Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Giúp bạn gải đáp thắc mắc về nơi cư trú và nghề công an xã

Giúp bạn gải đáp thắc mắc về nơi cư trú và nghề công an xã

1. Nơi cư trú và những vấn đề liên quan Nơi cư trú, cụm từ mà chắc hẳn chúng ta đã từng nghe qua, đôi khi là nghe qua rất nhiều lần. Nhất là đối với những người đã từng viết hồ sơ, giấy tờ thông tin cá nhân, nơi cư trú là một trong những thông tin quan trọng bắt buộc điền đầy đủ. Vậy bạn đã hiểu rõ nơi cư trú là gì? 1.1. Cư trú là gì? Cư trú có thể được hiểu là nơi trú ngụ, nơi ngủ, nơi ở lại của một đối tượng nào đó. Đối tượng đó có thể là động vật hoặc con người. Ví dụ chim di cư tránh rét. Nơi mà đàn chim di cư đó chọn để nghỉ lại, ngủ lại trên đường cư trú của mình gọi là nơi cư trú, hoặc nơi mà đàn chim di cư đến, và ở lại trong một khoảng thời gian nhất định cũng được gọi là nơi cư trú. Còn đối với con người nơi cư trú được hiểu với nghĩa rộng hơn, chỉ nơi ở của con người. Ví dụ như nhà ở, phòng trọ, quận huyện, tỉnh thành, … Vậy cụ thể thì nơi cư trú của con người là gì? 1.2. Nơi cư trú là gì? Nơi cư trú có thể hiểu là nơi mà công dân thường sinh sống, là nơi con người định cư lâu dài để làm ăn sinh sống. Nơi cư trú của con người có thể cố định như nhà ở, nhưng cũng có thể được chuyển đổi như phòng trọ. Tuy nhiên, nhà nghỉ sẽ không được xét vào trường hợp nơi cư trú. Nơi cư trú hợp pháp là nơi mà người dân cư trú đã đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú tạm vắng theo đúng quy định của pháp luật. Chính quyền nơi cá nhân đăng ký tạm trú tạm vắng, đăng ký hộ khẩu thường trú sẽ là người trực tiếp quản lý cá nhân cư trú tại địa phương đó. Nơi cư trú tồn tại dưới hai dạng thức chính đó là nơi thường trú (mang tính lâu dài) và nơi tạm trú ( tạm trú trong một thời hạn nhất định ). Tùy vào đặc điểm nơi sinh sống, thời gian sinh số của người đăng ký mà họ được quyền đăng ký nơi tạm trú hay nơi thường trú. 1.3. Các loại hình nơi cư trú Như chúng ta đã nói, cư trú có hai dạng thức chính là nơi thường trú và nơi tạm trú. Thông qua hai từ “thường” và “tạm” có lẽ rằng chúng ta đã cơ bản hiểu được hai hình thức cư trú này. Cùng là hai hình thức cư trú nhưng thường trú và tạm trú có một số khác biệt cơ bản như sau : 1.3.1. Nơi thường trú Nơi thường trú, đó là nơi mà đã công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, đã đăng ký thường trú tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và không có dấu hiệu di dời, hoặc có thể di dời nơi sinh sống nhưng sau một khoảng thời gian tương đối dài. Những người đăng ký hộ khẩu thường trú thường chính là những người đã sinh ra và lớn lên tại đó; hoặc những người chuyển nhà đến địa phương đó để sinh sống lâu dài; hoặc là vợ (chồng) sau khi kết hôn chuyển hẳn sang nhà chồng (vợ) sinh sống. Nhìn chung những người đăng ký hộ khẩu thường trú là những người đã, sẽ sinh sống làm ăn lâu dài tại địa phương đó, có hộ khẩu xác nhập vào hộ khẩu dân cư của địa phương đó. Đối với trường hợp đăng ký hộ khẩu thường trú, người đăng ký nơi thường trú sẽ có trách nhiệm đăng ký hộ khẩu thường trú tại công an cấp quận, cấp huyện, hoặc thị xã (các cấp chính quyền tương đương) nếu dân cư đó sinh sống tại những thành phố trực thuộc trung ương và được cấp sổ hộ khẩu. Trường hợp dân cư đó sinh sống tại địa phương không trực thuộc trung ương, họ có trách nhiệm khai báo đăng ký hộ khẩu thường trú tại công an xã đối với cấp xã và khai báo với công an thị trấn đối với cấp thị trấn, đây là những cơ quan trực thuộc huyện. Còn nếu bạn sống tại thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh bạn có trách nhiệm khai báo, đăng ký hộ khẩu thường trú tới cấp chính quyền tương đương.Đối với trường hợp đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương lại có một số khác biệt, khắt khe hơn như sau: Đầu tiên, đó là người đã có hộ khẩu thường trú tại thị xã, thành phố đó, họ đồng ý, xác nhận đồng cho người đăng ký hộ khẩu thường trú được nhập khẩu vào gia đình họ. Trường hợp này thường diễn ra với vợ hoặc chồng sau khi cưới, hoặc con nuôi, hoặc họ hàng gia định muốn chuyển nơi sinh sống. Thứ hai, những người đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương phải là những người được tuyển dụng đến, hoặc được chuyển công tác đến thành phố trực thuộc trung ương đó. Hơn nữa, cơ quan mà những người này làm việc phải là cơ quan nhà nước, hoặc cơ quan ký với người đăng ký thường trú hợp đồng vô thời hạn, có tính chất lâu dài. Tiếp theo, người đăng ký hộ khẩu thường trú là người đã sinh sống tại đó, hoặc có chỗ ở tại đó. Chỗ ở ấy mang tính lâu dài, mang tính sở hữu chính chủ như nhà ở, chung cư chứ không phải chỗ ở của một cá nhân nào khác. Cuối cùng, bạn có thể đăng ký hộ khẩu thường trú khi trước đây bạn đã từng sinh sống và đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương này rồi, sau đó bạn chuyển công tác hoặc đi đâu đó một thời, bạn quay trở lại sinh sống. Vậy nên theo quy định của pháp luật bạn vẫn có quyền đăng ký hộ khẩu đây. Nhìn chung, hình thức đăng ký thường trú có nhiều quy định khắt khe hơn bởi lẽ nó còn ảnh hưởng đến quá trình quản lý công dân, lao động, … đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.Từ đó tính ra được những điều kiện để phát triển kinh tế của địa phương đó. Nơi cư dân đăng ký thường trú là nơi cư dân đó được quyền sinh số vô thời hạn theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn thành quá trình đăng ký thường trú, người đăng ký sẽ được cấp sổ hộ khẩu, hoặc được xác nhập vào sổ hộ khẩu của người đã sống tại địa phương từ trước. Đây chính là cột mốc đánh dấu rằng bạn đã nằm trong quản lý của địa phương đó. 1.3.2. Nơi tạm trú Khác với thường trú, tạm trú là những nơi cư dân đăng ký hộ khẩu tạm trú, tạm vắng trong một khoảng thời gian nhất định. Những nơi đăng ký tạm trú tạm vắng thường là những nơi cư dân sinh sống ngoài nơi cư dân đã đăng ký thường trú. Những người đăng ký tạm trú thường là những đối tượng đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn nào đó, họ chuyển tới nơi ở mới để học tập, công tác, làm việc trong một khoảng thời gian nhất đinh. Vậy trong khoảng thời gian nhất định ấy họ có trách nhiệm khai báo tạm trú tạm vắng tại địa phương mình cư trú. Mục đích của việc khai báo tạm trú này là giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền họ có thể quản lý được người đang sinh sống, cư trú tại địa phương họ. Đồng thời, giúp địa phương mà người tạm trú đang thường trú có thể gián tiếp quản lý, cập nhật thông tin của người tạm vắng nơi họ. Quá trình đăng ký tạm trú cũng đơn giản, thủ tục nhanh gọn hơn so với đăng ký thường trú. Đó là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến sinh sống, cá nhân đó phải tới cơ quan có thẩm quyền để khai báo, đăng ký tạm trú tạm vắng. Khác với đăng ký thường trú, cư dân đăng ký thường trú sẽ chỉ được cấp sổ tạm trú hoặc được nhập tên vào sổ tạm trú của cá nhân trước đó. 1.3.3. Khác biệt của hai hình thức thường trú Đăng ký tạm trú hay đăng ký thường trú đều là đăng ký nơi cư trú, tuy nhiên hai hình thức này có một số khác biệt cơ bản sau đây : Thứ nhất là về thời gian : thời gian sinh sống của cá nhân đăng ký hai hình thức này là hoàn toàn khác nhau. Đối với đăng ký tạm trú, thời gian sinh sống của cư dân tại địa phương sẽ nằm trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào nội dung bạn khai báo trong giấy tạm trú tạm vắng. Nếu hết thời hạn tạm trú bạn người đăng ký có trách nhiệm tới cơ quan có thẩm quyền khai báo, đăng ký tạm trú lại. Còn với thường trú, thời gian sinh sống tại địa phương của cư dân sẽ là vô thời hạn. Thứ hai về thủ tục đăng ký : Vì hai hình thức đăng ký này là khác nhau nên thủ tục đăng ký thường trú là khác nhau. Khi đăng ký tạm trú thông thường bạn chỉ cần mang một số giấy tờ liên quan của bản thân và giấy khai báo tạm trú tạm vắng mag bạn đã xin tại địa phương mình sinh sống. Còn với đăng ký thường trú những thông tin bạn mang đi sẽ nhiều hơn, tùy thuộc vào yêu cầu của người thực hiện kê khai thường trú. Cuối cùng, sau khi khai báo thường trú quá trình điều tra những thông tin bạn cung cấp để đăng ký thường trú sẽ diễn ra cẩn thận hơn, trong thời gian lâu hơn so với tạm trú. Vì cơ quan thẩm quần họ cần có thời gian xác minh xem những thông tin bạn cung cấp đúng hay sai. Còn đối với khai báo thường trú, thời gian tiến hành nhanh hơn so với thường trú. Tuy nhiên giấy khai báo tạm trú tạm vắng sẽ là tài liệu không thể thiếu khi đi khai báo. 1.4. Quyền lợi và nghĩa vụ của người cư trú 1.4.1. Quyền lợi mà người cư trú được hưởng Công dân có quyền tự do trong việc chọn nơi cư trú, có quyền tiếp tục sinh sống và làm việc tại nơi đây hay chuyển sang nơi khác ? Tuy nhiên, dù có sinh sống ở đâu, lâu dài hay không lâu dài, dân cư đăng ký tạm trú hay thường trú thì họ vẫn phải có trách nhiệm đăng ký cư trú. Quyền lợi thứ hai mà công dân được hưởng đó là công dân có quyền chuyển từ đăng ký tạm trú sang đăng ký thường trú và ngược lại nếu dân cư đó đáp ứng đủ những yêu cầu của pháp luật về các điều kiện đăng ký thường trú, điều kiện đăng ký tạm trú. Dù là đăng ký thường trú hay đăng ký tạm trú thì cư dân đăng ký vẫn sẽ được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của một công dân. Được hưởng những chính sách ưu đãi của địa phương nếu có, được bảo vệ bởi lực lượng vũ trang tự vệ cấp địa phương. Riêng đối với người đăng ký tạm trú họ sẽ được hưởng đồng thời những quyền lợi của mình tại địa phương mình khai báo tạm trú theo đúng quy định của pháp luật và những quyền lợi tại địa phương mình thường trú. 1.4.2. Nghĩa vụ công dân cần thực hiện Bên cạnh một số quyền lợi trên, người dân có một số nghĩa vụ sau đối với địa phương mình cư trú. Cụ thể: Người cư trú có trách nhiệm khai báo, đăng ký tình trạng cư trú của bản thân, là thường trú hay tạm trú. Sau 30 ngày, dân cư nhập cư tại địa phương không khai báo tạm trú – thường trú là sai quy định của pháp luật, sẽ được tính vào trường hợp nhập cư bất hợp pháp. Ví dụ như sau 30 ngày sinh sống, người cư trú chưa đi đăng ký thủ tục cư trú, mà họ có xích míc với chủ nhà nơi họ cư trú, như bị kiện tụng, bị đuổi, … trường hợp này pháp luật khó can thiệp vì là nhập cư bất hợp pháp. Thêm vào đó, người cư trú dù là thường trú hay chỉ là tạm trú cũng phải có trách nhiệm bảo vệ của công của địa phương như bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, không được phép có những hành động hủy hoại cơ sở hạ tầng, di tích lịch sử, … Đồng thời phải tôn trọng những đặc trưng văn hóa của địa phương. Cuối cùng, dù sinh sống và làm việc tại bất kì đâu cư dân đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của Nhà nước, và thực hiện những quyền công dân cơ bản của mình. 1.5. Ý nghĩa của nơi cư trú và vai trò của đăng ký cư trú Nơi cư trú có thể hiểu đơn giản là “nhà”, là nơi ta đi về sớm tối, là nơi ta muốn đặt chân đến đầu tiên sau một ngày làm việc mệt mỏi, nơi ta thực hiện những sinh hoạt cá nhân. Dù là tạm trú hay thường trú thì đây đều là “chốn đi về” của mỗi người. Con người ta sẽ cảm thấy bình yên nhất, hạnh phúc nhất khi về nơi thân thuộc này của mình. Đối với cơ quan Nhà nước, việc khai báo, đăng ký nơi cư trú có ý nghĩa quan trọng giúp cho cơ quan đó có thể quản lý được đặc điểm dân cư trong địa bàn tỉnh. Từ sự quản lý này người ta có thể hoạch định những kế hoạch cụ thể để phát triển kinh tế phù hợp với tiềm năng của tỉnh. Khai báo, đăng ký thường trú tạm trú giúp cơ quan an ninh địa phương nắm được tình hình dân cư trong tỉnh. Từ đó đảm bảo được tình hình an ninh của địa phương, đồng thời dễ dàng khoanh vùng đối tượng khi có những trường hợp không may xảy ra. Nhất là đối với trường hợp người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam thì việc khai báo tạm trú, thường trú này lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn cả. 2. Công an – nghề nghiệp có vai trò quan trọng khi đăng ký cư trú Công an xã/phường/thị trấn họ là những người trực tiếp tham gia vào toàn bộ quá trình đăng ký, khai báo tạm trú, tạm vắng của dân cư sinh sống tại địa phương. Đồng thời họ cũng là người xác thực những thông tin mà người đăng ký cư trú khai báo. Khi đi đăng ký tạm trú hay thường trú, người đăng ký sẽ đến cơ quan công an địa phương để thực hiện việc đăng ký, khai báo tạm trú tạm vắng hay thường trú với họ. Đây cũng chính là cơ quan sẽ cấp sổ hộ khẩu, hoặc sổ tạm trú cho bạn. Trong lực lượng công an xã phan ra thành các cấp lớn nhất là trưởng công an xã, sau đó công an viên. Trưởng công an xã là người chịu trách nhiệm quản lý , đảm bảo trật tự an ninh của địa phương. Công an xã tuy không phải lực lượng được đào tạo chính quy nhưng vẫn trực thuộc Bộ Công an Việt Nam. Đây cũng là nghề nghiệp được nhiều người mong muốn và chọn lựa. Bởi lẽ, dù chỉ là lực lượng bảo vệ an ninh cấp cơ sở nhưng những công an xã vẫn luôn giữa vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ trật tự trị an của quốc gia. Không chỉ có vậy, mức lương thưởng cũng như những chế độ khác mà công an xã được hưởng cũng tương đối hấp dẫn. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn có thể tự trả lời  những câu hỏi nơi cư trú là gì? Nơi cư trú có vai trò và ý nghĩa như thế nào? Đến đâu để đăng ký thường trú và tạm trú? Cơ quan nào chịu trách nhiệm đăng ký cư trú cho bạn? Công an xã có vai trò gì trong quá trình đăng ký nơi cư trú? Mà chúng ta đã đặt ra ở đầu bài.

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Giúp bạn gải đáp thắc mắc về nơi cư trú và nghề công an xã

#timviec365.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét