Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

  Bảo hiểm xã hội tự nguyện giúp giải quyết rất nhiều vấn đề cho người dân, những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm xã hội tự nguyện mang đến rất nhiều lợi ích, hãy cùng xem những lợi ích nào mà bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể mang lại cho chúng ta khi tham gia bảo hiểm nhé. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Khái niệm Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm xã hội xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, theo đó người lao động được lựa chọn mức đóng cũng như phương thức đóng bảo hiểm phù hợp với thu nhập của cá nhân để được hưởng mức bảo hiểm xã hội phù hợp. Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người dân tham gia có thể hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Căn cứ pháp lý của Bảo hiểm xã hội: Căn cứ luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 được ban hành và có hiệu lực vào ngày 20/11/2014. Nghị định số 134/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện. Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH được ban hành vào ngày 18/2/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Công dân Việt Nam, không thuộc vào diện áp dụng quy định của Pháp luật về Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Công dân đủ từ 15 tuổi trở lên đến đủ 60 tuổi đối với đối tượng là Nam và đủ 55 tuổi đối với đối tượng là nữ. Công dân đủ 60 tuổi đối với đối tượng Nam và đủ 55 tuổi đối với đối tượng là nữ, có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên có nhu cầu đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho tới khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Mỗi cá nhân khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cần tìm hiểu kỹ càng về thủ tục, hồ sơ cần thiết để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, sau đây là những giấy tờ, thủ tục cần thiết khi tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện: + Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. + Điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế Đối với trường hợp đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội thì cần ghi rõ ràng, đầy đủ danh sách người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, các bạn tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ cần chuẩn bị tờ khai thông tin cá nhân theo yêu cầu, xuất trình giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, số sổ hộ khẩu, hoặc giấy tờ tạm trú để có thể tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là bao nhiêu? Mức đóng BHXH tự nguyện Căn cứ vào Quy định tại Khoản 1 của Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau: “Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.” Qua đó, các bạn có thể hiểu rằng, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng sẽ là 22% của mức thu nhập hàng tháng, do bạn chọn đóng và mức đóng thấp nhất sẽ đóng bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Hiện nay, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 700.000 vnđ. Còn mức đóng cao nhất sẽ bằng 20 lần mức lương cơ sở. + Mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện 3 tháng hoặc 6 tháng, hoặc 12 tháng một lần được xác định bởi mức đóng hàng tháng theo đúng với Quy định. Tùy vào từng mức đóng mà nhân với từng ấy lần. Ví dụ: Mức đóng 3 tháng thì lấy mức đóng hàng tháng nhân với 3. Mức đóng 6 tháng thì lấy mức đóng hàng tháng nhân với 6. Mức đóng 12 tháng thì lấy mức đóng hàng tháng nhân với 12. + Mức đóng từ 1 năm đến từ 5 năm đổ xuống được tính bằng tổng mức đóng của các tháng trước đó, chiết khấu được tính theo lãi suất đầu tư từ quỹ Bảo hiểm xã hội bình quân hàng tháng được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố vào năm trước đó (Năm liền kề với năm đóng bảo hiểm). + Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng theo một trong các phương thức như: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc đóng nhiều năm (từ 1 đến 5 năm) thì sẽ được hoàn trả lại một phần số tiền mà họ đã đóng trước đó nếu thuộc vào một trong những đối tượng sau đây: Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối tượng được hưởng Bảo hiểm xã hội một lần. Đối tượng vị chết hoặc là tòa án tuyên bố là đã chết. Phương thức đóng BHXH tự nguyện Các đối tượng tham gia đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn các phương thức đóng bảo hiểm sau đây, để có thể đóng vào quỹ Hưu trí và Tử tuất: Đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng. Đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện 3 tháng một lần. Đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện 6 tháng một lần. Đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện 12 tháng một lần. Đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho nhiều năm (Không quá 5 năm). Đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho những năm còn thiếu đối với những người đã đóng đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định. Nhưng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội còn thiếu (Không quá 10 năm) thì cần đóng đủ để được hưởng lương hưu. Người tham gia đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc là mức thu nhập hàng tháng để dựa vào đó làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi thực hiện xong các phương thức đóng đã được chọn từ trước đó. . Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội  tự nguyện Đối với phương thức đóng hàng tháng thì thời điểm đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ là đóng hàng tháng. Đối với phương thức đóng 3 tháng một lần thì thời điểm đóng sẽ nằm trong 3 tháng đó. Đối với phương thức đóng 6 tháng một lần thì thời điểm đóng sẽ là trong vòng 4 tháng đầu. Đối với phương thức đóng 12 tháng một lần thì thời điểm đóng sẽ trong vòng 7 tháng đầu tiên. Đối với phương thức đóng một lần cho từ 1 đến 5 năm thì người tham gia đóng tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập hàng tháng để làm căn cứ đóng. Nếu để quá thời điểm đóng bảo hiểm tự nguyện thì được coi như tạm dừng đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nếu người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tiếp tục đóng bảo hiểm thì cần phải đăng ký lại về phương thức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện và mức thu nhập hàng tháng để làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp người đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện muốn đóng bù đối với số tháng chậm đóng thì số tiền đóng bù sẽ được tính bằng tổng mức đóng của những tháng chậm đóng. Những lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Trong đó phải kế tới lợi ích được hưởng lương hưu và chế độ tử tuất. Đặc biệt, nếu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bị chết thì người thân của người đó sẽ nhận được tiền. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có mức đóng bảo hiểm thấp hơn so với mức đóng của các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm nhân thọ. Đồng thời, đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện còn được nhà nước hỗ trợ một phần đóng bảo hiểm hàng tháng. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, mỗi tháng chỉ phải đóng với số tiền nhỏ, trong tầm khả năng của mỗi người, nhưng đổi lại người dân lại có điểm tựa khi về già, đó là lương hưu, đó là các chế độ tử tuất. Người lao động là người nông dân, người kinh doanh, buôn bán tự phát khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không còn lo lắng về chế độ an sinh, coi như là có điểm tựa khi về già. Những điều cần lưu ý khi mua bảo hiểm xã hội tự nguyện Đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện luôn được Nhà nước khuyến khích bởi những lợi ích mà loại bảo hiểm này mang đến thực sự khiến người tham gia cảm thấy hài lòng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiểu biết về loại bảo hiểm này. Một bộ phận lớn người nông dân ít kiến thức không có sự hiểu biết về các loại bảo hiểm xã hội, do đó trước khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì các bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ càng để hiểu trọn vẹn, nhận được đúng các mức hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định. Theo đó, trước khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì các bạn cần phải tìm hiểu trước một số vấn đề: Ai là người được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện? Những chế độ nào mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng? Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào? Mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu? Phân biệt bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc Rất nhiều người khi tham gia bảo hiểm xã hội, họ không phân biệt được đâu là bảo hiểm bắt buộc và đâu là bảo hiểm tự nguyện. Có những người có nguyện vọng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng lại có rất nhiều phân vân về 2 loại bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc để có thể đóng đúng loại bảo hiểm mà họ mong muốn. Những thông tin được cung cấp dưới đây sẽ giúp các bạn phân biệt được bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc để bạn có thể đóng đúng loại bảo hiểm mà bạn đang muốn đóng.  Phân biệt từ đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội Căn cứ vào Điều 2, Khoản 1 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ đóng trong trường hợp: “Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;“ (Điều 2, Khoản 1 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014). Theo đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc khác bảo hiểm xã hội tự nguyện về đối tượng. Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là những người làm việc theo hợp đòng vô thời hạn, theo mùa vụ,… có thời gian công tác từ đủ 3 tháng đến 12 tháng. Bên cạnh đó, đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là người đi làm việc ở nước ngoài theo đúng hợp đồng lao động. Những người giữu vai trò, chức trách là người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành… Còn đối tượng được đóng bảo hiểm tự nguyện là công dân nước Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc những đối tượng của Khoản 1, Điều 2 trong Luật bảo hiểm năm 2014. Phân biệt từ các chế độ của 2 loại bảo hiểm xã hội Đối với các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau: Chế độ nghỉ ốm đau Chế độ thai sản Chế độ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp Chế độ hưu trí Chế độ tử tuất Đối với chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau: Chế độ hưu trí Chế độ tử tuất Như thế, khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người dân sẽ được hưởng nhiều chế độ hơn so với bảo hiểm xã hội tự nguyện. Phân biệt bởi trách nhiệm phải đóng Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ đóng một phần, người lao động chỉ phải đóng một phần. Còn đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người lao động phải đóng toàn bộ số tiền bảo hiểm mà không được đơn vị nào hỗ trợ đóng cả. Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc có sự khác biệt về mức đóng và phương thức đóng. Nắm bắt những thông tin về bảo hiểm xã hội tự nguyện, các bạn sẽ không bỏ lỡ cơ hội để nhận được những chế độ hấp dẫn mà loại bảo hiểm này mang lại, vừa có mức đóng rẻ hơn so với những loại bảo hiểm khác. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay để đủ điều kiện hưởng các chế độ do bảo hiểm mang lại.

Coi thêm tại: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét