Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Thời hiệu là gì? Phân biệt thời hiệu và thời hạn

Thời hiệu là gì? Phân biệt thời hiệu và thời hạn

Định nghĩa thời hiệu là gì? Thời hiệu chính là thời hạn được Pháp luật quy định, trong đó khi kết thúc thời hạn được quy định thì chủ thể sẽ được hưởng quyền dân sự, được miễn nghĩa vụ quân sự hoặc trường hợp mất quyền khởi kiện (Theo điều 154 của Bộ luật dân sự được ban hành năm 2005). Như thế, các bạn có thể hiểu được thời hiệu chính là thời hạn do pháp luật quy định, những chủ thể, cá nhân tham gia vào các mối quan hệ không thể thỏa thuận để có thể kéo dài hoặc là rút ngắn thời hạn được đặt ra này. Khi một cá nhân nào đó có hành vi vi phạm vào quyền sở hữu tài sản của người khác thì người khởi kiện sẽ có trách nhiệm phải chứng minh về nguồn gốc của tài sản, loại tài sản và về hình thức của tài sản đó… Tuy nhiên, nếu như khoảng thời gian đó bị kéo dài càng lâu thì việc chứng minh nguồn gốc của tài sản càng gặp nhiều khó khăn. Do đó, pháp luật đã đưa ra quy định về một thời hạn nhất định dành cho sự phát sinh, hoặc tồn tại, hoặc là chấm dứt quyền và nghĩa vụ quân sự của cá nhân này, thời hạn đó chính là thời hiệu. Vai trò của thời hiệu Thời hiệu đóng một vai trò rất trọng trong việc ổn định tất cả những mối quan hệ dân sự. Nếu như Pháp luật không có quy định về thời hiệu thì mỗi chủ thể tham gia vào mối quan hệ dân sự đó sẽ luôn trong tình trạng bị đe dọa bởi những tranh chấp, gây ảnh hưởng tới quyền lợi cũng như đời sống hàng ngày của họ. Bên cạnh đó, những căn cứ phát sinh trong mối quan hệ dân sự do khoảng thời gian làm cho quá trình chứng minh trở nên phức tạp hơn. Phân loại thời hiệu Trích dẫn Điều 155 của bộ luật dân sự về phân loại Thời hiệu đầy đủ như sau: "1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự. 2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ. 3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. 4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu." (Theo Điều 155 của Bộ luật dân sự). Căn cứ vào Điều 155 của Bộ luật dân sự được ban hành vào năm 2005, thì chúng ta có thể thấy được thời hiệu bao gồm 4 loại như sau: + Thời hiệu hưởng quyền dân sự: Chủ thể sẽ được hưởng quyền dân sự sau khi kết thúc thời hạn theo quy định. + Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: Người có nghĩa vụ dân sự sẽ được miễn việc thực hiện nghĩa vụ sau khi kết thúc thời hạn theo quy định. + Thời hiệu khởi kiện: Người được quyền khởi kiện sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết về vụ án dân sự, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân đó khi họ bị xâm phạm. Nếu thời hạn đó kết thúc thì cá nhân này sẽ mất quyền khởi kiện. + Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi của người yêu cầu giải quyết việc dân sự. Cách tính thời hiệu Theo điều 156 của Bộ Luật dân sự thì “Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”. Tức là, chủ thể cần phải xác định được thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc, thời điểm được xác định. Khi tính thời hiệu, người chủ thể cần phải tuân thủ về cách tính thời hạn. Tuy nhiên, cũng sẽ có những trường hợp thời hiệu chỉ có thời điểm bắt đầu mà không được quy định về thời điểm kết thúc. Thời điểm xác định thời hiệu bắt đầu thường sẽ là ngày có sự kiện pháp lý diễn ra. Phân biệt thời hiệu và thời hạn Để phân biệt giữa thời hiệu và thời hạn, thì chúng ta cần vạch rõ những điểm nổi bật tương xứng với nhau giữa thời hiệu và thời hạn. Qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về điều khác biệt của thời hiệu. Theo đó, để có thể phân biệt được thời hiệu và thời hạn thì chúng ta sẽ dựa vào các yếu tố chính như sau: Phân biệt từ khái niệm Phân biệt từ phân loại Phân biệt từ cách tính Hãy cùng đi vào tìm hiểu cụ thể về từng yếu tố này để có thể phân biệt giữa thời hiệu và thời hạn nhé, để xem chúng có mối liên quan gì mật thiết với nhau. Khái niệm Nếu như thời hiệu là căn cứ để có thể xác lập hoặc là xóa bỏ về một quyền lợi, nói cách khác thì Thời hiệu chính là khoảng thời gian mà chủ thể  thực hiện quyền hoặc là được miễn trừ nghĩa vụ. Trong khi, thời hạn chính là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này cho tới thời điểm khác. Thời hạn có thể được xác định bằng đơn vị giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc là một sự kiện có thể xảy ra. Cách tính Nếu như Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu của thời hiệu cho đến thời điểm kết thúc của ngày cuối cùng của thời hiệu thì Thời hạn được tính dựa vào nguyên tắc áp dụng, thời điểm tính, thời điểm bắt đầu thời hạn, thời điểm kết thúc thời hạn…  Phân loại Thời hiệu được chia làm 4 loại, bao gồm: Thời hiệu hưởng quyền dân sự Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự Thời hiệu khởi kiện Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Thời hạn được chia làm 2 loại, bao gồm: Thời hạn do các bên thỏa thuận với nhau Thời hạn do pháp luật quy định. Như thế, thời hiệu là gì? Phân biệt thời hiệu và thời hạn ra sao. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc đang gặp phải. Các bạn có thể góp ý và bổ xung ý kiến để bài viết trở nên hoàn hảo và đầy đủ hơn.

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Thời hiệu là gì? Phân biệt thời hiệu và thời hạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét