Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

4 cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả trong phỏng vấn

4 cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả trong phỏng vấn

Khi chúng ta tham gia vào các buổi phỏng vấn xin việc làm thì ngôn ngữ cơ thể sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Bạn có biết vì sao chúng tôi lại khẳng định như vậy hay không? Bởi vì hầu hết chúng ta chỉ có một quỹ thời gian khá ngắn để có thể tạo nên ấn tượng tích cực về hình ảnh của bản thân trong mắt của nhà tuyển dụng. Chúng ta vẫn thường có cảm  giác lo lắng nhiều và điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố của ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, như tư thế. Khi những yếu tố này nhận về một áp lực nào đó thì đa số nó sẽ gửi đi những tín hiệu sai lầm trong nhận thức của nhà tuyển dụng. Nếu như biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn thì bạn sẽ nhận được tin tốt. Bởi vì ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp cho mọi người thể hiện được bản thân mình chính là một người ứng viên có sự tự tin, có lòng nhiệt huyết và một người đáng để nhà tuyển dụng trao cho sự tin tưởng. Vậy thì hãy tìm hiểu xem làm sao để có thể tạo ra được những ngôn ngữ cơ thể hiệu quả cho cuộc phỏng vấn thành công như mong muốn. Dưới đây là một vài gợi ý giúp các bạn có thể nhận biết được đâu là ngôn ngữ cơ thể giúp bạn thể hiện bản thân tốt nhất trong khi tham gia phỏng vấn và cách thể hiện chúng như thế nào? Thể hiện sự cởi mở và thân thiện trong thái độ Trong các buổi phỏng vấn, sự tương tác với nhà tuyển dụng một cách hợp lý là một điều quan trọng. Thông qua những sự tương tác cần thiết đó thì bạn hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn chính là một người ứng viên hết sức cởi mở, dễ gần gũi và rất trung thực. Những dạng ngôn ngữ mang theo biểu cảm của sự thận trọng và đề phòng sẽ tiết lộ rằng bạn đang có cảm xúc của sự sợ hãi hoặc bạn đang cố gắng che giấu điều gì đó và sợ mọi người biết. Phong thái của sự tự tin sẽ phụ thuộc vào một vài đặc điểm mang tính then chốt. Đầu tiên, thông qua sự chào hỏi. Bạn có thể chào hỏi nhà tuyển dụng bằng cách bắt tay đủ chặt và đủ tạo ra sự tin tưởng, kèm theo đó là một nụ cười thân thiện. Hãy nhìn vào đôi mắt của họ một vài giây để ngầm nói cho họ biết rằng bạn là người thẳng thắn như thế nào, bạn cũng không phải là người thích ra vẻ ta đây, mọi thứ đang diễn ra chỉ là bạn thể hiện rõ ràng phong thái tự tin của mình mà thôi. Thứ hai, bạn vẫn có thể giữ tư thế cởi mở trong cả quá trình phỏng vấn. Hãy đan hai tay vào với nhau ở phía trước, giữ cánh tay thả lỏng và có thể để trên đùi hoặc để khoanh trên mặt bàn. Tránh việc khoanh tay ở trước ngực hoặc đưa tay lên xoa cằm vì như thế sẽ tạo ra một tư thế rất trưởng giả và hách dịch. Chân để làm sao cho thoải mái, tránh việc ngồi bắt chân chữ ngũ. Ngay cả khi bạn đang mặc váy thì cũng nên cố gắng vắt chéo mắt cá chân với nhau. Nói chung tư thế cởi mở nên ngồi đúng mực, thẳng lưng và có cảm giác thoải mái, không bị cứng nhắc, gò bó. Một gợi ý nhỏ nhỏ nữa đó là mang theo mình một cuốn sổ tay để có thể tốc ký những điều quan trọng cần thiết khác. Nhưng đừng bị xao nhãng, tốc ký nhưng vẫn phải dành sự chú ý thường xuyên cho nhà tuyển dụng. Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn thông qua sự tập trung Nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang rất hào hứng và đặt nhiều hy vọng vào buổi phỏng vấn cũng như vị trí ứng tuyển này. Muốn thể hiện được điểu đó thì bạn nên thể hiện qua một thái độ chăm chú. Vì sự chăm chú có thể giúp bạn gửi đi những tín hiệu tích cực, nói cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang thực sự lắng nghe những điều nhà tuyển dụng nói. Chính điều này sẽ khiến cho bạn trông thực sự nổi bật và tương tác tốt hơn với nhà tuyển dụng. Mục tiêu của sự tập trung vào vấn đề mà nhà tuyển dụng nói chính là cách để bạn khiến cho họ có cảm giác họ chính là một nhà tuyển dụng thông minh và đầy cuốn hút. Sự tập trung của bạn là nhờ sức nặng và sự cuốn hút của lời nói. Muốn vậy, hãy chú tâm đến những câu hỏi của nhà tuyển dụng bằng cách hơi ngả người ra phía trước một chút thôi, không bày tỏ sự nôn nóng, không nghịch tóc hay bút hoặc bất cứ thứ gì khiến mất tập trung. Nếu như nhà tuyển dụng nói quá lâu, có lẽ bạn không đủ kiên nhẫn để có thể giữ trạng thái hơi ngả người về phía trước hay để một bộ mặt quá đỗi chú tâm. Nhưng nếu thay đổi và theo chiều hướng tích cực thì lại có thể mang tới những biểu cảm không hay, gây mất đi sự hào hứng của người tuyển dụng. Vậy thì cách tốt nhất là bạn nên giữ tương tác bằng ánh mắt hết sức tự nhiên, thi thoảng hãy gật đầu nhẹ nhằm ra dấu cho người nói biết rằng bạn vẫn đang rất chú tâm để nghe họ trình bày. Đồng thời cũng hưởng ứng một cách tích cực nếu như có bất cứ câu hỏi đan xen hay đặt vấn đề nào đó của nhà tuyển dụng. Loại bỏ tất cả cảm xúc tiêu cực Khi chúng ta thảo luận về những  công việc cũ, những người đồng nghiệp cũ hay sếp cũ, lúc đó thường thì người ta rất dễ bị mất kiểm soát trong cảm xúc và thái độ. Bởi vì nhiều người ra đi khỏi công ty cũ thường mang theo những hậm hực hay sự bất mãn nào đó. Nên khi nhắc lại những dấu viết chẳng hay ho gì đó thì chẳng tránh được thái độ tiêu cực. Nhưng bạn có thể thể hiện điều đó với gia đình hoặc bạn bè như một sự chia sẻ. Còn nên nhớ rằng, bản thân mình đang ở trong cuộc phỏng vấn. Moi cảm xúc và thái độ tiêu cực sẽ là con dao hai lưỡi làm “hỏng” sự nghiệp mới mà bạn đang ấp ủ. Khi nhà tuyển dụng nhắc tới dấu vết cũ của bạn, dù thực tình đó có là điều đáng buồn đi chăng nữa thì bạn cũng không nên có những biểu hiện như đảo mắt, có nét mặt , động tác tỏ ý rằng mình không muốn đề cập tới. Bạn nên nhớ một điều này, nói ra những điều không hay về vị sếp cũ hoặc những bất đồng với nền văn hóa của công ty cũ chỉ khiến cho bạn đang chứng tỏ rằng mình chính là một người nhân viên luôn mang thái độ tiêu cực và là người có tật “buôn dưa lê”. Vì ngồi ở đây hay ở đâu bạn cũng có thể dễ dàng chê bai hay trách móc công ty cũ thì một ngày nào đó, doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển vào cũng bị bạn nói sau lưng với những điều tiêu cực như vậy. Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ tới điều đó và cân nhắc, cảnh giác về con người bạn nhiều hơn. Vậy thì chẳng có lý do gì để họ tuyển về một người như vậy. Điều tốt nhất bạn cần làm đó là phải nhấn mạnh những điều tích cực của mình. Vậy nhấn mạnh như thế nào? Hãy luôn cố gắng giữ cho gương mặt của mình, cơ thể và giọng nói của mình được tự nhiên nhất khi mà bạn buộc phải đối mặt và thảo luận về những vấn đề, chủ đề nhạy cảm. Đây chẳng phải là mộ chuyện dễ để đối mặt đâu vì chẳng ai muốn khởi lại lý do vì sao mình bị sa thải nếu như nhà tuyển dụng đặt ra những câu hỏi đại loại như thế. Nghĩ lại chuyện cũ không vui thì chúng ta thường vẫn dễ bộc lộ ra những cảm xúc tiêu cực. Nhưng đang trong buổi phỏng vấn, bạn hãy giữ bình tĩnh và nhìn nhận vấn đề theo một chiều hướng khác để làm sao thể hiện được mình là một con người chính chắn, khéo léo và luôn sẵn sàng đón nhận những công việc mới. Bạn không nên phòng thủ Cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn để hiệu quả thì chúng ta còn cần phải giữ cho tâm thế của mình không rơi vào trạng thái phòng thủ. Nói như vậy có nghĩa là sao? Thông thường, khi tham gia vào phỏng vấn, bên cạnh tiềm năng mà bạn có thì những người sếp tương lai của bạn sẽ cố gắng “soi” ra những khuyết điểm cũng như nhược điểm của bạn.  Chẳng hạn như họ sẽ tìm kiếm những lỗ hỏng từ bộ hồ sơ xin việc của bạn, Vào trường hợp vị nêu ra khuyết điểm hay vị soi nhiều thứ, bạn vẫn cần phải giữ được một tâm thế vững vàng, tự tin và bình tĩnh. Chớ nên tỏ ra một tâm thế phòng thủ. Khi đưa ra một câu trả lời có tính phòng vệ thì sẽ khiến cho nhà tuyển dụng quan tâm hơn không phải là câu trả lời mà là điều đằng sau mà họ cảm thấy người ứng viên đang cố tình che giấu. Những phải ứng thái quá của bạn sẽ khiến cho bạn giống như đang tự thừa nhận lỗi lầm nào đó. Do vậy mà lúc này nhà tuyển dụng quan tâm tới lời giải thích nhiều hơn. Đương nhiên, những lời nói hay lời giải thích quanh co sẽ khiến cho các bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng là chắc chắn. Còn rất nhiều điều cần lưu ý để bạn nắm được cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn để có thể chinh phục được nhà tuyển dụng. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ bổ ích dành cho bạn

Xem bài nguyên mẫu tại: 4 cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả trong phỏng vấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét