Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Giấy ủy quyền là gì? Những thông tin quan trọng về giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền là gì? Những thông tin quan trọng về giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền là loại giấy tờ cần thiết được sử dụng trong một số trường hợp khi có một bên muốn ủy quyền về vấn đề nào đó cho một bên khác. Hãy cùng tìm hiểu kỹ về giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền để có thể sử dụng đúng với quy định của pháp luật khi cần thiết. Khái niệm giấy ủy quyền là gì? Giấy ủy quyền là một loại văn bản mang tính pháp lý ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vụ được quy định tại giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền được xem như là một hình thức ủy quyền theo Bộ luật Dân sự, tùy theo từng hoàn cảnh có thể bắt buộc phải có để giúp người được ủy quyền có đủ thẩm quyền đại diện cho người ủy quyền. Yêu cầu của giấy ủy quyền Phần lớn những trường hợp được ủy quyền bằng giấy ủy quyền đều cần được công chứng, chứng thực hoặc là có dấu xác nhận của pháp nhân. Trách nhiệm của người được ủy quyền chỉ thực hiện những công việc và quyền lợi trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền  Đối với các trường hợp người được ủy quyền có hành vi lạm dụng, vượt quá trách nhiệm cá nhân theo giấy ủy quyền thì phải chịu trách nhiệm đối với phần vượt quá đó. Giá trị của giấy ủy quyền Thời điểm giấy ủy quyền có giá trị pháp lý Ủy quyền thuộc vào lĩnh vực dân sự, thực tế thì thời điểm xác định giá trị pháp lý của giấy ủy quyền có 2 trường hợp mà các bạn cần phải hết sức lưu ý: + Trường hợp các bên có sự thỏa thuận Khi giữa các bên có sự thỏa thuận thì thời điểm giấy ủy quyền có hiệu lực hay thời điểm mà giấy ủy quyền có giá trị pháp lý chính là thời điểm giữa 2 bên thỏa thuận. Đó có thể là thời điểm viết giấy ủy quyền, hoặc là cũng có thể là thời điểm giữa 2 bên có sự giao kết hợp đồng ủy quyền, hoặc cũng có thể là một thời điểm khác nhưng có sự thỏa thuận của cả 2 bên. Sự ủy quyền có tính tin cậy khi giấy ủy quyền được chứng thực, công chức. + Trường hợp do pháp luật có quy định Trong một số trường hợp, pháp luật có quy định về thời điểm của giấy ủy quyền có giá trị pháp lý. Theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN quy định về thời điểm Giấy ủy quyền có giá trị pháp lý trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ được quy định như sau: a) Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận giấy ủy quyền hợp lệ; b) Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận yêu cầu thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại hợp lệ; c) Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận yêu cầu sửa đổi thông tin liên quan đến việc thay đổi phạm vi ủy quyền, chấm dứt ủy quyền trước thời hạn, thay đổi địa chỉ của bên được ủy quyền; d) Giấy ủy quyền có thể nộp muộn hơn ngày nộp đơn nhưng không quá 01 tháng kể từ ngày nộp đơn; riêng đối với đơn khiếu nại thời hạn nêu trên là 10 ngày làm việc. Trước ngày đơn được chấp nhận hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ giao dịch với người tự xưng danh là đại diện cho chủ đơn (trong tờ khai) nhằm thực hiện thủ tục thẩm định hình thức để kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ, bao gồm cả kết luận về tính hợp pháp về tư cách đại diện. Điều kiện để giấy ủy quyền có giá trị pháp lý Giấy ủy quyền có giá trị pháp lý khi có thể đáp ứng được 2 diều kiện như sau: + Đáp ứng về nội dung: Đảm bảo nội dung được nêu trong giấy ủy quyền không được phép trái với những nguyên tắc của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: Bình đẳng Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Không vi phạm những điều mà Luật pháp cấm, không trái với đạo đức con người trong xã hội. Có sự thiện chí và trung thực. Không được xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, của gân tộc và lợi ích của cộng đồng, lợi ích hợp pháp của cá nhân khác. Các bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện đúng nghĩa vụ được ủy quyền hoặc thực hiện không đúng với nghĩa vụ của mình. + Đáp ứng về hình thức: Đối với hình thức trong giấy ủy quyền để giấy ủy quyền có giá trị thì cần phải đảm bảo 1 trong 2 trường hợp như sau: Do pháp luật quy định. Do các bên thỏa thuận nếu như trong luật không có quy định. Thời hạn của giấy ủy quyền Giấy ủy quyền hay bất cứ loại giấy tờ nào có tính pháp lý đều có thời hạn. Trong trường hợp giấy ủy quyền thì có 2 trường hợp như sau: Do các bên thỏa thuận về thời hạn ủy quyền Do pháp luật quy định Trong trường hợp giữa các bên không có thỏa thuận và pháp luật cũng không có quy định thì bản hợp đồng ủy quyền có thời hạn trong vòng 1 năm kể từ ngày xác lập thỏa thuận uy quyền giữa các bên. Ý nghĩa của giấy ủy quyền Có rất nhiều mối quan hệ ủy quyền, trong đó mối quan hệ ủy quyền được sử dụng phổ biến nhất chính là quan hệ ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân. Theo như quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, hoạt động ủy quyền cá nhân được thực hiện nhằm: + Quản lý tài sản của cá nhân vắng mặt, không sinh sống, hoặc đang không có mặt tại nơi cư trú (Điều 65, Bộ luật dân sự năm 2015). + Ủy quyền trong nội bộ công ty/doanh nghiệp (Điều 83, 85 Bộ luật dân sự năm 2015 về Cơ cấu tổ chức pháp nhân và đại diện của pháp nhân). + Chủ thể là hộ gia đình, các tổ chức, đoàn thể... có thể ủy quyền cho một cá nhân để cá nhân này làm đại điện thực hiện những giao dịch dân sự cho mình (Theo Điều 101 của Bộ luật dân sự năm 2015). Về nguyên tắc ủy quyền + Xác lập mối quan hệ ủy quyền bằng văn bản  (Áp dụng theo đúng Quy định tại Điều 135, Bộ luật dân sự năm 2015 về Căn cứ xác lập quyền đại điện). + Quy định cụ thể về thời hạn ủy quyền (Theo Điều 140, bộ Luật dân sự năm 2015 về Thời hạn đại điên). + Quy định về nội dung ủy quyền: Người ủy quyền chỉ được thực hiện những công việc được ủy quyền dựa trên phạm vi được ủy quyền (Theo đúng quy định tại Điều 141, Bộ luật dân sự năm 2015 về Phạm vi đại điện ủy quyền). + Trong quá trình ủy quyền có thể phát sinh những quyền cũng như nghĩa vụ khác giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền (Theo Quy định tại Điều 274 đến Điều 291 của Bộ Luật dân sự năm 2015). Trong trường hợp bên ủy quyền trả cho bên được ủy quyền một khoản thù lao, và đương nhiên bên được ủy quyền cần phải thực hiện đúng và đủ những trách nhiệm được ủy quyền. Nếu có sự sai sót, vi phạm trái với giấy ủy quyền, hoặc thực hiện thiếu thì bên được ủy quyền phải chịu trách nhiệm, hoặc bồi thường. Một số trường hợp pháp lý đặc biệt về ủy quyền - Cha mẹ là người đại điện đương nhiên (không cần ủy quyền) đối với con chưa thành niên (được hiểu dưới 15 tuổi); - Người từ đủ 15 tuổi (mười lăm) đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền (trừ trường hợp pháp luật có quy định giao dịch dân sự đó phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập và thực hiện) quy định tại khoản 3 Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015 về đại diện theo ủy quyền; - Vợ chồng cũng có thể xác lập giấy ủy quyền để định đoạt tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân theo khoản 3 Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2015 về sở hữu chung vợ chồng. Cách viết giấy ủy quyền Viết giấy ủy quyền như thế nào cho đúng luật là thắc mắc của rất nhiều người, nhiều doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức. Loại giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền chính là một trong những văn bản thường xuyên được sử dụng trong các mối quan hệ pháp lý. Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết cách lập cũng như soạn thảo loại giấy tờ này hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Cách viết giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền không quá phức tạp, chúng cũng có cách viết tương tự gần giống với hình thức của những loại đơn từ khác. Loại giấy này được trình bày một cách trang trọng, nội dung trong giấy ủy quyền bao gồm: Quốc hiệu, tên loại giấy ủy quyền, nội dung ủy quyền… Chi tiết cách viết giấy ủy quyền như sau: Quốc hiệu: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tên loại giấy tờ: GIẤY ỦY QUYỀN V/v: ……………. Căn cứ: Nếu rõ giấy ủy quyền này được căn cứ theo văn bản pháp luật nào, điều lệ nào? Bên ủy quyền: Họ tên Năm sinh Số CMND Hộ khẩu thường trú Bên nhận ủy quyền: Họ tên Năm sinh Số CMND Hộ khẩu thường trú Nội dung ủy quyền: Bạn cần trình bày toàn bộ nội dung ủy quyền một cách rõ ràng, súc tích. Bạn cần ghi rõ giấy ủy quyền này có giá trị từ khi nào (Từ ngày … đến ngày …). Sau khi viết xong nội dung văn bản này thì bạn cần phải nhân lên làm 3 bản giấy ủy quyền này, các bên cần phải cùng tới chứng thực tại Bộ tư pháp của UBND cáp xã hoặc Phòng công chứng. Phân biệt, so sánh giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền Giấy ủy quyền không có quy định cụ thể về hình thức, nhưng trên thực tế thì giấy ủy quyền vẫn được sử dụng và cũng được yêu cầu công chứng như một bản hợp đồng. Về sự ủy quyền thì sẽ có giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền có giá trị pháp lý khi được công chứng, chứng thực. Nghe về Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền, chắc hẳn các bạn sẽ có thắc mắc tại sao lại có 2 loại giấy tờ này, cùng là ủy quyền nhưng chúng có điểm gì khác biệt nhau hay không? Trong những trường hợp nào thì có thể sử dụng giấy ủy quyền? Khi nào thì có thể sử dụng hợp đồng ủy quyền? Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn phân biệt giữa giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền. + Hợp đồng ủy quyền: Đòi hỏi cần phải có sự tham gia của 2 bên (Bên ủy quyền và bên được ủy quyền). Trong khi đó, giấy ủy quyền thì lại không cần có sự tham gia ký kết của bên được ủy quyền, và đây là trường hợp ủy quyền đơn phương. Lập giấy ủy quyền sẽ không đòi hỏ có sự đồng ý của bên được ủy quyền, không có giá trị phải bắt buộc bên ủy quyền phải chấp nhận việc được ủy quyền và phải thực hiện tất cả những gì ghi trong giấy ủy quyền. Do đó, khi giấy ủy quyền được lập nhưng nếu bên được ủy quyền không đồng ý, không thực hiện những công việc được nêu trong giấy ủy quyền thì bên ủy quyền không có quyền để yêu cầu bên được ủy quyền thực hiện, nếu có thiệt hại xảy ra thì bên được ủy quyền cũng không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp, khi lập giấy ủy quyền mà có sự ký kết của cả 2 bên ủy quyền và được ủy quyền thì về hình thức, đây là giấy ủy quyền, nhưng bản chất lại là Hợp đồng ủy quyền. Nếu có xảy ra vấn đề nào đó trong quá trình thực hiện ủy quyền thì giấy ủy quyền này có giá trị pháp lý và được pháp luật áp dụng những quy định đối với hợp đồng ủy quyền để giải quyết vấn đề giữa hai bên.

Coi bài nguyên văn tại: Giấy ủy quyền là gì? Những thông tin quan trọng về giấy ủy quyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét