Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

9 bí quyết hay giúp bạn lấy lòng những người sếp khó tính

9 bí quyết hay giúp bạn lấy lòng những người sếp khó tính

Thể hiện thái độ thân thiện tại nơi làm việc Tạo thiện cảm có thể sử dụng rất nhiều cách khác nhau. Trong đó, chẳng cần tới những cách gì quá to tát. Đôi khi các bạn chỉ cần tới những mẹo nho nhỏ thì cũng đã có thể dễ dàng khiến cho bản thân của mình có thêm nhiều thiện cảm hơn đối với sếp rồi, kể cả đó là những người sếp vô cùng khó tính. Giá trị của việc chúng ta cần phải lấy lòng sếp thực ra không nên hiểu và làm theo ý nghĩa tiêu cực, chẳng hạn như lấy lòng bằng thói xu nịnh, những lời ton hót, mách lẻo để lập công, lấy lòng sếp để che giấu đi những sự kém cỏi trong trình độ, kỹ năng và nuông chiều cho sự lười biếng không chịu rèn luyện bản thân của mình. Lấy lòng sếp ở đây chính là việc tạo nên những thiện cảm của bản thân về khả năng của mình, thể hiện rõ mong muốn được thể hiện tài năng vốn có của bản thân để thể hiện sự cầu tiến. Để lấy lòng sếp bạn nên hạn chế thể hiện những cử chỉ mang tới những cảm giác tiêu cực. Chẳng hạn như việc bạn thể hiện ra một bộ mặt khó coi, những hành động sỗ sàng, tránh xa những cuộc tranh luận gay gắt mang tính chất tiêu cực tại công ty và nên chú ý tới việc lựa chọn trang phục ở nơi công sở sao cho phù hợp. Thoải mái nhất là khi bạn có thể đưa ra những lời góp ý thẳng thắn. Chỉ cần những lời góp ý đó mang tính chất xây dựng và không bao gồm những sự chỉ trích nặng nề, tiêu cực . Khi sếp và đồng nghiệp nhìn thấy được thái độ thân thiện của bạn tại nơi công sở thì chắc chắn bạn sẽ nhận được những sự cảm tình từ sếp và mọi người. Đó là một tín hiệu tích cực để bạn có thể nhanh chóng tạo nên những sự thuận lợi cho sự nghiệp của mình Hãy thể hiện vai trò quan trọng của mình trong công ty Nếu như muốn được sếp quý mến và trọng dụng thì nhất thiết các bạn phải thể hiện được giá trị của bản thân mình trước. Bạn nên chứng mình cho mọi người thấy bạn chính là một mắt xích vô cùng quan trọng trong cơ chế hoạt động của doanh nghiệp. Và để trở thành một mắt xích trong bộ máy vận hành đó thì không phải là một chuyện dễ dàng gì. Nó đòi hỏi bạn phải đầu tư thật nhiều thời gian, công sức và tâm trí. Sự tích cực, nhiệt tình, và sự chủ động chính là những động thái đầu tiên để bạn bước vào dây truyền quan trọng trong bộ máy vận hành cả công ty. Vậy thì bạn đã biết cách phải làm như thế nào hay chưa? Có thể bắt đầu từ một số công việc được gợi ý như sau: Bạn xin thực hiện những dự án quan trọng của công ty, bạn cố gắng rèn luyện để có thể phát triển những kỹ năng đặc biệt để có thể giúp cho mình có thể nổi bật nhất và tách biệt hẳn với cả một đám đông. Việc học hỏi không ngừng để không ngừng hoàn thiện bản thân mình chưa bao giờ là thừa đâu nhé. Hơn nữa, việc để trở thành một mắt xích tuy nhỏ mà lại vô cùng quan trọng trong công ty thì bạn cần không ngừng hoàn thiện bản thân từ những hoạt động quan trọng như thế. Cần nắm rõ những mục tiêu ưu tiên được sếp quan tâm Dù sếp có đưa ra vô vàn những ưu đãi hấp dẫn, tạo ra rất nhiều những điều kiện hỗ trợ và phát triển bản thân thì chung quy lại vẫn là vì mục tiêu quan trọng cốt lõi của sếp đã đặt ra. Vậy thì bạn hãy xác định rằng những gì sếp quan tâm nhất cũng chính là những điều thiết yếu trong kế hoạch công việc của bạn. Các bạn cần phải nắm bắt nhanh nhậy những sự ưu tiên của sếp, nhất là những ưu tiên trong giai đoạn hiện tại đó là gì. Nhưng bạn cũng đừng vì quá để tâm đến việc lấy lòng sếp mà không chú ý tới những mục tiêu riêng của cá nhân. Thế nên, chúng ta cần phải đảm bảo chắc chắn rằng mục tiêu nằm trong diện ưu tiên của sếp cũng là mục tiêu phù hợp, nhất quán và tương xứng với mục tiêu ưu tiên của chính mình. Nếu như có được sự hài hòa như vậy thì chúng ta mới có thể thực hiện những bước chạy maraton trên con đường sự nghiệp của mình. Hiểu sếp, dễ dàng tạo ra được niềm tin nơi sếp thì nhất thiết phải hiểu rõ mục tiêu của sếp là gì bạn nhé Thường xuyên giữ liên lạc với sếp Một bí quyết lấy lòng sếp khác mà bạn cũng có thể tham khảo. Đó là giữ liên lạc với sếp một cách thường xuyên. Vậy giữ liên lạc thường xuyên như thế nào mới được gọi là hiệu quả đây? Giành lấy cảm tình từ sếp bằng việc giữ liên lạc cũng không quá khó, một khi các bạn đã cố gắng chứng tỏ thực lực trong công việc thì hãy cố gắng cập nhật thường xuyên những tiến độ làm việc của mình cho cấp trên. Bạn cần làm như vậy là bởi vì đó là cách có thể giúp cho lãnh đạo nắm rõ được bạn đang làm việc như thế nào. Đồng thời , khi cập nhật thường xuyên như vậy thì cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể cho sếp của mình thấy được rằng bạn đang cố gắng tạo ra được hiệu suất , kết quả tốt đối với công việc thực sự, và dù sếp giao cho bạn đầu việc nào bạn cũng sẽ chứng tỏ được rằng bạn là người uy tín và cầu tiến trong công việc.  Hiệu suất cao luôn là thứ mà bạn theo đuổi. Việc cập nhật hiệu suất công việc thường xuyên của bạn cho sếp biết và có những trao đổi qua lại nhiều thì bạn đang tạo nên một hiệu ứng tốt. Sếp sẽ luôn ghi nhớ tới bạn, ấn tượng nhiều về bạn và bạn thì cũng đang không ngừng tiến bộ. Cần chủ động nhận thức và khắc phục sai lầm trong công việc Nhận thức được lỗi sai sẽ biết mụn nhọt khiến cho công việc của bạn không suôn sẻ. Nhưng sau khi nhận thức, bạn cần phải đưa cho nó một đơn thuốc để chữa trị mụn nhọt hiệu quả. Tương tự như vậy, bạn cần phải biết được mình sai ở đâu và từ đó khắc phục đó một cách chủ động trước khi để sếp của bạn động tay vào “chữa trị”. Dù cho sếp có biết bạn đã mắc phải sai lầm lớn thế nhưng việc khắc phục và sửa chữa chủ động của bạn đã tạo ra một ấn tượng tốt đối với sếp. Khi bạn biết tự giác kiểm tra lại những kết quả công việc của mình, hãy chọn lựa một hình thức để tiện nhất cho việc nắm bắt tiến trình công việc đang đi đến đâu, hiệu suất đạt được như thế nào. Hãy thử tập cho mình thói quen viết nhật ký công việc xem sao. Vì bản nhật ký sẽ ghi lại và phản ánh một cách rõ ràng những gì mà các bạn đã cố gắng làm trong từng bước tiến. Hãy đưa vào cuốn nhật ký nội dung như: những công việc đang làm, những công việc người khác đang thấy bạn thực hiện chúng, những điều cần phải làm, tự đánh giá bản thân mình dựa trên góc nhìn của sếp. Bạn đang thực hiện hình thức tự phê bình vô cùng hiệu quả, từ đó có thể hạn chế được việc mắc phải sai lầm trong công việc. Hơn nữa, những sai lầm khi đã lỡ mắc phải cũng sẽ dễ dàng nhận ra hơn từ đó kịp thời khắc phục và sửa chữa hơn

Tham khảo bài gốc ở: 9 bí quyết hay giúp bạn lấy lòng những người sếp khó tính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét