Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

6 bài học lãnh đạo học hỏi từ vị Tổng thống Abraham Lincoln

6 bài học lãnh đạo học hỏi từ vị Tổng thống Abraham Lincoln

Biết lắng nghe quan điểm của tất cả mọi người Chúng ta hãy đi từ một ví dụ điển hình này để thấy rõ giá trị của bài học đầu tiên – biết lắng nghe quan điểm của tất cả mọi người. Năm 1861, đất nước Mỹ đã xảy ra nội chiến, chắc hẳn sự kiện này không còn xa lạ với những người yêu lịch sử. cuộc chiến xảy ra với sự xung đột giữa hai miền Nam – Bắc nước mỹ kéo dài tới tận năm 1865 mới đến hồi kết thúc. Mặc dù rằng, Abraham Lincoln là người miền Bắc, xong ông vẫn có thể thấu hiểu và cảm nhận được tình cảnh khổ cực của nhân dân miền Nam cũng như trên khắp tổ quốc nước Mỹ. Chính vì vậy mà ông nhanh chóng  chiếm được những tình cảm chân thành của  người dân miền Nam, nhanh chóng ổn định  lại tình hình. Vậy tại sao Abraham Lincoln lại có thể thấu hiểu được tiếng lòng của người dân miền Nam trong khi sự thấu hiểu không hề dễ gì để làm được. Nguyên nhân cũng là bởi vì ông biết lắng nghe. Lắng nghe vốn là một thói quen cố hữu của Abraham Lincoln, ông lắng nghe tất cả mọi người, lắng nghe từ nhiều bên và thậm chí từ cả những người tù binh của miền Nam bị bắt trong cuộc nội chiến cho tới những trăn trở của các vị tướng miền Nam.   Như thế có nghĩa là sự lắng nghe mang đến cho con người những giá trị vô cùng to lớn trong việc chỉ dẫn và thu phục lòng người khác Cũng như Henry Davi Thorea đã từng nói rằng: để nói ra sự thật chúng ta cần mất hai lần. Đó là một lần để được nói ra và một lần để lắng nghe. Nếu muốn người khác nghe bạn và có thể khởi dậy được những cảm xúc tiềm ẩn ở nơi họ thì chúng ta có thể tìm hiểu kỹ những đối tượng mà mình cần nói và cần nghe là ai. Vậy thì chỉ có cách duy nhất chính là lắng nghe. Khi lắng nghe họ, bạn sẽ hiểu rõ họ. Khi hiểu rõ họ cũng là lúc bạn có thể hiểu rõ được những gì mà bản thân bạn muốn nói. Từ đó chủ động nhìn nhận và nắm bắt được tỉ lệ thành công  trong từng lời nói của chính mình. Ngoài ra, khi chúng ta thấu cảm được với người nghe thì chúng ta mới có thể hiệu được lý do vì sao mọi người lại có thể hiểu rõ vì sao người khác lại làm những  việc mà bản thân chúng ta cho rằng nó không hợp lý và không đồng tình được. Và đến ngày hôm nay, cái bóng của Abraham Lincoln vẫn còn rất lớn, và bài học mà ông để lại cho những người lãnh đạo ở phía sau luôn có phép nhiệm màu để con người biết cách đặt mình vào vị trí của người khác để lăng nghe được tâm tư của họ nhiều hơn. Bài học lãnh đạo về sự thư giãn Thư giãn có thể giúp con người hình thành cũng như lấy lại nguồn năng lượng một cách hiệu quả. Điều này đã trở thành một chân lý sáng rõ chẳng thể nào chối cãi được. Trong trường hợp của tổng thống Mỹ Abraham Lincoln thì khi ông đang ở trong cuộc nội chiến  vô cùng khốc liệt như thế, tuy nhiên Abraham Lincoln vẫn có thể tự tại, lạc quan đi đến nhà hát tới chừng 100 lần. Hoặc một ví dụ khác điển hình, ông có thể  mang tới những câu chuyện hài hước ngay trong những cuộc họp nội bộ đầy căng thẳng. Ngoài Abraham Lincoln, ông Roosevelt cũng là một hình ảnh vô cùng điển hình cho một tâm thế tự tại ngay trong những tình cảnh nước sôi lửa bỏng. Trong khi chiến tranh thế giới đang diễn ra ra với tình thế vô cùng nguy cấp , căng thẳng và khốc liệt giữa các bên thì vẫn có lúc Roosevelt có thể dành ra hàng vài tiếng đồng hồ chỉ để tự pha cho mình một ly cocktail. Đây chính là lúc ông đề ra một quy tắc bất di bất dịch cho chính mình rằng những người cùng tham dự sẽ không được phép nói bất cứ chuyện gì liên quan tới cuộc chiến. Thay vào đó, họ đã cùng nhau thảo luận về những cuốn sách cũng như lên kế hoạch cho những hoạt động nghỉ ngơi thư giãn. vậy. Trong khi chiến tranh thế giới hai đang diễn ra khốc liệt và đầy căng thẳng, vẫn có lúc, ông dành hàng giờ liền để tự pha cocktail. Những lúc như vậy, ông đề ra một quy tắc rằng: những người tham dự không được phép nói bất cứ điều gì về chiến tranh. Thay vào đó, họ thảo luận về những cuốn sách và các hoạt động nghỉ ngơi thư giãn khác. Bài học về sự dũng cảm nhận lỗi Chúng ta đều nắm rõ định lý về những lỗi lầm. Người mắc lỗi thường có tâm lý sợ hãi, nỗi sợ hãi về kết quả sau cùng do lỗi lầm gây nên không đáng sợ bằng nỗi sợ hãi người khác biết bạn đã mắc lỗi. Chính vì vậy mà việc đối mặt với những lỗi sai là điều vô cùng khó khăn, nhưng chúng ta vẫn được khuyến khích rằng, khi mắc phải lỗi lầm, bạn chớ tìm cách để né tránh nó, bởi vì điều đó chỉ khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà thôi.  Việc của chúng ta là phải dũng cảm đối mặt, thừa nhận lỗi lầm ấy của mình. Khi bạn là được điều đó cũng là khi bạn dám đối mặt với chính bản thân mình rồi đấy . Nhưng nhận lỗi không thôi chưa đủ, nếu cức mắc sai lầm và nhận lỗi thì có lẽ còn tồi tệ hơn cả việc giấu nhẹm nó đi. Quan trọng hơn cả, khi chúng ta mắc sai lầm, chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm để sửa chữa những khuyết điểm và sai sót đó càng sớm càng tốt. Đây chính là một điều mà Abraham Lincoln đã làm rất tốt. Thậm chí ông còn là một tấm gương sáng thực sự cho tất cả mọi người soi vào đó và học hỏi về sự dũng cảm thừa nhận lỗi lầm và sửa chữa chúng. Nhờ có tính cách ấy mà ông đã khiến cho người đồng minh của mình cũng như những đối thủ cạnh tranh của mình phải nể phục và kính trọng rất nhiều. Những khi Abraham Lincoln tức giận thì ông thường viết nên một bức thư mang nội dung rất gay gắt , gay gắt đến nỗi kịch liệt thế nhưng bức thư đó chỉ nằm trong tầm kiểm soát của ông như một sự trút giận sau đó chính ông là người quên đi những sự tức giận này. Bức thư bị đưa vào quên lãng một cách tự nhiên và nhẹ nhàng như thế mà chưa hề được gửi tới bất cứ ai. Bài học về cái nhìn đối với vinh quang Không ham vinh quang là điều mà  tâm đắc trong suốt cuộc đời hoạt động của ông.  Abraham Lincoln đã cho rằng, chính công cũng không thể hoàn thành được những công việc khó và mang tính vất vả nếu như không có sự giúp đỡ của nội các cùng những thành viên dưới quyền mình. Chính vì vậy mà sự thành công ông có được ông đều chia sẻ với mọi người, chia sẻ tất cả những niềm vinh quanh đó cho những người cộng sự đã cùng ông đồng hành trong suốt chặng đường hoạt động nhiều gian khó Bài học lãnh đạo về cơ hội phát triển Hãy trao cơ hội tới cho tất cả mọi người là một trong những cách dụng người đặc biệt của Abraham Lincoln. Khi ông có một điểm yếu nào đó, chắc chắn ông sẽ chọn cho mình một người cộng sự giỏi về lĩnh vực đó để làm cột mốc đối trọng. Abraham Lincoln thậm chí có thể đưa cả đối thủ của ông vào làm việc trong nội các do chính ông làm lãnh đạo. Nhiều cái tên tưởng như là kẻ đối đầu với ông đã được làm việc trong chính Nội các của ông. Trong đó điển hình là Edwin M. Stanton. Đây chính là người đã công khai bày tỏ thái độ coi thường Abraham Lincoln trên các mặt báo chí. Trong khi đó Abraham Lincoln đã đề bạt Stanton vào bị trí Bộ trưởng của bộ chiến tranh  bởi vì ông nhìn thấy Stanton là một người rất thích hợp, là người thích hợp nhất đối với vị trí công việc đó. Không chỉ riêng gì Stanton, đối với Abraham Lincoln thì bất cứ ai cũng có thể trở thành đối tượng trọng yếu chủ chốt trong các lĩnh vực các vị trí thuộc Nội các do ông lãnh đạo chỉ cần ông nhìn thấy sự phù hợp của người đó. Tinh thần lạc quan và bình tĩnh đối mặt với khủng hoảng Bất kể lúc nào đó có một điều gì đó tồi tệ xảy đến ở trong cuộc Nội chiến thì Abraham Lincoln đều thực hiện việc thăm hỏi và đến chơi tận nơi ở của các anh em binh sĩ nhằm động viên tinh thần những người anh em. Hơn ai hết ông hiểu rằng nêu gương chính là một thứ mang tới hiệu quả cũng như sức thuyết phục mạnh mẽ nhất. Và ông đã nên gương bằng tình cảm, bằng sự quan tâm dành cho tất cả những người anh em dưới quyền mình. Từ hình ảnh của ông bạn có hiểu, bởi vì chúng ta là những người lãnh đạo cho nên chính vào những thời điểm mang tính quyết định , thời điểm gay go và khó khăn nhất thì bạn cần phải cho cấp dưới có thể nhìn thấy bạn rõ nhất. Họ nhìn thấy bạn, nhìn thấy  tinh thần và khí thế của bạn như thế nào thì điều đó sẽ quyết định tinh thần và khí thế của họ và của cả tập thể. Trên đây là 6 bài học lãnh đạo mà bất cứ những ai đang đứng vào trong vị trí quan trọng này rất cần phải nắm bắt lấy. Lãnh đạo tốt thì bạn mới có thể  đưa tập thể của mình vững mạnh vươn tới những tầm xa.

Tham khảo bài gốc ở: 6 bài học lãnh đạo học hỏi từ vị Tổng thống Abraham Lincoln

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét