Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

5 quan niệm sai lầm khi nói về vai trò của người quản lý

5 quan niệm sai lầm khi nói về vai trò của người quản lý

Thiếu đi kiến thức và kỹ năng chẳng phải là điều gì trở ngại lớn nhất để khiến cho những người làm quản lý không thể trở thành một người lãnh đạo hiệu quả được. Đôi khi, chính những quan niệm sai lầm về vị trí này cũng là một rào cản lớn khiến sự nghiệp của họ bị cản trở. Điển hình chính là 5 quan niệm sai lầm về vai trò của người quản lý được nói tới trong nội dung dưới đây. Nếu như bạn cảm thấy công việc quản lý của mình luôn rơi vào trạng thái bế tắc, hụt hẫng thì có thể là do bạn đã ít nhất mắc phải một trong 5 điều này. Vì thế mà rất cần đọc và nghiên cứu nội dung bài viết và tìm ở trong đó những giá trị chân lý hết sức khách quan và đem tới cho sự nghiệp lãnh đạo của mình một hướng đi mới tươi sáng hơn.   Làm lãnh đạo không thể thân thiết với mọi người Nhiều người đã nghĩ rằng: bản thân họ chẳng thể nào làm bạn hay là hòa hợp với nhân viên bởi lẽ họ lo sợ mình đánh mất đi quyền uy vốn có cũng như là việc bị quy kết rằng họ đã quá thiên vị và ưu ái một ai đó. Cái tiếng không công bằng sẽ chẳng tránh khỏi. Với quan niệm này, người đóng vai trò của một người giám sát luôn luôn phải tạo ra một khoảng cách nhất định đối với những người nhân viên cấp dưới một cách khách quan thường xuất phát từ một nỗi sợ chủ quan. Có phải khi đứng trong vai trò đó bạn luôn lo sự những mối quan hệ thân thiết hơn ấy sẽ được sử dụng nhằm gây ra những sự bất lợi cho bản thân bạn trong một thời điểm nào đó. Nhất là khi bạn phải đưa ra những quyết định khó khăn hoặc xử lý những vấn đề liên quan đến hiệu suất của công việc cần phải giải quyết. Đây nói đúng hơn chính là nét tâm lý đề phòng. Bạn thử nghĩ xem, nếu làm lãnh đạo mà có tâm lý đề phòng quá cao như vậy liệu có tốt cho công việc và cho chính bạn hay không? Thực ra chỉ cần những kỳ vọng về việc hoàn thành công việc được rõ ràng, rõ ràng cả việc bạn kỳ vọng vào nhân viên như thế nào và ngược lại nhân viên cũng kỳ vọng về bạn như thế nào thì sẽ chẳng có bất cứ điều gì có thể cản trở được việc bạn có thể thân thiết hơn với nhân viên của mình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ được rằng, những người quản lý có được mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên, không xa cách với nhân viên mà ngược lại còn rất thân thiết, coi nhân viên của mình giống những người anh em đồng cam cộng khổ thì người đó thường thành công hơn và có được những người nhân viên gắn bó, trung thành hơn. Đương nhiên, nếu bạn là một người giám sát luôn luôn hiệu quả thì tất nhiên bạn sẽ có thể dựng xây nên những mối quan hệ tốt đẹp đối với nhân viên của mình. Bạn nên hiểu rõ điều này, giao tiếp cởi mở chính là một phần quan trọng ở trong môi trường làm việc việc, dù bất kể môi trường nào. Người quản lý nên giao tiếp cởi mở hơn với nhân viên để có thể tăng hiệu suất việc làm của mình tốt nhất đồng thời dựa vào đó mang về những thành tựu đáng gờm cho công ty, doanh nghiệp Công việc của người quản lý là khiến nhân viên làm việc và...làm việc Muốn nhân viên phải nắm bắt được công việc ngay từ khi nhiệm vụ được giao tới mà không cần phải hỏi tới mục đích hay người lãnh đạo phải giải thích cụ thể về việc làm đó. Đây chính là quan niệm đã ở yên trong tư tưởng của những nhà quản lý suốt bao nhiêu thời gian dài. Đứng trên phương diện kỹ năng lãnh đạo, chúng ta có thể liệt quan niệm này vào phương pháp giám sát , quản lý theo kiểu trồng nấm. có nghĩa là giữ những cây nấm ở trong bón tối, người ta thực hiện việc chăm sóc và đóng hộp thật kín cho tới kỳ thu hoạch. Trồng nấm theo một mô hình và quy trình khép kín hoàn toàn. Tuy vậy phương pháp này sử dụng trong quy trình quản lý, lãnh đạo thì không hề mang tới cho bạn hiệu quả công việc như bạn và nhiều người đã từng nghĩ tới. Vì nếu theo phương pháp này, bạn chỉ tạo nên những tin đồn đáp ứng cho những người thiếu thông tin bất kể là thông tin đó có xác thực hay không. Dù rằng sự cẩn thận và dè dặt là một điều cần thiết thế nhưng việc chúng ta cung cấp mục đích cũng như ý nghĩa của mỗi đầu việc , mỗi nhiệm vụ trong công việc tới những người nhân viên của mình thì vẫn là điều tốt hơn. Vì công việc càng rõ ràng càng tốt, công việc là công việc chứ không phải là một cuộc chơi mà người ta cứ tự đưa mình vào sự đánh đố. Ở trong thực tế, có nhiều người quản lý, giám sát thích phong cách làm việc giữ lại thông tin chỉ để thực hiện mục đích chứng tỏ quyền lực của bản thân. Nếu như như người nhân viên hiểu được mục đích to lớn đó thì đương nhiên họ cũng sẽ hình thành nên tư tưởng “trả đũa”. Nếu trong công việc mà cứ ngầm “đấu đá” nhau như thế thì sẽ chẳng bao giờ bạn nhìn thấy được kết quả tốt cho sự nghiệp của mình. Hơn nữa sự vòng vo như thế là điều chẳng cần thiết chút nào. Người quản lý luôn phải xuất hiện với sự chuyên nghiệp, đạo mạo Tất cả những người quản lý đều cho rằng khi họ xuất hiện trong bất cứ hoàn cảnh nào thì chắc chắn họ phải tỏ ra rằng bản thân mình là một người chuyên nghiệp, luôn là chủ được tình huống và thành thạo về mọi thứ.  Một hình ảnh đẹp như vậy quả thực rất đáng được khuyến khích và dù họ có cố gắng biến mình trở nên như vậy thì cũng là một điều nên làm đúng không nào. Nhưng liệu còn điều gì đáng suy nghĩ và khiến bạn trăn trở khi có quan niệm như thế này hay không? Khi chúng ta đang nắm trong tay vai trò của người quản lý, giám sát, quả thực sẽ không hề thực tế chút nào khi mà bạn mong đợi bản thân mình trở thành một người hoàn hảo, có được một khả năng vô hạn và nhìn thấu được mọi điều ngay lập tức. Chúng ta không nói tới việc bạn thực sự có đầy đủ mọi yếu tố để bản thân là một người quản lý tài giỏi và chuyên nghiệp, nhưng trong trường hợp bạn còn rất nhiều điểm hạn chế ở trong khả năng của mình mà vẫn cố tỏ ra cái vỏ bọc đạo mạo và chuyên nghiệp thì chẳng khác nào bạn đang cố gắng giả vờ để chứng minh cho mọi người thấy cái thứ bên ngoài nhưng thực chất bên trong bạn không có hoặc không được như những gì đã thể hiện. Điều này sẽ rất tai hại khi mà có người phát hiện ra cái vỏ bọc đó, nhất là người đó lại là nhân viên của bạn. Khi đó sự tin tưởng mà bao lâu nay bạn cố gắng bồi đắp cho mình sẽ mặc nhiên biến mất. Thay vì tạo ra vỏ bọc thì bạn nên được mọi người công nhận mình là một người chân thành, có sự trưởng thành thông qua những sự trải nghiệm hơn là bị xem như một người thiếu trung thực.

Xem nguyên bài viết tại: 5 quan niệm sai lầm khi nói về vai trò của người quản lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét