với quan điểm này đã xác định cho mọi người biết điều tra là thu thập chứng từ nhưng lại không đề cập tới phương pháp thực hiện hành vi điều tra đó . Điều này sẽ khiến cho ta lầm tưởng rằng đây là việc thu thập chứng cứ đã có sẵn. Quan điểm trên cũng chưa đề cập tới vấn đề ai là người điều tra và mục đích của việc điều tra là gì và điều tra dựa trên nguyên tắc nào. - Quan điểm thứ hai: Điều tra là một dạng hoạt động tìm ra các chứng cứ từ đó đi phân tích, đánh giá mức độ liên quan của các chứng cứ với vụ án của điều tra viên được thực hiện theo quy định của pháp luật. Quan điểm này đã lên được chủ thể của hoạt động điều tra, tuy nhiên lại không đề cập tới vấn đề chứng cứ có được bằng cách nào. Tương tự với quan điểm thứ nhất, quan điểm này cho mọi người hiểu được chứng cứ phải có trước khi tiến hành các hoạt động điều tra. Điều này sẽ khiến cho bản chất của dự án không còn đúng sự thật rằng tính sáng tạo của hoạt động điều tra không có mà chỉ là một hành động đơn điệu, máy móc. - Quan điểm thứ ba: Điều tra là các hoạt động tố tụng với những hành vi phát hiện, và thu thập các thông tin thực tế với mục đích thu thập các chứng cứ. So với hai quan điểm trên thì quan điểm này có phần tích cực hơn bởi quan điểm này đã phân biệt được giữa khách thể trong hạt điều tra với kết quả thu được. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn còn mặt hạn chế đó là chưa thể hiện được hết nội dung của nhận thức làm chuyển hóa thông tin như là quan sát, hỏi và các phương pháp luật tố tụng hình sự quy định. Như vậy, có thể thấy đặc điểm chung của các quan điểm là nêu nổi bật được bản chất trong hoạt động điều tra đó chính là thu thập , củng cố và thu giữ nhwungx thông tin liên quan đến vụ án. Tuy nhiên thì điều khác nhau giữa các quan điểm trên là đối tượng mà chủ thủ điều tra hướng tới là ai. 2.2. Trong pháp lý Việt Nam - Quan điểm thứ nhất: Điều tra là công tác tố tụng hình sự được tiến hành nhằm phát hiện sự thật được thực hiện bởi cơ quan điều tra Quan điểm này ý muốn nói điều tra là tổng hợp các hành vi thực hiện trong giai đoạn điều tra và do cơ quan điều tra thực hiện. Cách biểu đạt này trong quan điểm này không thể làm rõ được khoảng cách giữa chức năng của cơ quan điều tra với các hoạt động điều tra, sự đồng nhất giữa giai đoạn điều tra và hoạt động điều tra. - Quan điểm thứ hai: Coi điều tra là bao gồm mọi hoạt động tố tụng trong quá trình điều tra,  quan điểm này mang mang tính chất cục bộ, phiến diện phạm vị hoạt động điều tra bởi nó chỉ được tiến hành trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự mà thôi. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động điều tra được tiến hành xuyên suốt quá trình tố tụng hình sự như là điều tra, truy tố, và đưa ra xét xử vụ án với những mục đích khác nhau nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Vậy nên, chưa có một định nghĩa nào mang tính toàn diện, chưa thể nói lên hết bản chất của hoạt động điều tra - Quan điểm thứ hai: Để thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra cùng với viện kiểm sát và tòa án sẽ đưa ra triệu tập những người có liên quan hoặc biết về vụ án để lấy thông tin vụ án từ họ. Sau đó mới tiến hành khám xét, khám nghiệm và thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp các đồ liên quan đến vụ án như giấy tờ, vật dụng,... Đối với quan điểm này, họ cho rằng cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án là người xác định sự thật một cách khách quan của vụ án. Bên cạnh đó, quan điểm có sự nổi trội hơn các khái niệm khác đó chính là đã nhìn nhận được đúng người thực hiện hoạt động điều tra rộng hơn. Tuy nhiên, điểm bất cập của khái niệm này là nhầm lẫn giữa các hoạt động của cơ quan điều tra với hoạt động điều tra, giữa vai trò của từng hoạt động với vai trò của các cơ quan điều tra và viện kiểm sát. 2.3. Về mặt luật thực định Hiện nay Việt Nam chưa có một khái niệm nào nói về khái niệm hoạt động điều tra về mặt luật thực định và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa đưa ra lời giải thích về vấn đề này. 2.4. Khái niệm của hoạt động nhân thức Điều tra là một hoạt động của nhận thức khi được nhìn ở góc độ từ góc độ của lý luận phản ánh. Ngay từ bước đầu tiên của quá trình điều tra - thu thập chứng cứ, thì đã trở thành một dạng của nhận thức. Đây được cho là những vấn đề quan trọng trong việc thu thập chứng cứ với ý nghĩa là hoạt động nhận thức. 3. Qúa trình của công việc điều tra Trước tiên để có thể thực hiện công việc điều tra, người điều tra phải có chỉ thị đưa xuống hoặc xin sự đồng ý của tòa án địa phương và lệnh của của đơn vị có thẩm quyền, tuy nhiên để xin được lệnh đồng ý cho điều tra, người điều tra cần phải có chứng cứ cụ thể. Trong quá trình đầu tư, người điều tra phải tuân thủ mọi quy tắc của đơn vụ đề ra - Thông báo cho bị cáo biết tội danh của mình - Tiến hành điều tra và thẩm phán tình trạng của từng người. Yêu cầu bị cáo tương luận lại quá trình gây án. Nếu bị cáo nhất quyết không nói, người điều tra phải tự đi thu thập bằng chứng, quan sát hiện trường, từ đó dựng hiện trường  giả. Để có thể phát hiện  mà bị cáo nói. - Cho phép bị cáo chọn luật sư để tiến hành bào chữa cho mình, giúp bị cáo giảm nhẹ tội. Khi điều tra. Những công việc phải như hỏi cung, hay chứng cứ thì các tài liệu này phải được cất giữ để làm nhân chứng trước tòa. Những tình tiết điều tra được phải được ghi lại. Bên cạnh việc điều tra bị cáo và thu thập các chứng từ thì người điều tra còn phải điều tra các nhân chứng có liên quan đến vụ án. Trong quá trình điều tra, tuyệt đối không được sử dụng quan điểm các nhân để phán xét bị cáo. Sau khi có đầy đủ chứng cứ để khẳng định được tội danh của bị cáo, người điều tra phải nộp toán bộ chứng cứ và các bên liên quan cho thẩm phán. 4. Mục đích của việc điều tra Công việc điều tra được cho là một công đoạn làm tỏ mọi chuyện của vụ án. Giúp người có thẩm quyền nắm bắt được tình hình vụ án, từ đó đưa ra cái nhìn đúng đắn về tính chất và mức độ nghiêm trọng của sự việc. Trên cơ sở đó, đưa ra quyết định xem bị cáo vô tội hay có tội, mức độ xử lý bị cáo như thế nào. 5. Vai trò của điều tra Đối với một cơ quan hoạt động trong tư pháp hình sự thì công việc điều tra là một chức năng vô cùng quan trọng. Từ việc tìm ra các bằng chứng và phân tích các sự việc diễn ra , áp dụng các nguyên tắc và trong quyền hạn của mình để xác định được đúng người đúng tội. Công việc điều tra góp phần vào làm sáng tỏ mọi chuyện, giúp xã hội loại bỏ những hành vi vi phạm tội phạm tội xấu và không lành mạnh. Giúp xã hội ổn định và lành mạnh hơn. Điều tra là một trong những công đoạn trong việc tìm ra sự thật trong vụ án tố tụng hình sự, trong quá trình điều tra vụ án, người điều tra sẽ dựa trên nhiệm vụ quy định của pháp luật và bằng kỹ năng nghiệp vụ để tiến hành tìm ra bằng chứng, thực hiện phân tích các tình tiết trong vụ án để tìm ra nguyên nhân và quá trình xảy ra vụ án . Khi nào thì cần điều tra? Người điều tra bắt đầu thực thi nhiệm vụ điều tra của mình là khi có sự chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền trong việc tiến hành tố tụng hình sự. Sau khi cơ quan nhận được đơn tố cáo thì công việc điều tra được cho là công đoạn kết thúc của việc kết thúc việc tiếp đơn tố tụng, nhưng đồng thời cũng là công đoạn đầu tiên bắt đầu một vụ án, có trách nhiệm truy tố bị cáo. Bản chất của công việc điều tra là nội hàm của hoạt động nhận thức. Muốn làm tốt công việc điều tra tội phạm, người điều tra cần phải tìm hiểu mà nhận thức đúng dắn bản chất, điều tra một cách cẩn thận, đặc biệt là phải tuân thủ những quy định của cơ quan đối với công việc. Áp dụng mọi kiến thức chuyên môn, kỹ năng cũng như kinh nghiệm để bắt đúng người, đúng tội. 6. Một vị trí công việc áp dụng nghiệp vụ điều tra 6.1. Cảnh sát hình sự Cảnh sát hình sự là người thực hiện công việc điều tra tội phạm về việc trật tự xã hội, có nhiệm vụ tiến hành các công việc trinh sát và một số hoạt động theo quy định của đơn vị công tác như điều tra, giúp xã hội phòng ngừa và ngăn chặn các tội phạm. Vậy cảnh sát hình sự phải làm các công việc gì Sau khi tiếp nhận lệnh của cấp trên, người cảnh sát sẽ lên kế hoạch tìm ra bằng chứng, chứng cớ để làm sáng tỏ vụ án. Để làm được điều đó, người công sát cần phải trải qua một quá trình điều tra  gian lao. Ngoài việc mất nhiều thời gian và công sức, người cảnh sát còn phải đối mặt với những rủi ro. Trong quá trình điều tra, nếu có tình huống nguy hiểm xảy ra thì phải liên hệ với cấp trên để xin trợ cấp. Lưu ý: trong quá trình điều tra, cảnh sát phải điều tra một cách cẩn thận, nắm bắt tất cả chi tiết trong vụ án. Kỹ năng của ngành cảnh sát - Có trình độ  chuyên môn, nghiệp vụ cao Để có thể làm được một cảnh sát hình sự truwowsv tiên bạn phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bởi đây là một công việc khá là phức tạp, bạn phải được đào tạo bài bản mới có thể thực hiện công việc này. - Dũng cảm, nhạy bén Như  đã nói ở trên, đây là một ngành bạn phải đối diện với rủi ro rất cao, việc bạn phải chạm mặt với những tên cướp, những kẻ sát nhân,.. chính lúc này bạn sẽ phải đối mặt với nguy hiểm. Vậy nên, công việc này đòi hỏi người thực hiện phải có sự nhạy bén để kịp ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Kèm theo là sự dũng cảm, đối mặt với những nguy hiểm có thể xảy ra. - Có lòng yêu công việc Để có thể sẵn sàng hy sinh vì công việc thì trước hết bạn phải có tình yêu với công việc này, hay đúng hơn là tình yêu đối với đất nước, với nhân dân. Chỉ  cần có những tình yêu đó, bạn sẽ luôn cố gắng để mang lại cho xã hội này một sự yên bình và tươi đẹp. 6.2. Thám tử  Thám tử là người thực hiện các công việc điều tra các vụ việc do cơ quan nhà nước ban hành hoặc theo cá nhân nhằm thu thập các chứng cứ để phá án, tìm ra sự thật. Thám tử có hai dạng đó chính là thám tử trong lực lượng cảnh sát và thám tử tư. Cũng giống như nghề cảnh sát hình sự, thám tử là thực hiện các công việc liên quan đến điều tra nhưng quy mô của công việc thám tử rộng hơn. Vậy làm sao để trở thành thám tử? Công việc thám tử đòi hỏi ở người thực hiện phải có những trình độ và kỹ năng ca mới có thể làm được công việc này. - Phải là người có trình độ chuyên môn, đã qua đào tạo ở các lớp chuyên ngành hoặc nghiệp vụ để có những kiến thức, sự hiểu biết sâu về công việc này. - Có các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc như kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá,... - Có đạo đức nghề nghiệp, người thám tử cần phải làm việc một cách tận tình để đưa ra kết quả chính xác, tuyệt đối không được bịa, xuyên tạc vụ án. Đặc biệt với một vai trò là một thám tử, người thực hiện phải tuyệt đối giữ bí mật thông tin. Đây được cho là điều cấm kỵ nhất đối với công việc thám tử. Công việc của một thám tư tư - Tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng khi khách hàng có nhu cầu thuê thám tử - Thông báo quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên với khách hàng - Lấy thông tin từ khách hàng Khai thác thất nhiều thông tin. càng nhiều thông tin thì việc điều tra của thám tử sẽ càng dễ dàng hơn. - Ký kết hợp đồng - Bắt tay vào qúa trình điều tra, tìm ra bằng chứng liên quan đến vụ việc, phân tích tình hình và báo cáo với khách hàng khi phát hiện ra điều gì đó hoặc khi đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Còn đối với thám tử trong ngành nhà nước thì công việc cũng tương tự như công an cảnh sát hình sự. “Điều tra” là một cụm từ đã quen thuộc trong cuộc sống, nhưng điều tra trong pháp luật thì không hẳn ai cũng biết. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về điều tra là gì? Các thông tin liên quan đến điều tra hình sự. trong pháp luật, giúp bạn hiểu rõ hơn về cụm từ này trong các lĩnh vực để có thể sử dụng cụm từ này một cách hiệu quả.  

Tham khảo bài gốc ở: Điều tra là gì? Các thông tin về điều tra hình sự

#timviec365.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét