Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Căn cước công dân là gì? Điều cần biết khi làm căn cước công dân

Căn cước công dân là gì? Điều cần biết khi làm căn cước công dân

  Căn cước công dân là gì? Thông thường chúng ta hay dùng những bản chứng minh nhân dân để xuất trình giấy tờ hay những thông tin về bản thân, nhưng cũng có nhiều người sử dụng căn cước công dân cũng giống như hình thức chứng minh thư vậy. Những người không sử dụng thì sẽ không biết căn cước công dân là gì? Đây được coi là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, là một loại căn cước mới được sử dụng và bắt đầu cấp phát có hiệu lực từ năm 2016. Căn cước công dân cũng chính là loại thẻ dùng để biểu lộ các thông tin của cá nhân trong cuộc sống. Đây chính là loại căn cước được trình bày dưới dạng ngắn gọn và đơn giản nhất những thông tin của một người. Nói một cách đơn giản,chúng ta nên biết đây là một hình thức mới thay cho chứng minh nhân dân nhé. Nếu như bản chứng minh nhân dân được làm từ giấy còn thẻ căn cước công dân được làm với chất liệu đơn giản là giấy thì căn cước công dân được làm từ nhựa. chúng ta có thể sử dụng hình thức là tấm căn cước công dân thay vì chứng minh thư cũng được. Đây là hai hình thức phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Việc làm căn cước công dân được hướng dẫn chi tiết trong Luật Căn cước công dân. Quy định căn cước công dân gồm 12 số, có cấu trúc bao gồm trong đó là 6 số là những con số ngẫu nhiên không được lựa chọn. Mách bạn những thông tin khi làm căn cước công dân Khi làm căn cước công dân cho bản thân mình không phải là điều đơn giản đâu nhé. Nếu bạn không cẩn thận những thông tin về bản thân bạn sẽ rất sễ bị sai lệch và không đúng với trình tự quy định. Căn cước công dân gồm bao nhiêu thông tin? Nếu bạn cần làm một căn cước công dân thì những tìm hiểu như cách ghi, viết như thế nào, gồm những nội dung ra sao là điều mà bạn phải quan tâm. Trong một căn cước công dân khi làm bao gồm những thông tin cơ bản như sau: Trước hết căn cước công dân được chia làm hai mặt bao gồm mặt trước và mặt sau. Tại mặt trước bao gồm thông tin về tên của căn cước. Bên dưới đó là các thông tin về số căn cước công dân của mọi người. Những số này được áp dụng theo trình tụ và lần lượt đối với từng người theo các thứ tự trước sau. Không được tùy ý chọn những con số mình mong muốn mà cần theo sự chỉ đạo hướng dẫn của Luật quy định khi làm căn cước công dân. Tiếp theo những thông tin trong căn cước công dân là gì? Đó là họ và tên, nếu bạn có tên gọi khác bạn có thể ghi những thông tin vào trong phần họ và tên gọi khác, trong sổ hộ khẩu thường được gọi là phần bí danh. Không thể thiếu tiếp theo đó là ảnh cá nhân chụp, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, nơi thường trú và có giá trị đến ngày bao nhiêu là những thông tin được ghi tại mặt trước của thẻ căn cước công dân. Sau khi đã biết đầy đủ các thông tin của mặt trước bạn có thể tìm hiểu các thông tin tại mặt sau. Mặt sau căn cước công dân chủ yếu là cách để nhận dạng một người. Bằng cách lấy dấu vân tay và in vào phần mặt sau của căn cước. Có những đặc điểm gì trên khuôn mặt để nhận biết với những người khác. Các thông tin trong căn cước công dân được mã vạch tại mặt sau. Đây là một đặc trưng của căn cước công dân so với chứng minh nhân dân về độ bảo mật thông tin. Vì vậy chức năng này vô cùng thuận lợi về vấn đề bảo mật. Tiếp đến là ngày đăng ký làm thẻ, nơi cấp và dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc xác nhận căn cước công dân cho bạn. Những ai là người được cấp căn cước công dân? Nhà nước cũng có những quy định rất rõ ràng về việc cấp và phát hành căn cước. trước hết chúng ta có thể biết đối tượng được cấp phát căn cước công dân của n nước Việt Nam phải là những công dân hiện tại đang có địa chỉ và hộ khẩu, quốc tịch là Việt Nam thì được nhà nước cấp phát. Bên cạnh đó, theo quy định về độ tuổi để làm căn cước, những người có độ tuổi quy định là từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp căn cước công dân. Hình thức cấp và phát hành căn cước chưa áp dụng cho tất cả các tỉnh thành. Vì vậy những người thuộc phạm vi làm căn cước phải có hộ khẩu tại tỉnh thành đang áp dụng làm căn cước công dân. Bên cạnh đó những trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Những trường hợp người nước ngoài nếu đến Việt Nam thì không được cấp căn cước công dân mà chỉ được cấp thẻ tạm trú theo giá trị của từng năm. Các tỉnh thành đã triển khai thẻ căn cước công dân Theo sự chỉ đạo hướng dẫn ban hành của Thủ tướng Chính phủ, chậm nhất là 01/01/2020,thẻ căn cước công dân sẽ phải triển khai trên hệ thống của cả nước. Nhưng cho đến hiện tại vào tháng 11/2018, trên cả nước Việt Nam mới có 16 tỉnh thành thực hiện cấp căn cước công dân cho mọi người. Còn những tỉnh thành khác chưa thực hiện kế hoạch về việc cấp căn cước công dân. Những tỉnh thành đã tiến hành bao gồm: Hà Nội, Hà Nam, Cần thơ, Bà rịa-Vũng Tàu, Nam Định, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Ninh, Tây Ninh, Vĩnh Phúc, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Thái Bình. Có được cấp căn cước công dân tại bất cứ đâu? Rất nhiều trường hợp không có hộ khẩu đăng ký thường trú tại nơi tiến hành cấp phát căn cước công dân nhưng không biết hình thức này có áp dụng đối với họ không. Theo quy định của nhà nước đối với các trường hợp công dân lần đầu tiên đi làm thủ tục để cấp căn cước công dân thì do cơ quan quản lý căn cước công dân công an cấp huyện, hoặc cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết những trường hợp đăng ký thường trú tại đó để cấp căn cước cho họ. Tuy nhiên, hiện nay việc làm căn cước công dân chưa được thực hiện và áp dụng trong cả nước và chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin, thì những người không thường trú và không có hộ khẩu tại nơi cấp căn cước thì sẽ không được cấp căn cước theo ý muốn của họ. Bắt buộc họ phải có hộ khẩu tại nơi đó thì mới được làm các thủ tục cấp thẻ. Thời hạn cấp, đổi căn cước công dân Căn cước công dân có thời gian sử dụng mãi mãi? Không giống như các loại giấy tờ bảo lưu vĩnh viễn, căn cước công dân có quy định về ngày sử dụng đối với tất cả các trường hợp nhất định. Giá trị sử dụng của nó được ghi trên tấm thẻ mà bạn đang sở hữu. Thông thường trên căn cước hay ghi có phần thông tin là giá trị sử dụng đến ngày..... Dựa vào đó bạn cũng có thể biết được các giá trị về tấm căn cước của mình đang sử dụng xem nó đã đến lúc hạn hết chưa nhé. Nếu đã hết hạn bạn cần phải làm thủ tục để cấp lại thẻ và thực hiện theo đúng trình tự và quy định của nhà nước về trường hợp này. Thời gian cấp căn cước công dân Đối với những trường hợp cấp mới căn cước công dân hoặc bị mất hay làm lại, thời gian cấp căn cước công dân là gì bạn đã biết rõ? Bắt đầu tính từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp mới đối với những trường hợp theo quy định với khoảng thời gian như sau: 1. Đối với các vùng tại thành phố, thị xã không thời gian cấp là 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; đối với trường hợp cấp lại không quá 15 ngày làm việc. 2. Tại các địa điểm thuộc các huyện vùng cao, hoặc những vùng biên giới hải đảo,  thời gian cấp là 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp; 3. Tất cả những trường hợp còn lại sẽ không quá 15 ngày làm việc theo quy định của Luật ban hành về việc làm căn cước công dân. Hiện nay, cùng với việc cải cách các thủ tục hành chính thì thời gian làm căn cước công dân cùng ngày càng được rút ngắn. Sau bao lâu thì phải đổi lại căn cước công dân? Đối với những trường hợp đổi thẻ, quy định của nhà nước về vấn đề này như sau: tất cả các căn cước công dân khi đổi thì người đổi phải nằm trong độ tuổi là đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Theo quy định, đến năm 25 tuổi tất cả mọi người phải đổi lại thẻ căn cước, điều này nhằm để thực hiện đảm bảo sự chính xác những thông ti về chủ sở hữu thẻ cũng như việc kiểm tra thông tin được rõ ràng hơn. Tương tự nếu trong bạn làm căn cước trong thời gian là năm 23 hoặc 24 tuổi thì đến năm 40 tuổi bạn sẽ phải đổi lại thẻ một lần nữa. Nếu bạn làm căn cước từ năm qua 40 tuổi thì đến năm 60 tuổi bạn cũng phải làm thủ tục đổi căn cước công dân lại theo đúng với quy định mà nhà nước yêu cầu. Quy định về lệ phí khi làm căn cước công dân Đối với tất cả công dân Việt Nam, lệ phí nộp căn cước công dân là gì? có thể chia làm nhiều trường hợp khác nhau dựa theo từng trường hợp cụ thể và áp dụng với tùng người. Trường hợp phải nộp lệ phí Tất cả các công dân khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi khi làm các thủ tục như đổi thẻ hoặc chuyển sang căn cước công dân sẽ phải nộp 30.000 đồng. Những trường hợp hỏng, mờ, không nhìn thấy thông tin trên căn cước muốn làm lại, lệ phí phải nộp sẽ là 50.000 đồng. Khi công dân bị mất căn cước công dân, muốn cấp lại thì sẽ mất khoản phí là 70.000 đồng. Các trường hợp miễn lệ phí Nhà nước cũng ban hành các quy định đối với những trường hợp được miễn các khoản phí khi làm căn cước như: + Những công dân là bố, là mẹ, vợ, chồng, hoặc có thể là con dưới 18 tuổi của những người liệt sỹ; + Những đối tượng là thương binh, được hưởng các chế độ về thương binh; Con của thương binh, bệnh binh cũng được miễn không phải nộp; + Những công dân tại vùng huyện đảo, xã biên giới; xa xôi; + Các đồng bào dân tộc thiểu số thuộc những vùng miền kinh tế khó khăn mà, nền kinh tế chậm phát triển; + Những công dân thuộc hộ nghèo, những người mồ côi cả cha lẫn mẹ, không có nơi nương tựa,... Những thông tin khi làm căn cước công dân là gì đã được nói rất rõ ràng trong bài viết này. Mong rằng bạn có thể lựa chọn được những thông tin bổ ích để thực hiện đúng các quy định về việc làm căn cước công dân nhé.  

Tham khảo bài gốc ở: Căn cước công dân là gì? Điều cần biết khi làm căn cước công dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét