Con người đều biết rằng thiên tai, mưa bão, lũ quét… là thuộc tính của tự nhiên, là hiện tượng thường có từ ngàn đời nay. Con người không thể ngăn chặn được thiên tai không xảy ra mà chỉ có thể chủ động trong việc phòng, chống thiên tai để hạn chế những tác hại vô cùng nghiêm trọng mà thiên tai mang lại. Việc tìm hiểu thiên tai là gì sẽ giúp con người biết cách đối phó và sống tốt hơn, tránh dược những tác hại mà thiên tai đem đến, tránh những thiệt hại về người và của. Khái quát thiên tai là gì? Thiên tai là gì? Thiên tai là hiệu ứng của tai biến tự nhiên như: Lũ lụt, phun trào núi lửa, bão, động đất, sạt lở… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, gây thiệt hại về con người, của cải, vật chất, tài chính. Những thiệt hại về tự nhiên sẽ phụ thuộc vào khả năng chống đỡ cũng như là phục hồi của con người trước thảm họa đó. Môi trường tự nhiên và thiên tai chỉ có ý nghĩa như cái tên gọi của chúng khi tại môi trường đó có con người, nếu không có con người thì các sự kiện trên đây không phải là rủi ro hay thảm họa. Tai biến tự nhiên là gì? Tai biến tự nhiên chính là những rủi ro, là mối đe dọa đến con người, có tác động xấu đến con người và môi trường sống của con người. Có những rủi ro tự nhiên có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, một trận động đất có thể gây ra sóng thần, hạn hán kéo dài, ảnh hưởng tới kinh tế, dẫn tới nạn đói và dịch bệnh tràn lan Các dạng thiên tai thường gặp Thiên tai do đất Động đất Trận động đất diễn ra khi có sự dịch chuyển bất thần của hiện tượng vỏ trái đất. Với những dao động có sự khác biệt lớn về tầm cỡ. Động đất cũng có nhiều mức độ khác nhau, từ mức độ khiến con người chỉ hơi cảm nhận được cho tới những trận động đất nguy hiểm hơn, mạnh mẽ hơn, thậm chí là gây tử vong ở một số khu vực. Chẳng hạn như các trận động tự chủng đất rất hiếm khi gây thiệt mạng cho con người hay các loài động vật hoang dã. Nguồn phát sinh các trận động đất gây chấn động dưới mặt đất được gọi là chấn tiêu. Còn điểm trên bề mặt Trái Đất được gọi là tâm chấn. Thông thường, các trận động đất thứ cấp sẽ gây ra những thiệt hại nặng nề hơn như làm sụp đổ nhà cửa, sóng thần, hỏa hoạn, núi lửa,… Phun trào núi lửa Sức nổ của một vụ phun trào núi lửa vô cùng mạnh, dẫn tới nguy cơ lớn về tính mạng của con người. Phun trào núi lửa tạo ra dung nham, đây là loại vật liệu với đá diêu nóng, dung nham khi chảy khỏi núi lửa sẽ có sức tàn phá mạnh vô cùng, nó có thể phá hủy bất cứ loại công trình hay cây cối nào mà nó đi qua. Tro núi lửa được tạo thành khi các tàn dư bị thiêu rụi đã nguội. Tro núi lửa rất nguy hiểm, nó có thể hình thành và trở thành đám mây, sau đó rơi xuống bất kỳ khu vực nào. Khi loại tro này được hòa vào nước thì nó có thể tạo thành một dạng vật liệt kiểu bê tông. Nếu con người hít phải lượng tro này thì có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe đấy nhé. Các thảm hoa do nước Lũ lụt Lũ lụt được tạo nên bởi các trận bão lớn, là mức nước cũng như tốc độ của dòng chảy trên các con sông, con suối vượt quá mức bình thường. Lũ lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao làm tràn các sông suối, ao hồ, đê,… làm ngập nhà cửa, ruộng vườn, cây cối… Lũ xuất hiện chủ yếu do mưa trên các lưu vực, hoặc do vỡ đê, tràn đê, hoặc ứ tắc tạm thời đối với các dòng chảy… Đối với các dòng lũ lớn, lâu ngày không thoát được nước gây ra lụt lội. Các trận mưa lớn kéo dài là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lũ lụt. Bên cạnh đó, triều cường cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho lũ lụt càng trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp sẽ hình thành các đợt lũ quét khiến cho nhà cửa, ruộng vườn, rừng vị tàn phá nặng nề. Lại càng khiến cho tình trạng lũ lụt, lũ quét thêm nặng nề hơn, gây ra xói mòn đất đá. Tại Việt Nam, lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên và xảy ra hàng năm. Rất nhiều thiệt hại và người và của đã xảy ra, đặc biệt tại những vùng trũng thấp, hoặc những vùng núi cao, khi mưa lớn kéo dài, bão lụt xảy ra thì đất đá bị sạt lở, khiến cho nhà cửa, nương rẫy bị tàn phá nặng nề, thiệt hại về con người. Sóng thần Sóng thần được hình thành có thể là do các trận động đất ngầm trong lòng đất và dưới đáy biển gây ra. Sóng thần là một chuỗi các cơn sóng được tạo ra bởi sự dịch chuyển đột ngột dưới đáy biển. Đó có thể do các trận động đất, các trận phun trào núi lửa, các trận lở đất dưới đáy biển, hoặc có thể là thiên thạch gây ra. Sóng thần được tạo ra bởi lòng đất có độ sâu từ 50 m trở xuống. Với cường độ từ 8 độ thì các con sóng thần bắt đầu có sức tàn phá vô cùng khủng khiếp. Sự chuyển dịch của đáy biển có thể sẽ khiến cho nước tràn vào các vùng đất liền, các con sóng được tạo ra liên tục với cường độ mạnh mẽ, có thể càn quét bất cứ vật gì mà chúng đi qua. Các thiên tai, thảm họa do thời tiết Hạn hán Hạn hán là một khoảng thời gian kéo dài tới vài tháng, thậm chí là vài năm không có nước của một khu vực nào đó trên thế giới. Các trận hạn hán thường xảy ra tại các khu vực nhận được lượng mưa ít, thấp hơn mức trung bình. Các bị bị hạn hán, hệ sinh thái và nền sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng rất lớn. Theo tổ chức khí tượng thủy văn Thế giới thì hạn hán được chia ra làm 4 loại, đó là: Hạn khí tượng Hạn nông nghiệp Hạn thủy văn Hạn kinh tế xã hội Tình trạng hạn hán kéo dài xảy đến với nguyên nhân chính là do việc di cư hàng loạt. Hạn hán có sự ảnh hưởng, sự tác động mạnh mẽ đến môi trường, nền kinh tế, chính trị và xã hội, sức khỏe của con người. Khiến cho đời sống của người dân càng nghèo nàn, lạc hậu hơn, dẫn tới đói kém, bệnh tật, dịch bệnh tràn lan. Nguyên nhân dẫn tới hạn hán được biết tới nhiều nhất đó là do thời tiết bất thường, ít mưa, nếu có mưa thì lượng mữa rất ít và không đáng kể. Tình trạng này diễn ra khá là phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn đến từ chính con người, tình trạng chặt phá rừng triền miên, bừa bãi làm mất đi nguồn nước ngầm, cây trồng không phù hợp, công tác quy hoạch sử dụng nước không hơp lý… Bão Khi nói tới bão, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới bão và bão nhiệt đới, đều chỉ chung cho hiện tượng của thiên nhiên nổi giận. Bão thường được hình thành từ đại dương và di chuyển vào đất liền. Có nhiều loại bão khác nhau, nhưng người Việt Nam ta thường gọi bão là bão nhiệt đới, có đặc trưng của một trung tâm áp suất thấp, gió mạnh và rất mạnh, cường độ giật nhiều mức độ… tạo ra các trận mưa lớn. Thành phần chính tạo nên các con bão bao gồm: Các dải mưa ở phía rìa ngoài, mắt bão ở chính giữa, thành mắt bão nằm sát ngay bên cạnh với mắt bão. Tại Việt Nam, bão thường xuất hiện từ miền Bắc vào khoảng tháng 5, tháng 6 và di chuyển dần vào miền Nam đến hết tháng 12. Bão thường xuất hiện nhiều nhất trong tháng 9, 10 và tháng 11. Hàng năm có trung bình khoảng 4 – 6 cơn bão và các đợt áp thấp nhiệt đới tràn vào bờ biển nước ta, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất liền, các khu vực dân cư sinh sống. Mưa đá Mưa đá là hiện tượng của thiên nhiên, là hiện tượng các giọt nước kết hợp lại với nhau để tạo thành đá lạnh trong suốt, có nhiều kích cỡ khác nhau. Mưa đá được tạo nên bởi rãnh áp thấp bị đẩy dịch về phía nam bởi khối không khí lạnh từ phía bắc, kết hợp với rãnh gió Tây trên cao. Mưa đá xuất hiện trong thời tiết mưa giông, giông lốc, dẫn tới các hiện tượng nguy hiểm như: Sấm, sét, gió giật mạnh, lốc xoáy… Cháy rừng, hỏa hoạn Cháy rừng là hiện tượng thiên tai xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, tập trung tại những khu vực có diện tích rừng rộng lớn, có thời tiết khô hạn kéo dài. Tại Việt Nam cũng vậy, diện tích rừng núi, đồi cây rất lớn, chính vì thế vào các mùa hanh khô thường xảy ra nguy cơ bị cháy rừng diễn ra. Cháy rừng là hiện tượng lửa phát sinh với nhiều mức độ khác nhau trong một khu vực rừng, một diện tích rừng bất kỳ, có sức phá hủy một số hoặc toàn bộ thành phần của khu rừng đó. Đám cháy rừng có thể kiểm soát được nếu với mức độ và diện tích nhỏ, nhưng đám cháy sẽ không thể kiểm soát được với đám cháy trên diện tích rừng rộng lớn. Nói tới nguyên nhân cháy rừng thì có thể kể tới hai nguyên nhân chính sau đây: + Do nạn đốt rừng Con người dùng lửa để đốt rừng với nhiều mục đích khác nhau như: Đốt một khu vực diện tích rừng nhỏ để làm nương rẫy, hoặc xuất phát từ ý đồ xấu của bộ phận người dân hoặc một cá nhân trong việc tranh chấp diện tích trồng rừng… + Cháy rừng tự phát từ trong tự nhiên Cháy rừng với tình trạng tự phát đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình diễn tế rừng. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do sâu bọ, dịch bệnh phát triển tràn lan, sự phát triển của hệ sinh thái rừng yếu, cây rừng chết nhiều, nhiều cây gỗ khô, mục,… Cùng với những hiện tượng thời tiết khác như là nắng nóng, hạn hán kéo dài, thời tiết hanh khô, các luồng không khí nóng bức… từ đó tạo ra những vụ cháy rừng lớn khó có thể kiểm soát được mức độ. Cháy rừng dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: Dẫn tới sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng. Gây ra tình trạng ô nhiệm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, gây biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính… Gây lũ lụt, lũ quét, sạt lở, xói mòn… Gây ô nhiễm nguồn nước, không khí… Hủy hoại môi trường sống của các loài động thực vật, mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Đời sống sinh hoạt của con người bị thiệt hại, thiệt hại về kinh tế. Tình hình thiên tai tại Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng lớn nhất bởi các hiện tượng bất thường của khí hậu. Mỗi năm, thiên tai đã lấy đi mạng sống của hàng trăm người, thiệt hại không chỉ về người mà còn về kinh tế toàn đất nước. Diễn biến về thiên tai ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn. Thiên tai diễn ra không theo bất cứ quy luật nào như trước đây, tần suất của thiên tai tăng lên với cường độ mạnh hơn rất nhiều, nhất là trong bối cảnh đất nước Việt Nam ta chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Hiện tượng thiên tai nước ta diễn ra rất đa dạng, bao gồm cả: Lũ và ngập úng, bão, áp thấp nhiệt đới, hạn hán, lũ quét, xói lở, lốc xoáy, mưa đá, sạt lở đất, cháy rừng, xâm nhâp mặn, động đất, hiện tượng sương muối, những đợt sóng thần... Biện pháp đối phó, phòng tránh những thiệt hại do thiên tai gây ra Để có thể phòng tránh, chống trọi với các thiệt hại do thiên tai, người dân cần tìm hiểu kỹ về những biện pháp tối ưu nhất có thể để hạn chế mức độ ảnh hưởng do thiên tai gây ra. Tuyên truyền, giáo dục về ý thức phòng chống thiên tai, dịch bệnh Các hiện tượng thiên tai xảy ra là điều không ai mong muốn, người dân chỉ có thể đón nhận các hiện tượng này diễn ra một cách tự nhiên bằng các biện pháp để phòng tránh những thiệt hại mà chúng có thể gây ra. Cần có sự tuyên truyền, giáo dục, phổ biến cho người dân trên từng địa bàn khu vực có kiến thức và hiểu biết về các loại thiên tai có thể xảy đến, đặc biệt là người dân ở khu vực rừng núi thường xuyên phải đối diện với hiện tượng cháy rừng, sạt lở đất, lũ quét… từ đó nâng cao cảnh giác trong vấn đề phòng và chống thiên tai. Người dân, các cán bộ xã, phường, thị trấn, thành phố thường xuyên tuyên truyền về các nạn do thiên tai gây ra trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên các loa đài phát thanh của phường xã, tỉnh, truyền hình… Thường xuyên tổ chức các buổi họp dân, tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, các tác hại và cách phòng tránh thiên tai cho người dân. Xử lý nhanh và kịp thời Mỗi khi có nạn cháy rừng, có mưa bão, lốc xoáy đến, người dân cần phải chủ động để nhanh chóng xử lý, tìm kiếm các dụng cụ và các biên pháp để hỗ trợ nhanh nhất có thể. Các cán bộ, chính quyền địa phương cần có lệnh di tán người dân khẩn cấp nếu nhận thấy tình hình thời tiết mỗi lúc càng xấu đi, có xu hướng gây ra những thiệt hại nặng nề đến người và của cải. Khen thưởng kịp thời Đối với các tổ chức, cá nhân có hành động xử lý tốt với thiên tai, có hành động tốt trong khi thiên tai, hỏa hoạn, cháy rừng đang diễn ra, có sự chỉ đạo, điều hướng người dân đi đúng hướng… thì cần được các cấp khen thưởng đúng lúc, kịp thời và xứng đáng. Tăng cường kiểm tra, giám sát, cập nhật tình hình Trong việc ngăn chặn các nạn đốt phá rừng, các hạt kiểm lâm cần phải nhanh chóng tăng cường về công tác điều tranh, kiểm soát những khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, giám sát người vào rừng và hành động của họ… Thực hiện các quy chế phố hợp với các liên ngành, quân đội, công an… trong công tác bảo vệ và phòng chống nạn phá rừng, có biện pháp chữa cháy rừng kịp thời. Ngoài những biện pháp phòng chống thiên tai trên đây thì còn rất nhiều biện pháp khác mà các bạn có thể tìm hiểu kỹ càng và đào sâu hơn nữa. Hiểu được thiên tai là gì và cách để đối với, phòng chống thiên tai sẽ giúp cho cộng đồng, xã hội loài người có cuộc sống an toàn và yên tâm hơn rất nhiều.
Xem nguyên bài viết tại: Thiên tai là gì? Biện pháp phòng tránh thiên tai hiệu quả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét