Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Những sai lầm cơ bản khiến nhà tuyển dụng đánh mất ứng viên

Những sai lầm cơ bản khiến nhà tuyển dụng đánh mất ứng viên

Con người bước vào thời đại của công nghệ số sẽ đối mặt với sự truyền tải thông tin nhanh chóng. Điều đó vừa mang đến cho chúng ta, cho công việc tuyển dụng những lợi ích thiết thực nhưng đồng thời cũng là con dao hai lưỡi tạo nên những điều bất lợi. Lớp người trẻ bước vào kỷ nguyên 4.0 chẳng lạ lẫm gì với sự tiến bộ của công nghệ. Do đó, ứng viên không chỉ biết cách tìm kiếm những thông tin tuyển dụng và nhà tuyển dụng một cách hiệu quả mà còn rất linh hoạt trong việc đưa ra những đánh giá và sự so sánh, để đi tới quyết định cuối cùng cho việc lựa chọn nơi làm việc lý tưởng nhất của chính họ. Nếu như bạn vẫn còn đang loay hoay ở trong một lối tư duy khá lỗi thời khi tự cho rằng mình là người đứng ở vị thế của “người trên” đối với những người ứng viên thì quả thực chỉ sau 5 ngày làm việc với ứng viên bạn sẽ thất bại. Nguyên nhân sâu xa tạo ra sự thất bại này thường tới từ rất nhiều yếu tố trong đó không thể không kể tới 5 sai lầm lớn dưới đây. Sai lầm trong tuyển dụng đến từ website tuyển dụng Hậu quả có thể đối mặt Việc công ty bạn không có website hay là có website tuyển dụng nhưng thiếu chuyên nghiệp cũng đều là một sai lầm lớn. Các bạn biết đấy, có tới hơn 70% số lượng ứng viên luôn tìm và tham khảo những thông tin của nhà tuyển dụng thông qua mạng xã hội. Họ thường tìm kiếm trực tiếp trên website tuyển dụng của công ty mà họ muốn ứng tuyển vào trước tiên. Bởi vì đây chính là địa chỉ đầu tiên mà nhà tuyển dụng có thể tạo nên những ấn tượng đầu tiên cho người ứng viên.  Dựa vòa website tuyển dụng của công ty, người ứng viên có thể quan sát hình ảnh, tìm kiếm thông tin về những lợi ích mà họ có thể nhận được khi mà làm việc ở đây. Họ để ý tới cách mà những người tuyển dụng nói về câu chuyện kinh doanh cũng như vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp, Từ đây người ứng viên có thể đưa ra những sự so sánh với các nhà tuyển dụng khác, nhanh chóng đưa ra thứ tự xếp hạng để tiến hành lựa chọn. Nếu như doanh nghiệp bạn không có website tuyển dụng để có thể giới thiệu về doanh nghiệp của mình thì vô tình bạn sẽ tự đánh mất đi sự tín nhiệm ở trong mắt của người ứng viên. Hay là việc mặc dù bạn có một website tuyển dụng nhưng đó lại là một website khá hơi hợt, không có sự đầu tư bài bản nên kém thu hút, bạn cũng vẫn bị xếp ở hạng thấp trong mắt của ứng viên. Việc bạn cần lưu ý đó là đừng bao giờ tạo nên một ấn tượng ban đầu tồi trong mắt của người khác, nhất là khi bạn là nhà tuyển dụng. Ứng viên sẽ chẳng bao giờ lựa chọn một nhà tuyển dụng không mang tới niềm tin và sự an tâm cho họ. Lời khuyên dành cho nhà tuyển dụng Nhà tuyển dụng nên xây dựng cho doanh nghiệp của mình một trang web tuyển dụng , và đảm bảo trang web đó phải trông thật sự chuyên nghiệp. Một vài mẫu để cho bạn tham khảo như: Kể chuyện của công ty một cách hấp dẫn dựa vào các yếu tố văn hóa, tầm nhìn, lợi ích,... Bổ sung hình ảnh đẹp, gây sự chú ý Mô tả công việc một cách chính xác, rõ ràng, đầy đủ Không gửi phản hồi sau khi ứng viên ứng tuyển Thực trạng và hậu quả Bạn không có thời gian để gửi đi phản hồi sau tín hiệu đăng ký ứng tuyển của người ứng viên? Những ứng viên không trúng tuyển phải rơi vào cảnh chờ đợi sự phản hồi của bạn trong vô vọng, dù cho đó là một email từ chối họ. Những người trúng tuyển dù nhận được phản hồi và lời mời tham dự phỏng vấn nhưng là lúc khá muộn, lại sát ngày phỏng vấn diễn ra. Đến những ai đã trúng tuyển trở thành nhân viên chính thức của công ty nhưng cũng chờ đợi hoài kết quả thông báo từ nhà tuyển dụng mà không nhận được thư mời làm việc tại công ty trong thời gian phù hợp. Đây là những biểu hiện thường gặp của một quá trình tuyển dụng không chuyên nghiệp và hết sức sai lầm. Bạn có biết kết quả có thể nhận được tử chuyện không gửi lại phản hồi hay là gửi phản hồi chậm trễ sẽ khiến cho doanh nghiệp và nhà tuyển dụng đang phá dần đi uy tín của mình ở trong mắt ứng viên một cách nghiêm trọng hay không. Thậm chí những người ứng viên còn có thể tỏ thái độ không hài lòng một chút nào và bày tỏ trực tiếp trên các phương tiện Social dạng “bóc phốt” hay là tâm sự, chia sẻ những nỗi bức xúc đó. Điều này quả thực là một mối lo ngại lớn có ảnh hưởng sâu sắc tới thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp bạn. Không những vậy, bạn có phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro lớn bởi vì sự trễ nải của bản thân mình mà trước hết là bị hụt mất nguồn ứng viên tiềm năng vì trong thời gian “dài cổ” ra chờ đợi bạn, họ đã tìm kiếm được một nhà tuyển dụng “nhanh chân” khác thay thế rồi. Lời khuyên dành cho nhà tuyển dụng Nếu như bạn muốn tạo dựng cho doanh nghiệp một hình ảnh tốt đẹp, chuyên nghiệp hơn và không rơi vào tình trạng đánh mất đi những người ứng viên tiềm năng, ưu tú thì hãy nhớ nguyên tắc làm việc đừng bao giờ chậm trễ. Luôn luôn đưa ra kịp thời những phản  hồi tới tất cả ứng viên dù cho kết quả đó là gì. Cụ thể hơn, bạn nên làm những điều sau đây: Sử dụng công cụ để tự động hóa việc phản hồi Phản hồi nhanh ngay sau thông báo ứng viên ứng tuyển Đừng phớt lờ những tín hiệu không tích cực của ứng viên Nhận lỗi nếu sai, coi ứng viên là những vị khách hàng thượng đế Liên tục thay đổi lịch phỏng vấn Bạn đã có được nguồn ứng viên tham gia vào cuộc phỏng vấn trong kế hoạch tuyển dụng của mình. Đó là một điều đáng mừng., Nhưng sau đó, có khó khăn hay không còn phải tùy thuộc vào cách bạn thực hiện. Điển hình từ việc sắp xếp lịch phỏng vấn tưởng như đơn giản nhưng bạn cũng có thể mắc phải sai lầm trong tuyển dụng. Mặc dù đã cố gắng sắp xếp một lịch phỏng vấn thuận lợi nhất nhưng mà bạn vẫn chẳng nhận được hồi âm từ những người trưởng phòng duyệt hoặc tham gia trực tiếp cuộc phỏng vấn ứng viên. Có thể những người trưởng phòng phụ trách phỏng vấn đó đang phải bù đầu với những cuộc giao ban, họp hành, thậm chí chính bản thân họ còn không có thời gian check email thông báo lịch phỏng vấn của bạn nên không nắm rõ lịch bạn đã sắp xếp trong khi bạn đã thông báo lịch đó cho người ứng viên. Và khi các vị trưởng phòng phản hồi lại thì lịch bạn sắp xếp và gửi đi cho ứng viên sẽ bị dời đi do người phụ trách có lịch bận trong thời gian đó và báo lại cho bạn quá trễ. Mặc dù chẳng hề mong muốn điều này xảy ra thế nhưng mà bạn vẫn phải gửi tới lịch dời phỏng vấn tới ứng viên. Có thể họ đang đi giữa đường và trước đó đã chuẩn bị thật chu đáo cho cuộc phỏng vấn, cũng có thể họ đã tới tận cổng công ty rồi. Nếu như không dời ngày phỏng vấn thì bạn cũng khiến cho người ứng viên phải chờ đợi quá lâu mới được bước vào cuộc phỏng vấn. Như thế chẳng phải hình ảnh của công ty bạn đã giảm sút một cách trầm trọng ở trong mắt của người ứng viên hay sao? Hơn bất cứ khi nào, rơi vào trường hợp này người ứng viên sẽ cảm thấy bị thiếu tôn trọng, vì thế họ sẽ cân nhắc việc có nên tham gia buổi phỏng vấn được hẹn lại và cống hiến cho công ty hay không. Người ứng viên có quyền được chọn lựa những người tuyển dụng biết trân trọng họ thông qua việc tôn trọng quỹ thời gian cũng như sự chuẩn bị kỳ công của họ. Lời khuyên dành cho nhà tuyển dụng Sử dụng công cụ ghi chú, nhắc nhở lịch phỏng vấn cho các nhân viên công ty trực tiếp phụ trách phỏng vấn Nếu phải lùi lịch hẹn gấp, hãy gọi điện và gửi mail kèm theo lời xin lỗi chân thành Không kể được một câu chuyện hay về công ty Khi ứng viên chủ động đặt ra câu hỏi nào đó cho công ty có lẽ là một tín hiệu tốt chứng tỏ ứng viên đã bắt đầu có những sự hứng thú đối với công ty của bạn. Câu hỏi thể hiện sự tò mò cũng như những mong muốn họ đối với công ty. Thế nhưng, trong câu trả lời của bạn không thể mang đến một câu chuyện thỏa đáng và thuyết phục người ứng viên thì mọi thứ cũng không được như ý bạn mong muốn.  Vậy thì để có thể trả lời một cách thu hút và thỏa mãn mong muốn khám phá của ứng viên, các bạn nên: Đưa ra một điểm khác biệt đặc trưng của doanh nghiệp ( Văn hóa, sản phẩm, con người, sự tham vọng,...). Kết chúng thành một câu chuyện đầy cảm hứng và kể lại Kể chuyện thật ngắn gọn, dễ hiểu, không lan man Không từ bỏ lối tuyển dụng lỗi thời Đã bước vào thời đại công nghệ phát triển mạnh như vũ bão thế này mà bạn còn bảo thủ sử dụng những giá trị cố hữu trong tuyển dụng thì quả là một điều đáng tiếc. Đã đến lúc bạn cần phải đánh đổi và chọn lựa. Việc áp dụng và tuyển dụng công nghệ tân tiến sẽ giúp bạn thể hiện với ứng viên của mình về sự đầu tư chuyên nghiệp của công ty, nói cho họ biết rằng công ty bạn luôn bắt kịp những xu thế thời đại. Bởi thời đại này là thời của những người trẻ. Bạn hãy biến công tác tuyển dụng làm sao cho hiện đại và gần gũi với họ nhất.

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Những sai lầm cơ bản khiến nhà tuyển dụng đánh mất ứng viên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét