Kinh phí công đoàn được hiểu như thế nào? Nếu như tham gia vào các hoạt động của đoàn đội chúng ta sẽ thường xuyên nghe đến những từ như kinh phí công đoàn. Để giải nghĩa cho cụm từ cũng như thắc mắc của nhiều người khi tham gia hoàn thành và đóng những kinh phí này chúng ta cùng tìm hiểu thêm như thế nào là kinh phí công đoàn nhé. Chúng ta vẫn không hiểu được kinh phí công đoàn là gì thì giờ đây có thể biết nó được hiểu là nguồn tài trợ cho tất cả các hoạt động công đoàn ở các cấp. Theo như những quy định của nhà nước hiện hành, nguồn kinh phí công đoàn được trích theo tỉ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà cơ quan cũng như doanh nghiệp phải trả cho người lao động . Những khoản này hoàn toàn là do doanh nghiệp chi trả. Nguồn kinh phí được đầu tư cho công đoàn thì được chi tiêu một cách hợp lý. Khoảng 1/2 số tiền khi thu sẽ tiến hành nộp cho công đoàn cấp trên, số còn lại được doanh nghiệp giữ lại để chi tiêu cho các hoạt động liên quan đến đoàn đội trong doanh nghiệp. Hàng năm việc đóng kinh phí công đoàn được đóng theo những khoảng thời gian nhất định, có thể đóng theo tháng, hay theo định kỳ hoặc theo năm,... Mỗi doanh nghiệp cơ quan đoàn thể có một cách đóng khác nhau. Do vậy việc đóng kinh phí công đoàn cũng được thu trong các khoản thời gian khác nhau. Quy định về việc sử dụng và thực hiện kinh phí công đoàn Mức đóng kinh phí công đoàn được tính ra sao? Nếu chúng ta tham gia các hoạt động vào lĩnh vực của đoàn thì mức đóng kinh phí công đoàn là một điều rất đáng được quan tâm. Theo quy định của nhà nước,doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức đoàn thể dựa theo căn cứ để đóng kinh phí công đoàn. Mức đóng sẽ được đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Bên cạnh đó quỹ tiền lương này được tính bằng tổng số tiền lương của những người lao động thuộc các đối tượng nằm trong phạm vi đóng BHXH theo quy định của pháp luật. Từ đó gây dựng quỹ công đoàn cho phù hợp và chi tiêu một cách hợp lý. Nếu bạn không là những người phải đóng các khoản liên quan đến bảo hiểm xã hội hay không tham gia làm việc và lao động, hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp thì các khoản thu cho kinh phí công đoàn bạn cũng có thể không cần đóng góp. Nhưng bên cạnh đó bạn cũng cần cung cấp các kiến thức về kinh phí công đoàn là gì để hiểu thêm nhiều kiến thức hơn. Cụ thể nếu áp dụng cách tính kinh phí công đoàn vào trong thực tế của doanh nghiệp,cơ quan, tổ chức được tính như sau: Chúng ta có thể chia mức đóng kinh phí công đoàn dành cho hai trường hợp. + Trường hợp thứ nhất: Đối với tất cả các doanh nghiệp đã có và thành lập công đoàn cơ sở Lúc này mức trích kinh phí công đoàn là 2% cho tổng quỹ lương người lao động đóng bảo hiểm xã hội. Số tiền đóng sẽ phải nộp lên cấp trên quản lý hãy nói cách khác là cho Liên đoàn lao động quản lý là 35%, số còn lại là 65% cho Công đoàn cơ sở giữ. Bên cạnh đó sau khi đóng các khoản về kinh phí công đoàn doanh nghiệp sẽ trừ lương cơ bản của nhân viên 1% được chia theo tỷ lệ như sau: 60% cho Công đoàn tại doanh nghiệp giữ, số còn lại là 40% nộp về công đoàn cấp trên quản lý đó là liên đoàn lao động thuộc Quận (Huyện) quản lý. + Trường hợp thứ hai: Đó là các trường hợp những doanh nghiệp mới được thành lập cơ quan trong một thời gian ngắn và chưa có công đoàn cơ sở. Lúc này kinh phí công đoàn cũng được đóng và chia theo tỷ lệ như sau: Tiến hành chi 65% cho phí cho công đoàn cấp trên quản lý, đơn vị quản lý này thuộc địa bàn đơn vị kinh doanh đăng lý giấy phép, cấp phép để hoạt động. Số còn lại 35% còn lại nộp vào quỹ công đoàn của Nhà nước theo đúng thủ tục và quy trình. Quy định về đối tượng đóng kinh phí công đoàn Nếu như bạn muốn tìm hiểu mình có là những người nằm trong đối tượng đóng kinh phí công đoàn hay không thì bạn có thể dựa vào quy định tại Khoản 2 Điều 26 tại Luật công đoàn 2012, trong đó quy định về tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều phải đóng đoàn phí. Quy định nêu rõ những đơn vị thuộc phạm vi đối tượng đóng kinh phí công đoàn như sau: – Trước hết việc đóng kinh phí công đoàn thuộc về các cơ quan nhà nước, bao gồm Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, đối với tất cả các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. – Đó là các tổ chức chính trị, bao gồm các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp. – Tất cả các đơn vị đang hoạt động, là đơn vị sự nghiệp công lập hay đơn vị ngoài công lập đều phải tham gia đóng kinh phí công đoàn. – Đối với các doanh nghiệp được thành lập theo thành phần kinh tế, hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp và thực hiện theo Luật đầu tư đã được nhà nước quy định thì phải áp dụng hình thức đóng kinh phí đầy đủ. – Kinh phí công đoàn còn được áp dụng đóng bởi các hợp tác xã, các liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã. – Ngoài ra, các trường hợp hoạt động kinh doanh tại lãnh thổ của Việt Nam như: Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế có liên quan đến các hoạt động công đoàn, các hoạt động có sử dụng người Việt Nam thì đều cần đóng các khoản kinh phí công đoàn dựa theo tiền lương của doanh nghiệp chi trả cho người lao động. – Không ngoại trừ tất cả các tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật và theo luật quy định sử dụng lao động hiện nay. Vì vậy, khi áp dụng những quy định về đối tượng tham gia đóng kinh phí công đoàn bạn cần nắm rõ xem kinh phí công đoàn là gì và trong trường hợp tổ chức, quan hay một doanh nghiệp nào đó mới bắt đầu kinh doanh và được thành lập thì việc đóng đoàn phí vẫn cần được thực hiện nếu tổ chức đó chưa có bộ phận về đoàn thể. Sử dụng kinh phí công đoàn như thế nào? Chúng ta vẫn biết tất cả những khoản kinh phí từ công đoàn có thể được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ vậy đây là nguồn vốn vô cùng thiết thực cho các hoạt động của cơ quan nhằm xây dựng tổ chức vững mạnh hơn. Kinh phí công đoàn được sử dụng cho các hoạt động khác nhau của cơ quan và tổ chức. Nguồn thu từ kinh phí công đoàn được sử dụng vào các hoạt động như duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, thực hiện các quyền và nhiệm vụ của công đoàn đối với nhà nước, cụ thể: - Sử dụng vào các mục đích chính đáng trong việc tuyên truyền, giáo dục những chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Dùng nguồn kinh phí để đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho người lao động; - Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; - Đồng thời dùng nguồn kinh phí công đoàn là gì? dùng vào các việc để nhằm phát triển sức mạnh của các công đoàn, đào tạo các đoàn viên có đủ tay nghề và kinh nghiệm cho hoạt động của đất nước; - Sử dụng và thực hiện tổ chức cho các hoạt động và phong trào thi đua ; - Tu dưỡng đạo đức, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn, đào tạo nguồn nhân lực về công đoàn, tạo nguồn nhân lực vững mạnh về về đào tạo đội ngũ cán bộ cho - Tổ chức hoạt động về thể thao, các hoạt động hoạt động về văn hoá, du lịch cho mọi người, đồng thời tổ chức và tuyên truyền các hoạt động về giới tính, bình đẳng - Nguồn kinh phí trích từ công đoàn phục vụ cho việc trợ cấp cho những đoàn viên khi họ bị ốm đau, những lúc gặp những khó khăn; tiến hành thăm hỏi, khích lệ tinh thần cho cho người lao động vượt qua những gian nan vất vả; - Thực hiện khen thưởng những người trong đoàn có thành tích tốt, động viên người lao động đạt nhiều kết quả cao trong quá trình công tác, tạo cho họ nguồn động viên lớn về tinh thần. - Bên cạnh đó không thể thiếu trong những khoản kinh phí chi cho các cán bộ chuyên trách thực hiện quản lý các hoạt động công đoàn, phụ cấp để thực hiện trách nhiệm của mình tốt hơn. - Thực hiện chi tiêu cho các hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp; Và cuối cùng là thực hiện chi tiêu nguồn kinh phí công đoàn cho các hoạt động khác của xã hội. Ngoài ra để biết rõ hơn về những khoản chi tiêu và sử dụng kinh phí công đoàn mọi người có thể tham khảo về nghị định 191 về trích nộp kinh phí công đoàn để hiểu rõ hơn về những khoản này. Kinh phí về công đoàn có bắt buộc hay không? Đối với người lao động Theo những quy định của nhà nước về việc đóng đoàn phí có quy định. Đối với những người lao động họ có quyền gia nhập công đoàn nhưng không bắt buộc nhất định phải tham gia vào trong công đoàn. Dựa theo Bộ luật Lao động 2012, quy định các doanh nghiệp hay tổ chức ép buộc người lao động gia nhập công đoàn. Việc gia nhập công đoàn được thực hiện theo những nguyên tắc tự nguyện, không bắt buộc đối với tất cả mọi người và tất cả các đối tượng. Nếu các đoàn viên hoạt động thuộc các đơn vị, cơ quản của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang họ sẽ phải đóng là 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho tiền đoàn phí Đoàn viên hoạt động lĩnh vực công đoàn thuộc các doanh nghiệp bên ngoài Nhà nước, tiền đoàn phí sẽ phải đóng là 1% tiền lương thực lĩnh. Số tiền lương được trừ đi sau khi đã đóng đầy đủ các khoản chi tiêu về bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân,các khoản chi phí phát sinh khác,... Như vậy, qua những khoản đóng góp trên chúng ta thấy rằng kinh phí công đoàn là gì? Chỉ có đoàn viên công đoàn mới thực hiện và phải chấp hành đóng các khoản về kinh khí của đoàn, còn đối với mọi người lao động, chưa tiến hành xin vào đoàn, nếu muốn nộp đơn xin gia nhập công đoàn và trở thành đoàn viên công đoàn thì khi trở thành những thành viên công đoàn của tổ chức sẽ phải đóng những khoản phí công đoàn theo quy định đã ban hành. Đối với việc đóng đoàn phí của người lao động hoặc đoàn viên khi tham gia vào đoàn sẽ được đóng hàng tháng cho cơ quan mà mình đang hoạt động hoặc được trừ vào các khoản lương hàng tháng khi đến ngày nhận lương. Tuy nhiên nếu người lao động không muốn vào đoàn và tham gia các hoạt động công đoàn thì cũng không thể bắt ép. Đối với doanh nghiệp Trong phần đối tượng tham gia đóng đoàn phí chúng ta đã tìm hiểu những cơ quan đơn vị bắt buộc phải đóng kinh phí công đoàn rồi đúng không? Chắc chắn là vậy, đối với các doanh nghiệp đang được hoạt động bất kể đã thành lập tổ chức hay chưa thành lập tổ chức công đoàn thể đều phải tiến hành đóng kinh phí công đoàn. Bất kể doanh nghiệp đã có cơ sở đã có hay chưa có đều bắt buộc đóng đoàn phí. Đối với người lao động thì việc đóng đoàn phí là tự nguyện, tham gia cũng tự nguyện nhưng đối với doanh nghiệp việc đóng đoàn phí là bắt buộc và phải tiến hành nộp đoàn phí theo quy định của nhà nước. Căn cứ theo quy định doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành đóng kinh phí công đoàn cho người lao động theo mức lương của bảo hiểm cho người lao động. Mức lương đóng bảo hiểm hiện nay bao gồm mức lương và phụ cấp. Doanh nghiệp sẽ tiến hành trả lương cho người lao động trước khi trừ đi khoản lương là 1% trên tổng số lương cả tháng của người lao động cho kinh phí công đoàn. Phương thức đóng kinh phí công đoàn sẽ được doanh nghiệp đóng theo thời gian là theo từng tháng hoặc theo từng quý trùng với thời điểm mà doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nơi nộp có thể là trụ sở của Liên đoàn lao động. Hình thức xử phạt khi không đóng kinh phí công đoàn Tất cả các doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động về công đoàn đều phải tiến hành nộp các khoản phí công đoàn. Vậy hình thức xử lý khi không nộp kinh phí công đoàn là gì? Dưới đây bạn có thể tham khảo những quy định mới nhất của nhà nước về các hình thức xử lý vi phạm đối với các hoạt động chưa đóng kinh phí công đoàn cũng như không nộp đầy đủ sẽ xử lý ra sao nhé. Đối với các cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp khi vi phạm sẽ bị các hình thức xử phạt được áp dụng theo Điều 24 Nghị định 88/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm khi đóng kinh phí công đoàn như sau: 1. Tiến hành áp dụng hình thức phạt tiền từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền doanh nghiệp sẽ phải đóng kinh phí tại thời điểm lập biên bản mà doanh nghiệp vi phạm. Tuy nhiên sẽ không được phạt tối đa quá 75.000.000 đồng cho các doanh nghiệp sử dụng lao động trong các trường hợp như sau: + Các doanh nghiệp đóng chậm các khoản thu về kinh phí công đoàn; + Thực hiện nộp các khoản kinh phí công đoàn không đúng mức quy định của nhà nước ban hành; + Doanh nghiệp đóng kinh phí với số lượng đóng không đủ cho các đối tượng. 2. Tiến hành mức phạt lớn hơn bằng cách phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm đã tiến hành áp dụng và lập các biên bản xử lý doanh nghiệp vi phạm nhưng không quá số tiền 75.000.000 đồng đối với trường hợp các doanh nghiệp thuê người lao động không đóng bất kỳ một khoản kinh phí nào về đoàn cho tất cả mọi người lao động khi hoạt động và làm việc tại công ty mà họ nằm trong đối tượng thuộc đối tượng phải đóng. 3. Biện pháp để khắc phục những hậu quả trên Sau khi đã có quyết định quy định về việc đóng đoàn phí. Trong thời gian chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp bị tiến hành xử phạt và có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động hay người đứng đầu của cơ quan doanh nghiệp hay người có thẩm quyền bắt buộc phải đóng đầy đủ các khoản kinh phí công đoàn chưa đóng hay chưa đủ. Bên cạnh đó số tiền lãi của khoản kinh phí công đoàn là gì mà doanh nghiệp chưa đóng, đóng thiếu hay chậm sẽ phải thực hiện đóng tiền kinh phí công đoàn với những khoản lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước, khi nhà nước công bố xử phạt hành vi vi phạm hoặc cố tình không đóng của doanh nghiệp. Do vậy nếu doanh nghiệp nào cố tính không đóng hay chậm muộn hoặc vi phạm những quy định khi đóng phí công đoàn đều phải chịu những trách nhiệm và hình thức kỷ luật nhất định. Luật của nhà nước quy định tất cả các doanh nghiệp đều có quyền và nghĩa vụ đóng các khoản kinh phí về đoàn phí. Chúng ta hãy thực hiện sao cho phù hợp và đúng với tiêu chuẩn và quy định của nhà nước đề ra bằng cách thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh nhất. Với những tìm hiểu về kinh phí công đoàn là gì chúng ta đã có được những kiến thức rất bổ ích. Sau bài viết này hi vọng bạn sẽ nắm bắt được nhiều thông tin hơn và biết rõ hơn về kinh phí công đoàn.
Coi nguyên bài viết ở: Kinh phí công đoàn là gì? Các quy định về kinh phí công đoàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét