Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Nếu biết lương đồng nghiệp cao hơn, bạn nên làm gì?

Nếu biết lương đồng nghiệp cao hơn, bạn nên làm gì?

Tâm lý chung mà dường như bản thân ai trong số chúng ta cũng đều có đó là dù cho bản thân mình đang sở hữu một mức lương khác ổn định và được coi là tốt đi chăng nữa  nhưng khi bạn biết được những người đồng nghiệp cùng cấp với bạn “nhỉnh “ hơn bạn một chút về lương thì bản thân bạn cũng không tránh khỏi cảm giác giận dữ, bối rối. Thế nhưng, tất cả mọi việc quan trọng chúng ta nên làm lúc này đó là hãy gạt bỏ đi hết tất cả những cảm giác tồi tệ này và tiến ngay tới mục tiêu to lớn nhất hiện tại là tăng lương. Và bạn có thể  hoàn toàn thực hiện được điều này bởi vì sao? Chúng ta không chấm dứt việc thỏa thuận về lương sau khi hoàn thành cuộc phỏng vấn, tiến đến ký hợp đồng làm việc. Nó còn được kéo dài trong suốt quá trình quãng thời gian làm việc sau này và được đàm phán thay đổi dựa vào những nỗ lực và sự phấn đấu trong công việc. Hãy biết cách ứng xử khéo léo để có thể hoàn toàn thuyết phục được sếp tăng lương cho bạn để “theo kịp “ người đồng nghiệp nào đó mà bạn vô tình biết lương anh ta/ chị ta cao hơn bạn. Hãy giữ sự bình tĩnh Bạn có thể là người có tính bốc đồng. Do đó khi biết được thông tin người đồng nghiệp khác có mức lương cao hơn bạn thì ngay lập tức bạn sẽ mất đi sự bình tĩnh cần thiết. Và điều gì đến cũng sẽ đến. Chính tính cách bốc đồng của bạn sẽ khiến cho bạn hành động “nông nổi, nóng vội”. Bạn chẳng nghĩ được điều gì khác ngoài việc hùng hổ lao ngay vào trong phòng của sếp để mà đưa ra bài toán so sáng và yêu cầu sếp tăng ngay cho mình một mức lương cao hơn  Thậm chí bạn còn có thể ngồi ngay tại bàn làm việc, bị bủa vây bởi vô vàn những suy nghĩ tiêu cực và tự mang đến những áp lực cho bản thân mình. Trong suốt nhiều ngày bạn chẳng thể thoát ra khỏi suy nghĩ :tại sao A, B, C lại được trả lương cho mình? Và có vô vàn những lý do được viện dẫn ra, trách móc có, đổ lỗi có hoặc tự than thân trách phận cũng có. Có thể là do sếp tăng lương cho đồng nghiệp nọ mà quên mất việc tăng lương cho bạn? Có thể A, B, C đã nói gì khiến cho sếp “được lòng” và tăng lương? Hoặc tự trách mình chưa đủ khéo léo để có thể khiến cho sếp tăng lương cho mình?... Nói chung là dù đưa ra bất cứ lý do, bất kể lời lý giải nào thì chúng cũng không thể làm cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn được. Tốt nhất, việc đầu tiên để bạn giữ được bình tĩnh đó là hít thở sâu và đi dạo xung quanh nơi làm việc. Dù đang rất rối bời những đừng đưa ra bất cứ một quyết định và thực hiện bất cứ hàng động nào cả bởi nó sẽ rất dễ khiến cho bạn bị mắc phải sai lầm đấy nhé. Chúng ta có thể đổ lỗi cho bất cứ ai, bất cứ điều gì ngoài chúng ta như : công ty không đánh giá đúng năng lực và sự cống hiến của bạn chẳng hạn thế nhưng bạn nhất thiết phải rõ ràng. Đừng bao giờ để cảm xúc khiến bạn bị tụt lùi về phía sau hay dậm chân tại chỗ. Hãy thay đổi từ cách mà bạn đang tự vấn bản thân mình. Dành thời gian để suy nghĩ thật kỹ Bạn hãy đứng ở trên phương diện của sếp và thử khách quan đưa ra những lời lý giải, những nguyên nhân hợp lý nhất tại sao đồng nghiệp của bạn được trả lương cao còn bạn lại thấp hơn họ. Và bạn có thể tìm thấy rất nhiều nguyên nhân tích cực có thể giúp bạn hoàn toàn thay đổi cảm xúc khó chịu khi mới biết tin. Có thể đồng nghiệp đó có nhiều kinh nghiệm hơn bạn, họ có những điều kiện tốt hơn hẳn những gì bạn có như như thể có bằng cấp tốt hơn bạn, họ là người được mời về làm việc từ các công ty khác, họ đã làm việc cố gắng thật đáng nể,... Đồng thời, bạn cũng đừng quên việc suy nghĩ đến chính bản thân mình với năng lực cũng như những gì bạn mang tới cho công việc, cho công ty. Liệu thời gian qua bạn đã tạo ra được hiệu quả công việc như thế nào?, những đóng góp của bạn cho công ty có lớn bằng sự đóng góp của người đồng nghiệp kia cho công ty hay không?.... Từ những suy nghĩ và sự phân tích thấu đáo này mà bạn có thể xem xét mức lương mà bản thân mình đang được nhận có tương xứng với các yếu tố phân tích để được tăng lương hay không. Nếu như câu trả lời là chưa đủ tương xứng để được tăng lương và mức lương như hiện tại của bạn là quá may mắn thì bạn không cần phải lăn tăn thêm gì nữa nhé. Còn nếu ngược lại, bạn cảm thấy mình đã cống hiến rất nhiều, đã làm việc rất chăm chỉ và có nhiều đóng góp to lớn mà đồng lương đang được nhận là không xứng đáng thì bạn hãy đề cập và trao đổi vấn đề này ngay với sếp của mình. Song song đó, bạn cũng phải nghĩ về năng lực của mình, hiệu quả trong công việc và đóng góp cho công ty. Từ đó bạn có thể xem xét mức lương của mình có tương ứng với các yếu tố này không. Nếu câu trả lời là có, bạn đã rõ và không cần lăn tăn gì thêm. Nếu ngược lại, bạn phải trao đổi ngay với sếp. Vậy trao đổi với sếp như thế nào cho hiệu quả cũng cần phải cân nhắc bạn nhé. Trao đổi với cấp trên khéo léo Việc bạn biết về mức lương của đồng nghiệp cao hơn bạn từ đâu có ý nghĩa rất quan trọng. Thông tin đó có thể đến từ những tin đồn trong công ty, cũng có thể bạn vô tình xem được từ những tài liệu bị sót lại ở trên bàn hoặc máy tính , máy phô tô. Và để có cuộc nói chuyện thẳng thắn với sếp về vấn đề này thì những thông tin bạn nhận được từ những nguồn trên chưa đủ tính xác đáng và không phù hợp để có một cuộc nói chuyện với sếp. Thế nên bạn cần phải có một cách đề cập hết sức khéo léo. Chẳng hạn như thế này: tôi vô tình biết được thông tin từ những người đồng nghiệp khác rằng người đồng nghiệp A, B, C cùng cấp với tôi được nhận lương cao hơn tôi khi cùng thực hiện một công việc với tôi. Khi nói điều này bạn không nên tỏ thái độ bất mãn, khó chịu với sếp và đưa ra những đòi hỏi cao ngay lập tức mà chỉ nên khéo léo nói rằng: tôi đã cố gắng rất nhiều và làm việc rất chăm chỉ, tôi yêu thích công việc mình đang làm ở công ty. Tôi nên làm gì và bổ sung gì để lần xét tăng lương tới tôi có thể nhận được quyết định tăng lương không? Đây chính là mẹo hay giúp bạn đánh tiếng khéo với sếp về việc mình không hài lòng khi mà những sự cố gắng cống hiến của mình không được ghi nhận xứng đáng. Đừng bao giờ đưa đồng nghiệp vào trong câu chuyện này. Vì điều đó sẽ gây ra cho bạn những bất lợi lớn.  Thứ nhất, nó có thể khiến cho bạn bị sếp đánh giá rằng bạn đang có thói đối kỵ tiêu cực, thứ hai bạn có thể vô tình gây hấn với người đồng nghiệp của mình. Họ cũng sẽ nghĩ như sếp rằng bạn là người đồng nghiệp xấu tính với thói đố kị tầm thường.    Tìm hiểu thêm công ty thông qua Nhân sự Việc trao đổi với nhân sự về các mức lương và tiêu chí xét mức lương cho nhân viên với Bộ phận nhân sự sẽ giúp bạn tránh khỏi những mối bất hòa không cần thiết đối với sếp về chuyện tiền lương. Thông qua việc trao đổi với bộ phận Nhân sự thì bạn có thể thấy được mức lương của mình có cơ sở và có thể tiến xa như thế nào trong quá trình bạn phấn đấu, nỗ lực . Lưu ý rằng, các bạn nên trao đổi dựa trên tinh thần tò mò và có sự hợp tác tích cực. Bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng các câu hỏi thật cụ thể trước khi có cuộc hẹn nói chuyện với bộ phận nhân sự nhé. Họ sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn trong vấn đề đồng nghiệp của bạn được tăng lương mà  bạn lại không được tăng lương. Đó cũng chính là một trong những nhiệm vụ, trách nhiệm của bộ phận nhân sự phải giải đáp cho bạn hiểu rõ mọi vấn đề. Nên tham khảo những mức lương của thị trường Các bạn có thể tham khảo những mức lương được chi trả ở cùng mức việc làm và cấp bậc với bạn ở trên thị trường. Đây là cách thông minh để bạn có thể đánh giá mức lương hiện có của chính mình có được trả tương xứng hay không. Không chỉ vậy, thông qua việc tìm hiểu mức lương ở trên thị trường ra thì các bạn sẽ có thể nhìn thấy được một bức tranh toàn cảnh đối với vấn đề lương thưởng của người lao động trong cùng ngành nghề bạn đang làm và mức lương được chi trả .

Xem nguyên bài viết tại: Nếu biết lương đồng nghiệp cao hơn, bạn nên làm gì?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét