Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

Những phương pháp giúp sếp tối đa hóa năng lực của nhân viên

Những phương pháp giúp sếp tối đa hóa năng lực của nhân viên

Cần đánh giá được tiềm năng của từng nhân viên Người quản lý, lãnh đạo giỏi là người có khả năng đánh giá được đúng năng lực, trình độ của nhân viên. Đồng thời có thể khơi gợi tiềm năng nhằm giúp cho người nhân viên có thể hăng hái để làm việc hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi một người cộng sự dưới quyền của chúng ta đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Bạn cần nhớ rằng, họ hoàn toàn có thể mắc lỗi trong công việc. Đó là điều hết sức thường tình nên thay vì chúng ta áp đặt quá nhiều, đòi hỏi quá cao ở nhân viên thì chưa chắc đã giúp họ hoàn thiện đâu nhé, mà đó còn là một biện pháp phản tác dụng khiến cho công tác quản lý của bạn gặp trở ngại lớn. Những người làm lãnh đạo muốn kỹ năng quản lý của mình có thể đạt được những giá trị như mong muốn thì đòi hỏi bạn cần phải hết sức nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo hết sức để vừa có thể đạt được mục đích nhưng đồng thời cũng không gây tổn thương đến lòng tự trọng của người nhân viên. Đây là một điều quan trọng mà những nhà lãnh đạo nên lưu ý hết sức. Do đó, người lãnh đạo cần phải đưa ra được những tiêu chí nhằm đánh giá được nguồn năng lực của mỗi thành viên thuộc sự quản lý của mình. Nắm bắt đánh giá nhân viên nên dựa vào những tiêu chí đánh giá, bình xét năng lực. Và bạn nên cho nhân viên của mình biết rõ những tiêu chí đó. Lúc này bạn sẽ sàng lọc được nhân viên, những người biết rõ tiêu chí mà không cố gắng phấn đấu để đạt được chỉ tiêu thì hẳn bạn không có gì quá khó khăn để nhận thấy nhân viên đó là người không có tinh thần phấn đấu.  Trong khi đó, những nhân viên luôn cố gắng leo lên những nấc thang mà bạn đưa ra chính là những nhân viên có thể trở thành những cánh tay đắc lực để bạn phát triển công việc một cách hiệu quả, đưa công ty phát triển vững mạnh và ổn định. Đồng thời dựa vào những tiêu chí của mà lãnh đạo đưa ra, nhân viên sẽ có những hình dung rõ nhất về con đường thăng tiến dành cho họ. Từ đó, những nhân viên ưu tú sẽ luôn luôn cố gắng để vượt trội hơn, không ngừng hoàn thiện kỹ năng, trình độ của mình để đáp ứng được những mức mong muốn, yêu cầu của bạn. Đưa nhân viên vào đúng vị trí công việc Yếu tố con người luôn đóng một vai trò quan trọng. Trong hoạt động của các doanh nghiệp, con người chính là một yếu tố quan trọng hàng đầu mang tính quyết định tới sự thành công hay thất bại đối với tổ chức. Mỗi một nhà quản lý và điều hành công việc của doanh nghiệp, công ty nên để mối quan tâm hàng đầu của mình vào nguồn nhân lực để xây dựng những chiến lược và phát triển doanh nghiệp của mình sao cho phù hợp nhất. Tất cả nhân viên đều mong muốn rằng mình được làm việc ở đúng vị trí để có thể phát huy đúng và trọn vẹn khả năng , năng lực của mình cho công việc. Nhưng đôi khi người lãnh đạo lại không hiểu rõ nhu cầu cũng như khả năng đáp ứng công việc của họ đến đâu thì sẽ rất dễ xảy ra trường hợp không sử dụng đúng nguồn lao động hoặc làm lãng phí nhân tài trong công việc. là một người lãnh đạo các bạn chớ nên lựa chọn đưa nhân viên vào những vị trí theo cảm tính hoặc theo ấn tượng ban đầu của mình. Để có thể đưa nhân viên vào đúng các vị trí công việc thì các bạn cần phải biết cách lắng nghe, biết thấu hiểu với từng ứng viên. Hãy thực hiện điều đó ngay từ khâu tuyển chọn. Bạn nên đọc hồ sơ của người ứng viên thật kỹ, một phần nào đó trong con người của họ sẽ được bộc lộ qua đây. Sau đó, vận dụng thật hiệu quả kỹ năng tuyển dụng của mình để lựa chọn đúng nhân viên đưa vào đúng việc ngay từ đầu.   Đào tạo việc làm thường xuyên cho nhân viên Có nhiều công ty, doanh nghiệp cho rằng, việc đào tạo nhân viên thường xuyên là không cần thiết và vô ích, lại gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, tổ chức. Đây chính là một nhận thức sai lầm mà có thể vì điều đó mà doanh nghiệp cứ phát triển trì trệ, giậm chân tại chỗ. Nếu chúng ta muốn có thể xây dựng được cho công ty của mình một thương hiệu uy tín, có thể sản xuất ra nhiều dòng sản phẩm chất lượng cao nhằm phục vụ cho khách hàng thì đội ngũ nhân viên làm việc tại công ty doanh nghiệp cần phải hết sức chuyên nghiệp và có trình độ chuyên môn cao. Việc đào tạo thường xuyên cho nhân viên trong công ty tổ chức không những giúp cho nhân viên công ty  nắm vững chắc kiến thức mà mình có mà còn giúp cho mọi người có thể kịp thời cập nhật được những luồng tri thức mới của thời đại. Việc cập nhật thông tin mới mẻ này có thể giúp cho doanh nghiệp luôn đi cùng với thời đại. Nếu như không muốn mãi tụt lùi ở phía sau nhu cầu của  xã hội thì chỉ còn cách duy nhất và hiệu quả nhất chính là tạo ra những  điều kiện thuận lợi để giúp cho nhân viên có thể học hỏi và và bổ sung đầy đủ những luồng kiến thức mới. Mà hầu hết những chương trình đào tạo chuyên môn cho nhân viên doanh nghiệp thường được kết hợp từ việc truyền đạt lại kiến thức với việc chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn. Thông qua những buổi đào tạo, tập huấn này, nhân viên không những được trang bị đầy đủ hơn nữa về những kỹ năng nghề nghiệp mà còn được tạo điều kiện để gắn bó với bạn bè đồng nghiệp nhiều hơn. Nên  khuyến khích nhân viên lập kế hoạch nghề nghiệp Để tối đa năng lực nhân viên, bạn nên có một sự tác động tích cực vào nhân viên để khuyến khích họ có thể lập kế hoạch nghề nghiệp cho mình. Mỗi nhân viên đều có một bản kế hoạch nghề nghiệp phù hợp thì điều đó đồng nghĩa rằng doanh nghiệp , tổ chức của bạn sẽ có thêm những viên gạch được đặt vào một cách vững chắc, doanh nghiệp sẽ leo lên được những nấc thang cao hơn nữa trong thương trường đầy tính cạnh tranh khốc liệt.   Trong công việc, mục tiêu luôn chiếm giữ một phần quan trọng để đánh giá nhân viên. Nhân viên có mục tiêu công việc rõ ràng thì đồng nghĩa họ luôn là một người nhân viên mẫu mẫu, họ luôn luôn tạo ra được những giá trị công việc nhất định tốt nhất. Thế nên trong cương vị của một nhà lãnh đạo thì bạn nên khuyến khích nhân viên của mình có thể chủ động thiết lập ra những mục tiêu cho công việc một cách rõ ràng.  Có như vậy thì nhân viên của doanh nghiệp bạn mới có trách nhiệm và nhiệt tình với công việc, họ sẽ luôn luôn cố gắng để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. ở bất cứ tổ chức, công ty doanh nghiệp nào cũng vậy, nhân viên và sếp luôn luôn có những mục tiêu khác nhau. Không ai có thể bắt ép họ phải đi chung cùng một hướng nhưng nếu không đi cùng nhau và hướng vì một cái đích nhất định thì rất khó để đưa doanh nghiệp phát triển, sự lãnh đạo của những người đứng đầu cũng gặp không ít khó khăn. Thế nên, trong quá trình làm việc, chúng ta cần phải thông tin thường xuyên cho nhau về tính chất công việc để có thể tìm ra được tiếng nói chung.  Từ đó tránh xa trường hợp không có bên nào thỏa mãn và thậm chí có thể gây ra những hiểu lầm không đáng có khiến cho mối quan hệ giữa mọi người trong công sở bị rạn nứt. Đứng đầu doanh nghiệp, đứng đầu một phòng ban hay dự án, các bạn cần phải đưa ra những định hướng nghề nghiệp và kế hoạch phát triển nghề nghiệp của nhân viên dược dựng xây dựa trên việc bám sát những chiến lược của doanh nghiệp. Đây chính là nền tảng quan trọng để cho những yếu tố khác có cơ sở phát triển. Giúp nhân viên giữ ngọn lửa nhiệt huyết trong công việc Ngọn lựa nhiệt huyết giống luôn là ngọn đèn đuốc sáng rực soi đường cho các bạn ngay cả khi đi trong đường hầm tối tăm. Với nhân viên , ngọn lửa công việc càng cháy rực tỡ thì sự nhiệt tình và hăng say của họ trong công việc càng phát triển mạnh mẽ, nó mang tới những hiệu ứng tích cực đối với kết quả công việc tốt nhất. Nhưng ngọn lửa ấy liệu có cháy sáng rực rỡ mãi hay không? Nếu như ở một giai đoạn nào đó nhân viên của bạn bị mất đi ngọn lửa nhiệt huyết trong công việc thì bạn cần phải tự hỏi lòng mình rằng làm thế nào để có thể giúp họ thắp lại ngọn lửa ấy?   Hơn ai hết các bạn nên là người hiểu rõ nhất, tất cả những điều kiện từ bên ngoài doanh nghiệp lẫn bên trong doanh nghiệp đều có thể tác động mạnh mẽ đến người nhân viên. Bất kể khi nào chúng cũng có thể khiến cho người nhân viên bị mất đi ngọn lửa trong công việc. Hiểu được điều đó rồi thì bạn sẽ biết cách ứng xử thích hợp hơn để có thể tối đa hóa năng lực nhân viên của mình. Đối với những tác động đến từ cá nhân thì bạn khó có thể nắm bắt và kiểm soát chúng được cho nên rất cần bạn phải biết cách lắng nghe được ý kiến của họ để thấu hiểu họ một cách sâu sắc. Khi đã hiểu được mấu chốt  của vấn đề nằm ở đâu bạn mới có thể giúp nhân viên của mình đúng cách được. Bên cạnh đó, muốn giữ lửa cho nhân viên, người quản lý còn cần phải biết cách đề phòng những tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến ngọn lửa nhiệt huyết của nhân viên mình.  Đó có thể là những xung đột trong nội bộ nhân viên của mình, cũng có thể là đến từ những áp lực về thời gian trong công việc, nhân viên phải làm thêm quá nhiều giờ mỗi ngày để có thể giải quyết được cả một “núi” việc làm chồng chất... Nói chung với tất cả những vấn đề đó, các bạn cần phải nhạy bén thì mới có thể giúp cho nhân viên của mình giữ ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết trong công việc và tối đa hóa năng lực nhân viên. Chính sự quan tâm sát sao của bạn sẽ tạo nên được mối quan hệ gần gũi giữa bạn với nhân viên, và đây là cơ sở để cho bạn có thể giải quyết được những rắc rối kịp thời ngay khi chúng xảy ra. Như vậy, tối đa hóa năng lực nhân viên cũng không quá khó. Hy vọng với những chia sẻ  của chúng tôi, các bạn sẽ được những lời khuyên bổ ích nhất. Từ đó vận dụng hiệu quả vào công việc quản lý của chính  mình không chỉ từ phương diện khai thác thế mạnh của nhân viên.

Coi bài nguyên văn tại: Những phương pháp giúp sếp tối đa hóa năng lực của nhân viên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét