Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Bắt lỗi bạn 8 thói quen xấu khi tham gia vào buổi phỏng vấn

Bắt lỗi bạn 8 thói quen xấu khi tham gia vào buổi phỏng vấn

Thói quen xấu không tìm hiểu trước về công ty Nhà tuyển dụng sẽ dành cho những người ứng viên những sự chú ý hết sức đặc biệt. Nói chung họ sẽ chẳng bao giờ rời mắt khỏi bạn cho tới khi nào buổi phỏng vấn kết thúc. Trong đó, họ sẽ chú ý xem người ứng viên có tìm hiểu trước về vị trí cũng như tìm hiểu về công ty mà họ ứng tuyển hay không. Bởi lẽ họ mong muốn biết chắc chắn lý do ứng viên tham gia ứng tuyển là vì điều gì. Là bởi họ muốn thực sự làm việc ở công ty sau khi đã có những cân nhắc và quyết định rõ ràng hay là vì họ mong muốn thoát ra được khỏi cơn khủng hoảng  của nạn thất nghiệp.  Nếu như không tìm hiểu kỹ về công ty, chúng ta sẽ có những phản ứng chậm hoặc những câu trả lời không gãy gọn , nội dung câu trả lời thì vòng quanh không đi vào trọng tâm vấn đề.  Nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận và đánh giá điều này thông qua cái nhìn về tác phong trong công việc. Chậm trễ -  Thói quen xấu khi tham gia phỏng vấn Chậm trễ trong bất cứ trường hợp nào cũng có thể gây ra những thiệt hại, tổn thất. Mà thứ bạn mất lớn nhất đó chính là uy tín, là niềm tin trong mắt đối phương. Và khi chúng ta đưa thói quen này vào trong buổi phỏng vấn thì nó sẽ khiến cho bạn gánh chịu hậu quả lớn, tai hại cho sự nghiệp của bạn. Đến trễ hẹn phỏng vấn sẽ khiến cho nhà tuyển dụng cáu giận. Khi đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rằng bạn là một con người vô trách nhiệm, bạn đang không nghiêm túc với công việc đang ứng tuyển và tồi tệ nhất cũng là điều khó chấp nhận nhất đó là việc bạn đang không tôn trọng nhà tuyển dụng và làm lãng phí thời gian của nhà tuyển dụng.  Để tránh điều này, chúng ta cần phải thực hiện mọi biện pháp để ngăn không cho mình đến muộn buổi hẹn phỏng  vấn. Để tránh đến muộn thì chẳng còn cách nào hay hơn cách cố gắng đến sớm hơn. Bạn nên đến địa điểm phỏng vấn sớm hơn chừng 15 phút. Thời gian sớm đó chúng ta có thể tận dụng để rà soát lại một lượt những điều mình đã chuẩn bị từ trước, lấy lại tinh thần tự tin và sẵn sàng đối mặt khi đến giờ phỏng vấn. Nếu có quán cà phê gần nơi phỏng vấn các bạn có thể rẽ vào đó ngồi, thưởng thức một tách cà phê cho tỉnh táo và sảng khoái. Đừng vì đến sớm hơn thời gian hẹn mà bạn lại chạy vào gặp nhà tuyển dụng nhé. Nên chờ đợi đúng giờ thì hay hơn vì gặp nhà tuyển dụng từ trước khi cuộc hẹn bắt đầu sẽ khiến cho nhà tuyển dụng khó chịu vì bạn đang gây ảnh hưởng tới lịch trình của họ. Để cho ngoại hình “cẩu thả” – lỗi lớn trong phỏng vấn xin việc Chúng tôi sử dụng từ “cẩu thả” để miêu tả lại trường hợp này bởi vì ngoại hình là một yếu tố quan trọng rất lớn đến kết quả phỏng vấn của các bạn. Ngoại hình là thứ đầu tiên đưa bạn vượt qua thử thách 6 giây của nhà tuyển dụng. Nếu như bạn không mong muốn nhà tuyển dụng tỏ ra quá e dè với ngoại hình quá đỗi cẩu thả ngay từ cái nhìn đầu tiên và cho bạn rất nhiều điểm trừ thì hãy tắm gội thật sạch sẽ trước khi đến buổi phỏng vấn. Đồng thời đừng quên tân trang lại cho ngoại hình để trong mọi thứ đều ổn, từ đầu tóc buộc hoặc chải gọn gàng cho tới áo quần phẳng phui, trang phục mặc trong phỏng vấn xin việc phù hợp. Với một hình thức gọn gàng, ngay ngắn và sạch sẽ như thế này, bạn cũng đang góp phần đưa đến cho nhà tuyển dụng tín hiệu rằng bạn là một con người chỉn chu, cẩn thận và biết cách chăm chút cho cuộc sống. Đó là những điều sẽ khiến bạn làm tốt công việc được giao một cách nhanh gọn và cẩn thận nhất Trang phục tham gia phỏng vấn không phù hợp Nhắc tới trang phục được lựa chọn để mặc tham gia phỏng vấn, chúng ta có rất nhiều lưu ý để nói tới. Nhiều người do tính cách khá xuề xòa, tuềnh toàng mà không chú trọng mấy đến ngoại hình và việc chọn lựa trang phục. Nhưng có người thì lại quá chu toàn cho trang phục trong phỏng vấn. Điều quan trọng nhất các bạn cần phải hiểu đó là việc lựa chọn trang phục phỏng vấn cần phải phù hợp. Chỉ có sự phù hợp mới có thể mang tới cho các bạn khả năng nổi bật cao nhất. Do không nắm rõ nguyên tắc về sự phù hợp trong trang phục như thế này cho nên có nhiều người đã mắc sai lầm trong việc lựa chọn trang phục phỏng vấn. Người quá thờ ở với vấn đề trang phục thì sẽ dễ gây mất ấn tượng tốt đẹp đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng. Họ sẽ cho rằng bạn không có thái độ nghiêm túc với công việc. Công việc cũng sẽ trở nên “ nhếch nhác, luôn thuộm” giống như bộ trang phục mà bạn đang khoác trên mình vậy. Trong khi đó có người thì lại quấ chỉn chu đến nỗi khoác lên mình một bộ đồ quá đỗi trang trọng. Nó lung linh như thể bạn đang chuẩn bị tham gia vào buổi tiệc nào đó vậy. Với hình ảnh này, các bạn đang tiết lộ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn chẳng hề nắm bắt được điều gì trong nền văn hóa công ty cả, có nghĩa là bạn chưa từng tìm hiểu về nó. Vì người ta đã nói rằng, hãy mặc lên những bộ trang phục mà công việc yêu cầu. Không ai cấm cản việc bạn mặc một bộ trang phục lộng lẫy, nhưng người ta lại chỉ chấp nhận điều gì thực sự phù hợp mà thôi. Mang theo quá nhiều đồ tới buổi phỏng vấn Đi phỏng vấn để xin việc làm không giống như một chuyến đi du lịch hay thám hiểu. Tất cả những thứ bạn cần mang theo bên người đó là một chiếc cặp đựng và một bộ hồ sơ xin việc với đầy đủ giấy tờ được yêu cầu. Ngoài ra tất cả những thứ còn lại đều không cần thiết. Hãy để lại mọi thứ ở ngoài xe, không nên đi vào công ty phỏng vấn mà cầm theo đồ chống nắng. mang theo chai nước hoặc cầm trên tay cả một chiếc mũ bảo hiểu cồng kềnh. Để lại tất cả mọi thứ ở ngoài xe nhé. Ngoài bộ hồ sơ xin việc làm ra thì trên người bạn có thể mang theo chiếc điện thoại di động nhưng nhất thiết hãy nhớ rằng bạn đã tắt nguồn hoặc điện thoại để ở chế độ rung và cho vào cặp để tránh việc gây ra những ảnh hưởng không hay cho buổi phỏng vấn. Quá thân mật cũng là một lỗi cần phải tránh Dù bạn muốn xóa đi khoảng cách giữa mình với nhà tuyển dụng nhưng nhà tuyển dụng thì sao? Họ không cần phải làm điều đó và lúc nào cũng muốn mình được giữ ở một tâm thế của người tuyển dụng, phỏng vấn. Thế nên sự chủ động của bạn chỉ nên dừng lại ở việc giúp cho nhà tuyển dụng hiểu rõ và có thiện cảm với bạn mà không nên cố gắng đập tan những danh giới. Mà điều đó được thể hiện ra từ chính cách nói chuyện của bạn.  Hãy nói chuyện thể hiện sự tôn trọng và đúng mực chứ đừng nói chuyện tỏ ra sự thân thiết mà rút ngắn bớt những từ ngữ cần thiết đi. Nhà tuyển dụng không muốn nghe đâu bạn nhé. Mang thái độ tiêu cực vào buổi phỏng vấn Nếu như chúng ta nghi ngờ khả năng của chính mình hoặc là chỉ nghĩ tới kết quả tồi tệ nhất, nhà tuyển dụng sẽ nhận định rằng bạn là một người ứng viên luôn luôn tích trữ trong người những nguồn năng lượng tiêu cực. Muốn tránh được thái độ tiêu cực thì bạn không được nói xấu bất cứ điều gì về sếp và những người đồng nghiệp cũ trong buổi phỏng vấn . Mặc dù đúng là sếp và công ty cũ của bạn có thực sự tệ thật thì các bạn cũng nên nhận thức rằng, phỏng vấn không phải là thời gian và là nơi để bạn trút giận hoặc bày tỏ, chia sẻ. Ngoài ra, sự tiêu cực còn đến từ cách bạn thể hiện thái độ tự kiêu. Trong khi đó, tự bản thân chúng ta lại thường hay nhầm lẫn  rằng đó là sự tự tin. Sự tự tin thực sự không kèm theo sự tự mãn, thái độ lên mặt. Tự tin và đi kèm với khiêm tôn, trên môi luôn nở nụ cười mỉm và không quên thể hiện tất cả sự nhiệt huyết, tận tình của bản thân. Sử dụng những từ ngữ khiếm nhã trong phỏng vấn Khi được tham gia vào buổi phỏng vấn mà có những bậc chuyên gia hàng đầu về nhân sự đối diện phỏng vấn bạn thì đó quả là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên bởi vì họ là những người chuyên gia cho nên nếu có bất cứ sai sót gì đó trong buổi phỏng vấn cũng rất dễ để họ nhận ra. Nhất là khi bạn vô tình , lỡ miệng buột ra những ngôn từ khiếm nhã. Lúc đó, hậu quả tồi tệ là họ sẽ cho bạn dừng buổi phỏng vấn ngay tại thời điểm nói. Khi đưa ra những lời nói khiếm nhã và bất lịch sự, nhà tuyển dụng có đầy đủ lý do để kết án cho bạn rằng bạn chính là một người dễ mất bình tĩnh, bạn không có được sự cẩn trọng trong suy nghĩ để giải quyết tốt công việc. Hơn nữa chẳng ai cổ súy cho việc sử dụng từ ngữ khiếm nhã bất lịch sự cả bởi vì nó không những là một thói quen xấu mà còn thể hiện rõ tác phong, nếp người thiếu chuyên nghiệp. Như vậy với 8 thói quen xấu khi tham gia phỏng vấn trên đây không dễ gì để bạn có thể nhận ra đâu. Thậm chí còn có thể tự nhiên mà vô tình mắc phải. Hãy cẩn trọng để cuộc phỏng vấn ngắn không để lại một dấu ấn tồi tệ nào trong mắt nhà tuyển dụng.

Xem nguyên bài viết tại: Bắt lỗi bạn 8 thói quen xấu khi tham gia vào buổi phỏng vấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét