1. Tìm hiểu khái niệm người cư trú là gì? Người cư trú là người thường xuyên sinh sống và ổn định không có thời hạn ở một địa chỉ nhất định với điều kiện ở bất cứ đâu họ cũng đều đã thực hiện tuân thủ việc đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về việc cư trú. Những người cư trú chính là cá nhân, là tổ chức thuộc trong các trường hợp dưới đây: + Tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng chính là doanh nghiệp thực hiện các hoạt động của ngân hàng. Nó bao gồm ngân hàng , tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các doanh nghiệp tài chính vi mô và các quỹ tín dụng nhân dân. Khi tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp cư trú có nghĩa là đó là chi nhánh ngân hàng, tín dụng nước ngoài đang hoạt động tại đất nước Việt Nam đảm báo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. + Tổ chức kinh tế + Cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị xác hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, các quỹ từ thiện, quỹ xã hội của người Việt Nam và đang hoạt động trên đất nước Việt Nam. Khái niệm người cư trú là gì? + Văn phòng đại diện ở nước ngoài của tất cả các đơn vị, tổ chức vừa nêu ở trên + Các cơ quan đại diện lãnh sự quán, đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế của người Việt tại nước ngoài. + Công dân Việt Nam đang cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài trong thời hạn không quá 12 tháng. Công dân Việt Nam làm việc ở những Văn phòng đại diện nước ngoài, các cơ quan đại diện về ngoại giao đã nêu cùng với cả các cá nhân đi theo. + Những công dân Việt Nam đi học tập, du lịch, thăm viếng hay chữa bệnh ở nước ngoài + Ngoài nước ngoài là người cư trú trong các trường hợp: Người nước ngoài được cư trú tại Việt Nam trong thời hạn từ 12 tháng trở lên. Nếu các đối tượng sau không kể thời hạn sinh sống sẽ không thuộc diện cư trú: Người nước ngoài được cư trú tại Việt Nam trong thời hạn từ 12 tháng trở lên nếu họ thuộc các trường hợp: học tập, du lịch, chữa bệnh, làm việc tại các cơ quan tổ chức quốc tế ở Việt Nam, làm việc tại các cơ quan đại diện lãnh sự, ngoại giao, các văn phòng tổ chức nước ngoài ở Việt Nam. Chi nhánh của các tổ chức kinh tế nước ngoài đặt tại Việt Nam, những văn phòng điều hành của các nhà thầu ở nước ngoài hay các hình thức của nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam để đầu tư theo quy định của pháp luật. Dựa vào những quy định đã nêu ở trên thì rõ ràng một số trường hợp dưới đây sẽ không thuộc đối tượng cư trú tại Việt Nam dù cho họ có thời hạn cư trú ở Việt Nam: Những người nước ngoài đang học tập ở Việt Nam Những người nước ngoài đang chữa bệnh ở Việt Nam Những người nước ngoài đang du lịch tại Việt Nam Những người nước ngoài đang làm việc cho các cơ quan: cơ quan lãnh sự, cơ quan điện diện về ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế ở Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài đặt tại Việt Nam. 2. Vì sao cần xác định cá nhân cư trú tại Việt Nam Vì sao cần xác định cá nhân cư trú tại Việt Nam Câu hỏi này liên quan mật thiết đến các bạn học chuyên ngành kế toán và hơn ai hết, các bạn làm trong ngành kế toán sẽ là người hiểu rõ lý do hơn ai hết. Việc xác định việc một cá nhân cư trú hay không cư trú tại Việt Nam hay bất cứ một khu vực nào khác sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý một cách rõ ràng hơn. Ngoài ra, nó còn liên quan đến vấn đề về thuế thu nhập cá nhân, sẽ giúp cho việc tính thuế thu nhập cá nhân chính xác và hiệu quả. 3. Cách xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam Việc xác định người cư trú là một đề quan trọng đối với mỗi quốc gia do đó, nó là được quy định trở thành một điều luật quan trọng trong nội dung của luật pháp. Tại Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC được ban hành từ Bộ tài chính quy định rõ về vấn đề xác định những cá nhân cư trú, không cư trú , các điều kiện để cá nhân người nước ngoài có thể cư trú tại Việt Nam như sau: 3.1. Các điều kiện quan trọng mà cá nhân cư trú tại Việt Nam cần đáp ứng Không chỉ đơn giản là việc hiểu được người cư trú là gì, hơn hết chúng ta cần phải hiểu rõ khi nào thì một người nước ngoài được cư trú tại Việt Nam. Vậy những cá nhân cư trú ở Việt Nam sẽ cần phải đáp ứng một trong số những điều kiện chúng tôi nêu ra dưới đây: - Có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính theo đơn vị và thời hạn là một năm dương lịch hoặc là trong vòng 12 tháng liền tính từ ngày đầu tiên họ có mặt ở đất nước Việt Nam ta. Ngày đến và ngày rời khỏi Việt Nam được tính gộp vào là 1 ngày. Trong đó, ngày mà người công dân đến Việt Nam cũng như ngày rời khỏi lãnh thổ của Việt Nam được tính toán dựa vào các căn cứ là sự chứng thực của các cơ quan có thẩm quyền về việc quản lý xuất nhập cảnh. Điều đó thể hiện rõ ràng, cụ thể trên chính hộ chiếu của công dân đó hoặc trong giấy thông hành. Nếu như công dân nhập cảnh và xuất cảnh cùng trong thời gian là một ngày thì lúc đó sẽ được tính gộp chung lại và tính làm ngày cư trú. Vậy là khi cá nhân đã thực hiện tuân thủ các hướng dẫn cơ bản này sẽ được tính là sự hiện diện của cá nhân đó ở trên lãnh thổ của Việt Nam. - Có nơi ở một cách thường xuyên trên lãnh thổ Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau đây: + Có nơi ở thường xuyên đảm bảo tuân thủ đúng quy định về luật cư trú của pháp luật Việt Nam Với công dân là người Việt Nam: nơi ở thường xuyên chính là nơi mà người cá nhân đó sinh sống một cách thường xuyên, mang tính chất ổn định và không có thời hạn ở một địa chỉ nhất định, có đăng ký thường trú đúng theo quy định của pháp luật. Với công dân là người nước ngoài sinh sống, cư trú tại Việt Nam: nơi ở thường xuyên của họ chính là nơi thường trú của họ được ghi ở trong Thẻ thường trú hoặc là nơi ở tạm trú đăng ký trong Thẻ tạm trú được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền của Bộ công an. + Có nhà được thuê để sinh sống tại Việt Nam theo quy định về nhà ở của pháp luật Việt Nam, đáp ứng điều kiện có hợp đồng thuê nhà từ đủ 183 ngày trở nên thuộc năm tính thuế. Cá nhân chưa hoặc là không có nơi ở thường xuyên nhưng lại có tổng số ngày thuê nhà ở theo hợp đồng với mức 183 ngày trở lên trong năm tính thuế. Như vậy cũng sẽ được tính là một cá nhân cư trú, ngay cả đối với các trường hợp thuê nhà ở thuộc nhiều địa chỉ, nhiều nơi khác nhau. Nhà thuê ở được tính bao gồm: khách sạn, nhà khách, nhà trọ, nhà nghỉ, ở ngay tại nơi làm việc, tại cơ quan, trụ sở,... Trong đó không phân biệt là cá nhân cư trú đứng ra thuê hay là trường hợp những người chủ sử dụng lao động thuê cho. Như vậy, việc chứng tỏ ai đó là đối tượng cư trú của nước ngoài sẽ cần được căn cứ vào giấy chứng nhận cư trú. Trong trường hợp các cá nhân đó đã tiến hành ký kết các hiệp định về thuế tại Việt Nam mà không có giấy chứng nhận việc cư trú thì những cá nhân đó cần phải cung cấp bản chụp của Hộ chiếu để thay thế và chứng minh về thời gian cư trú của mình tại đất nước Việt Nam. Có thể tìm hiểu cụ thể về điều này qua các điều khoản được quy định rõ ràng tại các công văn, coi đó là những ví dụ minh họa dễ hiểu nhất: + Theo công văn số 35263/CT-HTr của Cục thuế Hà Nội ban hàng ngày 27/05/2016: Trường hợp người lao động của Công ty có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam nhưng thực tế lại có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân đo schwnsg minh được là cá nhân cư trú tại Nhật Bản thì cá nhân đó được xác định là đối tượng cư trú tại Nhật Bản. Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào giấy chứng nhận cư trú. Xác nhận cư trú của cơ quan Thuế Nhật Bản đủ điều kiện để xác định tình trạng cư trú của cá nhân tại Nhật Bản. (Tham khảo Công văn) + Theo Công văn số 01/122017/CV-DVC của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Denyo Việt Nam ban bố ngày 26/12/2017 cho biết về tình trạng cư trú của cá nhân như sau: “Ông Taizo Mizuno người Nhật Bản vào Việt Nam làm việc từ năm 2012 đến ngày 24/4/2014 rời khỏi Việt Nam. Các năm 2012, 2013, 2014 Công ty đã thực hiện khấu trừ và quyết toán thuế Thu nhập cá nhân của ông Taizo Mizuno theo quy định tại Việt Nam. Ngày 28/10/2017 ông Taizo Mizuno trở lại ViệtNam làm việc và dự kiến sẽ làm việc đến ngày 27/10/2019. Căn cứ hướng dẫn nêu trên và tình trạng cư trú của cá nhân, ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam để xác định tình trạng cư trú và năm tính thuế đầu tiên của ông Taizo Mizuno là ngày 28/10/2017, nội dung công văn số 6647/CT-TTHT ngày 22/12/2017 của Cục Thuế tỉnh Hưng Yên là phù hợp với quy định hiện hành.” Cách xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam 3.2. Cá nhân không cư trú Rất đơn giản để hiểu được thế nào là một cá nhân không cư trú. Họ là những người không đáp ứng được điều kiện nêu ra ở trong các mục nêu ở phía trên. 3.3. Những cách xác định thu nhập chịu thuế Đối với trường hợp là cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế sẽ là thu nhập phát sinh ở trong cũng như ngoài lãnh thổ của đất nước Việt Nam, không phân biệt nơi trả, nơi nhận thu nhập. Cách tính sẽ theo lũy tiến như tính thuế cho chính người Việt Nam vậy. Đối với các cá nhân không cư trú thì mức thu nhập chịu thuế chính là thu nhập phát sinh ở Việt Nam và không có sự phân biệt về nơi trả cũng như nơi nhận thu nhập. Những người nước ngoài thuộc cá nhân không cư trú đang sinh sống trên đất nước Việt Nam sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất là 20%. Các công ty, doanh nghiệp khi chi trả tiền lương cho nhân viên người nước ngoài thuộc diện không cư trú ở Việt Nam thì người quản lý cần phải tính khấu trừ phần thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất là 20% đúng như quy định của pháp luật. Còn trường hợp Công ty trả lương NET chưa bao gồm thuế trong đó cho những cá nhân là người nước ngoài thì công ty buộc phải tiến hành quy đổi thành thu nhập chịu thuế để tiến hành xác định mức thuế thu nhập cá nhân cần phải khấu trừ. Công thức để bạn dễ dàng nắm bắt như sau: Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập chịu thuế X Thuế suất 20% Trong số đó: Mức thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương của các cá nhân không cư trú sẽ được tính giống như với mức thu nhập chịu thế Thu nhập cá nhân từ mức tiền công, tiền lương của những cá nhân cư trú. Tức là: Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế 4. Phân biệt Cư trú – Thường trú – Tạm trú – Lưu trú Để hiểu rõ người cư trú là gì, chúng ta vẫn còn rất nhiều cách. Trong số đó việc đưa ra những tiêu chí phân biệt 4 khái niệm Cư trú – Thường trú – Tạm trú – Lưu trú cũng là một gợi ý hay. Với 4 khái niệm này, đã có không ít người nhầm lẫn chúng với nhau. Vì thế, nội dung phân biệt dưới đây sẽ giúp cho các bạn dễ dàng nhận diện được một cách rõ ràng nhất về người cư trú cũng như nắm trong tay những thông tin hữu ích nhất. Cư trú được hiểu là chỗ ở hợp pháp mà một người thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của người công dân sẽ là nơi mà người công dân đó thường trú hoặc là tạm trú. Chỗ ở hợp pháp chúng ta vừa nhắc tới trong khái niệm chính là nhà ở, là các phương tiên hay nhà được công dân sử dụng để cư trú. Nơi ở hợp pháp đó có thể thuộc quyền sở hữu của người công dân hoặc là được các cơ quan và tổ chức, các cá nhân cho thuê lại, cho mượn hay cho ở nhờ dựa vào các quy định của pháp luật. Trong khi đó, các khái niệm còn lại được hiểu như sau: Tạm trú: - Là nơi sinh sống của người công dân ở ngoài nơi đăng ký thường trú, đã được đăng ký tạm trú - Nơi đăng ký là công an xã, phường, thị trấn - Điều kiện đăng ký: Những người thuộc dối tượng người đang sinh sống, học tập làm việc ở địa điểm thuộc xã phường,... nhưng lại không nằm trong diện được đăng thường trú ở nơi đó thì trong khoảng thời gian 30 ngày tính từ ngày cá nhân đó tới thì cần phải đăng lý tạm trú ở Công an xã, phường, thị trấn. - Kết quả: được cấp sổ tạm trú tại cơ quan Công an xã, phường, thị trấn Thường trú: - Chính là nơi mà người công dân sinh sống một cách thường xuyên, mang tính ổn định và không quy định về thời hạn, đã đăng ký thường trú - Nơi đăng ký: + Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Công an Quận, Huyện, Thị xã. + Đối với tỉnh: các công dân đăng ký thường trú nộp hồ sơ tại Công an xã và thị trấn huyện, Công an xã và thành phố thuộc tỉnh. - Điều kiện đăng ký thường trú: + Điều kiện đăng ký thường trú ở tỉnh: Người công dân có chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật ở tỉnh nào thì sẽ đăng ký thường trú ở tỉnh đó Trong trường hợp chỗ ở hợp pháp do điều kiện thuê, ở nhờ hay mượng thì cần được sự đồng ý của người chủ ngôi nhà thông qua văn bản rõ ràng. Phân biệt Cư trú – Thường trú – Tạm trú – Lưu trú + Điều kiện đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương Thuộc vào những trường hợp kể dưới đây sẽ được đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc trung ương: Có chỗ ở hợp pháp. Nếu đăng ký thường trú tại huyện, thị xã trực thuộc trung ương thì nhất định công dân đó cần phải có thời gian tạm trú, tạm vắng ở đó trong vòng ít nhất 1 năm sinh sống. Được đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu trong trường hợp: Kết hôn trở thành vợ chồng, vợ nhập khẩu vào nhà chồng, hoặc chồng về ở với vợ, con cái về ở với bố mẹ, bố mẹ ề ở cùng con cái. Những người đã quá tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ việc về ở cùng anh chị em ruột thịt Người khuyết tật, không có khả năng lao động, người mắc bệnh về hệ thần kinh,... Người chưa thành niên độc thân ở với người thân ruột thịt Ông bà về ở với cháu ruột Công dân được phân công, tuyển dụng về làm việc cho tổ chức, cơ quan có chỗ ở hợp pháp, không xác định thời gian làm việc. Đã từng đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc trung ương và trở về sống tại nơi ở hợp pháp. Lưu trú: - Lưu trú là trường hợp người công dân ở lại một địa điểm nào đó ngoài nơi cư trú trong một thời gian nhất định nào đó. Lưu trú không thuộc trường hợp cần đăng ký tạm trú. - Đăng ký lưu trú tại Công an xã, phường, thị trấn - Điều kiện đăng ký lưu trú: Công dân cần thông báo lưu trú trước 23 giờ. Các trường hợp người thân đến lưu trú nhiều lần tại nơi sinh sống hợp pháp của công dân cần phải được thông báo lưu trú đầy đủ. Như vậy, qua một vài thông tin bổ ích trên, bạn không chỉ hiểu người cư trú là gì mà còn nhận được rất nhiều thông tin bổ ích khác. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ mang đến những kiến thức quan trọng cho bạn.
Coi thêm ở: Người cư trú là gì? Luật dành cho người cư trú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét