Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Sự hình thành và phát triển Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?

Sự hình thành và phát triển Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?

  Những kiến thức cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Khái niệm về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Chúng ta vẫn thường thấy trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, sự phối hợp ăn ý giữa các cơ quan với nhau là một điều cần thiết để xây dựng đất nước. Theo mọi người thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì? Có thể hiểu theo một cách chung nhất đây là một bộ phận cấu thành trong bộ máy hệ thống chính trị của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là một tổ chức liên minh chính trị, các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị- xã hội và các cá nhân đại diện cho các các tầng lớp trong xã hội, dân tộc, giai cấp khác nhau, đại diện cho người Việt đang sinh sống hoặc cư trú tại nước ngoài... Chúng ta có thể hiểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một trong những cơ sở đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Tập hợp và phát huy sức mạnh cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tiến hành áp dụng thực hiện dân chủ và đoàn kết xã hội cùng với nhân dân, xây dựng Nhà nước và chính quyền ở các cấp tiến bộ, đoàn kết, dân chủ phát triển và vững mạnh nhất. Trong quan hệ với lợi ích của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, đoàn kết nhân dân, hỗ trợ, bảo vệ các quyền lợi về dân chủ, quyền con người, quyền và nghĩa vụ chính đáng của nhân dân, thực hiện các chủ trương theo quy định của Đảng, đúng theo các chính sách, pháp luật Nhà nước đã ban hành. Những nguyên tắc trong hoạt động Trên cơ sở được thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng được quy định thực hiện nhiệm vụ trên các nguyên tắc. Các thành viên trong mặt trận có các nguyên tắc hoạt động được quy định như sau: - Hợp tác bình đẳng, - Hiệp thương dân chủ - Thống nhất trong hành động và phối hợp lẫn nhau - Đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau Trên cơ sở đó, bạn đã tìm hiểu được nguyên tắc hoạt động của mặt trận Tổ Quốc  Việt Nam là gì? Ở đó, các thành viên hoạt động được tự do bày tỏ ý kiến, bàn bạc, đưa ra những chủ đề, bàn luận và đi đến sự nhất trí một cách tự nguyện, không có mệnh lệnh, không áp đặt lên nhau. Trong cuộc họp nếu có những quan điểm và ý kiến bất đồng các thành viên có thể cùng nhau trao đổi, thuyết phục, giúp đỡ nhau để giải quyết những vấn đề một cách cụ thể, đạt đến những mục đích cuối cùng trên cơ sở tự nguyện chấp hành của các thành viên. Do vậy nguyên tắc hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam rất phù hợp và dân chủ, thể hiện sự bình đẳng và tôn trọng ý kiến của các thành viên. Vai trò, chức năng nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay Bên cạnh việc hoạt động theo những nguyên tắc quy định, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn thực hiện các chức năng nhiệm vụ và thể hiện được vai trò của mình trong hoạt động đổi mới và phát triển đất nước hiện nay. Chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được coi là cơ sở chính trị của nhân dân; - Thực hiện các chức năng đại diện cho nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, các quyền lợi và nhiệm vụ chính đáng của Nhân dân; - Thực hiện phát huy các sức mạnh của dân tộc, áp dụng chế độ dân chủ, tăng cường các mối quan hệ đoàn kết, lành mạnh trong xã hội. - Góp phần tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước ngày càng vững mạnh và giàu đẹp. Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước quy định. Cụ thể:      - Tiến hành thực hiện các cuộc thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện các chương trình, kết quả trong kế hoạch đã đề ra, bên cạnh đó đề ra và xây dựng các chương trình phối hợp thống nhất hành động thời gian tới;      - Thực hiện hiệp thương dân chủ cử, tiến hành bổ sung và thay thế các chức danh như Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam;     - Phê duyệt và xem xét các quyết định công nhận thành viên của MTTQ Việt Nam;     - Tham gia công cuộc cải cách, phát triển và xây dựng Đảng, Nhà nước nhiệm vụ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì? Là thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó;     - Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn lựa chọn, giới thiệu những người có đủ tư cách phẩm chất đạo đức ứng cử vào làm trong đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và chấp hành các quy định về bầu cử của Quốc hội đề ra;     - Kêu gọi nhân dân, mọi người ở địa phương tích cực thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tất cả các sự kiện quan trọng khi cần thiết;     - Quyết định và ban hành, tổ chức Đại hội đại biểu theo hướng dẫn và chỉ thị của cấp trên giao cho khi được yêu cầu thực hiện. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết của dân tộc, đặc biệt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vai trò của mặt trận lại càng quan trọng hơn. Thực hiện và ban hành chỉ đạo về tư tưởng, công tác, đạo đức, lối sống của cán bộ. Rèn luyện bồi dưỡng đảng viên, công chức, các đại biểu đã được ứng cử do dân bầu ra, đồng thời chăm lo đời sống nhân dân và chấp hành những nhiệm vụ và vai trò của nhà nước giao phó. Thực hiện các chính sách, kế hoạch chương trình nhằm phát triển nền chính trị, kinh tế - xã hội,... hiện đại nhất và tốt đẹp nhất. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm đơn vị nào? Chắc chắn đó không phải là một đơn vị duy nhất cấu thành mà được thành lập vững chắc từ cấp trung ương đến cấp cơ sở. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm khối ở địa phương và trung ương. Đơn vị trực tiếp tổ chức và ban hành chính sách áp dụng và quản lý Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam. + Ở trung ương gồm có 3 thành phần đó là: Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; + Ở địa phương đơn vị cấu thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì? Đó là các đơn vị sau: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở tỉnh hoặc thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thuộc các quận, huyện, thị xã; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn Trong mỗi cấp có thì đều có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tùy vào hoạt động ở trung ương và địa phương sẽ có những cơ quan riêng nhằm đáp ứng các hoạt động của nhà nước và thực hiện phục vụ nhân dân một cách dễ dàng và thuận lợi. Lịch sử hình thành qua các giai đoạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trải qua một quá trình rất lâu đất nước ta mới được hòa bình và ổn định qua những giai đoạn khác nhau, lịch sử của Việt nam đã ghi những dấu ấn khó mờ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Đây là cả một quá trình đất nước ta cố gắng và xây dựng. Nó được thành lập qua nhiều giai đoạn khác nhau. + Giai đoạn từ năm 1930- năm 1946 - Hình thức đầu tiên của mặt trận dân tộc Việt Nam được lấy tên là Hội Phản đế Đồng minh. Vào ngày 18/11/1930, được sự chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định thành lập hội Hội Phản đế Đồng minh - Đến tháng 11/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định đổi tên Hội Phản đế Đồng minh thành tên Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương. Từ đó thành lập nên một tên gọi mới lúc bấy giờ. - Tháng 6/1938,  chúng ta đã đổi tên Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương với cái tên gọi Mặt trận Dân chủ Đông Dương. - Ngày 19/5/1941, thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh, được chính thức thành lập với mục tiêu trước mắt đó là thực hiện cuộc cách mạng dân tộc, thực hiện giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do cho đất nước. + Giai đoạn từ năm 1946-  năm 1977 - Ngày 29/5/1946,  quá trình hình thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì? Lúc này Hội Liên Việt được thành lập dựa trên  Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, lúc này thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. - Ngày 7/3/1951, dựa trên sự thống nhất của Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt đã thành lập nên Mặt trận Liên Việt gồm có 53 thành viên do đồng chí giữ chức vụ làm chủ tịch là Tôn Đức Thắng. - Đến ngày 10/9/1955, tiến hành tập hợp và huy động toàn bộ các lực lượng nhân dân cho cuộc chiến tranh chống Mỹ và thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, lúc này Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thành lập. Chủ tịch danh dự là Hồ Chí Minh, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương là đồng chí tôn Đức Thắng. - Ngày 20/12/1960, thực hiện mục tiêu chống chính phủ Việt Nam Cộng hoà và đe dọa cũng như can thiệp của chế độ Mỹ- Diệm tại Miền nam Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập với. - Ngày 20/4/1968, sau cuộc kháng sau cuộc kháng chiến chống Mỹ được pahts động, các Liên minh của Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và hoà bình Việt Nam được thành lập. + Giai đoạn từ năm 1977 trở đi - Ngày 31/1 đến 4/2/1977, được sự chỉ dạo của các cấp có thẩn quyền, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành gộp 3 tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và hoà bình Việt Nam thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chính thức lấy tên gọi đó cho đến ngày nay. Trải qua một chặng đường dài và phát triển, đến nay nước ta vẫn lấy tên gọi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm tên gọi chính. Sự hình thành qua những quá trình lịch sử hào hùng đã làm cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày càng phát triển. Chúng ta đã tìm hiểu được lịch sử từ đâu hình thành, cũng như các hiểu biết về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Sau bài viết này, mong bạn đã tìm được các thông tin về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì nhé.  

Coi bài nguyên văn tại: Sự hình thành và phát triển Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét