Thỏa ước lao động tập thể là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp, tổ chức,… có sử dụng lao động. Nhiều người lao động không nắm rõ về thỏa ước lao động và còn nhiều thắc mắc về loại văn bản này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thỏa ước lao động là gì và những vấn đề cơ bản cần nắm được trong quá trình lao động. Khái niệm thỏa ước lao động tập thể là gì? Theo điều 44, tại Khoản 1 của Bộ luật Lao động có nêu rõ: “Thoả ước lao động tập thể (viết tắt là TƯLĐTT) là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động”. Thỏa ước lao động tập thể bao gồm: Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp Thỏa ước lao động tập thể ngành Thỏa ước lao động tập thể chính là cơ sở pháp lý để hình thành các mối quan hệ lao động mang tính tập thể, tạo nên trách nhiệm của cả 2 bên đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh. Thỏa ước lao động tập thể còn giúp tạo điều kiện cho người lao động, bằng sự thương lượng và mặc cả thông qua sức mạnh của cả tập thể đối với người sử dụng lao động. Thỏa ước lao động tập thể nếu được khi được ký kết đúng đắn, bình đẳng, tự do thương lượng, hợp tác sẽ là nguồn quy phạm thích hợp tại chỗ bổ sung cho nội quy của doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể Theo quy định của Bộ luật Lao động Viêt Nam, nội dung chủ yếu trong Thỏa ước lao động tập thể bao gồm: Việc làm, bảo đảm việc làm cho người lao động Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp khác được trả cho người lao động. Thời gian làm việc. Bảo hiểm Điều kiện lao động. Bên cạnh đó, tùy vào từng tình hình phát triển của doanh nghiệp mà có thể thêm vào các nội dung khác như là: Chế độ khen thưởng và kỷ luật. Sự khác nhau giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động Thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, hợp đồng lao động và thỏa ước lao động vẫn có sự khác biệt. Cùng xem những điểm khác biệt giữa thỏa ước lao động và hợp đồng lao động là gì nhé. Phân biệt giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động dựa vào các yếu tố sau: Khái niệm Phân loại Đối tượng, chủ thể tham gia ký kết Hình thức Hiệu lực Thời hạn Về khái niệm: Hợp đồng lao động chính là sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về công việc, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của hai bên… Trong khi Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động cùng các điều kiện đã được thương lượng. Về hình thức: + Thỏa ước lao động bao gồm 3 hình thức như sau: Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp Thỏa ước lao động tập thể ngành Thỏa ước lao động tập thể khác. + Hợp đồng lao động có 3 hình thức như sau: Hợp đồng lao động có thời hạn Hợp đồng lao động không xác định thời hạn Hợp đồng thời vụ Chủ thể tham gia ký kết: + Thỏa ước lao động, chủ thể là đại diện tập thể của người lao động, người sử dụng lao động hoặc là đại diện người sử dụng lao động. + Hợp đồng lao động, chủ thể tham gia ký kết là cá nhân hoặc là đại diện luật của cá nhân đó trong trường hợp người lao động từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi và một bên là người sử dụng lao động. Về hình thức: + Thỏa ước lao động: Doanh nghiệp được lập thành 5 bản theo Khoản 2 của Điều 83 Bộ luật Lao động năm 2012). Còn đối với thỏa ước ngành thì được lập thành 4 ản được quy định tại điều 87 của Bộ luật Lao động năm 2012. + Hợp đồng lao động thì thỏa thuận bằng văn bản, được lập thành 2 bản, một bản dành cho người lao động, một bản dành cho người sử dụng lao động. Về hiệu lực: + Thỏa ước lao động: có ghi rõ trong thỏa ước, các trường hợp thỏa ước không ghi rõ thì thỏa ước đó có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết, được quy định tại điều 76 của Bộ luật lao động năm 2012. + Hợp đồng lao động: có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết theo quy định tại Điều 25 của Bộ luật Lao động năm 2012. Về thời hạn: + Thỏa ước lao động: Có thời hạn từ 1 cho đến 3 năm, đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên có kết kết thỏa ước lao động tập thể thì thỏa ước đó có thời hạn dưới 1 năm. (Quy định tại Điều 85 và Điều 98 của Bộ luật Lao động năm 2012). + Hợp đồng lao động: Tùy vào từng loại hợp đồng. Thủ tục đăng ký: + Thỏa ước lao động: Sau 10 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng, người sử dụng lao động hoặc là đại diện cho người sử dụng lao động gửi thỏa ước đến các cơ quan: Bộ lao động Thương Binh & Xã Hội (Thỏa ước lao động tập thể ngành). Cơ quan quản lý nhà nước đối với việc tạo động lực cấp tỉnh (Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp). + Hợp đồng lao động: Không có quy định. Trên đây là một số thông tin về thỏa ước lao động tập thể, hiểu được thỏa ước lao động tập thể sẽ giúp cho người lao động hiểu được những quy định của pháp luật trong việc tham gia lao động tại bất cứ nơi đâu.
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Thỏa ước lao động tập thể là gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét