Khái niệm nơi cư trú là gì? Nơi cư trú là địa điểm khu vực mà cá nhân thường xuyên sinh sống và có hội khẩu thường trú, hoặc chính là nơi mà các cá nhân tạm trú và có dăng ký tạm trú. Nơi cư trú của người trong độ tuổi thành niên là nơi cư trú của cha mẹ, là nơi cư trú của người được giám hộ, nơi cư trú của các đôi vợ chồng là nơi vợ chồng đó thường sống chung. Nơi cư trú của quân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự là nơi mà đơn vị đóng quân trừ trường hợp họ có hộ khẩu thường trú… Nơi cư trú của công dân: + Nơi cư trú của công dân là nơi công dân thường trú hoặc là tạm trú, mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú ở một nơi theo quy định của pháp luật và đó là nơi mà công dân thường xuyên sinh sống. + Nơi ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc các cơ quan, tổ chức đang sinh sống. Hoặc cá nhân cho thuê, cho mượn hoặc là ở nhờ theo quy định của pháp luật. + Đối với chỗ ở hợp pháp do công dân thuê, mượn hoặc là ở nhờ một cá nhân hay tổ chức nào đó tại thành phố trực thuộc Trung ương thì phải đảm bảo điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của hội đồng nhân dân thành phố. + Trường hợp không xác định được nơi cư trú của các công dân theo quy định tại Khoản 1 của điều này thì nơi cư trú của công dân chính là nơi mà người đó đang sinh sống, có xác nhận của Công an xã, phường và thị trấn nơi công dân sinh sồng. Xác định nơi cư trú hợp hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam Chỗ ở hợp pháp bao gồm: Nhà ở Tàu, thuyền, các phương tiện khác nhằm mục đích ở và phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình, cá nhân. Nhà được sử dụng để ở, phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Không đăng ký thường trú khi công dân đó chuyển đến chỗ ở mới thuộc 1 trong các trường hợp như sau: + Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng; + Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép; + Chỗ ở đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau); + Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phân biệt nơi cư trú, tạm trú, thường trú Nơi cư trú, nơi thường trú và nơi tạm trú là những thuật ngữ được nhiều người nhắc tới và xuất hiện trong những giấy tờ quan trọng như giấy chứng minh thư nhân dân, các văn bản pháp luật, sổ hộ khẩu,… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất của những thuật ngữ này. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn để có thể phân biệt được nơi cư trú, nơi tạm trú và nơi thường trú. Khái niệm Nơi cư trú: Nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp của công dân, là chỗ ở thường xuyên của công dân. Nơi cư trú có thể là nơi thường trú hoặc tạm trú. Nơi thường trú: Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, có sự ổn định và không có thời hạn cố định ở mội chỗ nhất định, có đăng ký thường trú. Nơi tạm trú: Là nơi công dân sinh sống, không phải nơi đăng ký thương trú và tạm chú. Thời hạn cư trú Đối với thời hạn cư trú tại Nơi thường trú thường không có thời hạn. Còn thời hạn cư trú của nơi tạm trú thì có thừi hạn. Nơi đăng ký thời hạn cư trú Đăng ký thường trú: Đăng ký tại cơ quan công an Quận, Huyện, Thị xã , thành phố trực thuộc Trung ương hoặc là tại công an xã, thị trấn, thuộc huyện; hoặc công ăn, thị xã đối với thành phố thuộc tỉnh và được cấp sổ hộ khẩu. Đăng ký tạm trú: Đăng ký tại công an xã, phường, thị trấn và được cấp sổ tạm trú. Điều kiện đăng ký Điều kiện đăng ký thường trú Đăng ký tại tỉnh: Công dân có chỗ ở hợp pháp tại tỉnh nào thì sẽ được đăng ký thường trú ngay tại tỉnh đó. Đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: Người đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương cần đáp ứng một trong những trường hợp sau: Có chỗ ở hợp pháp theo quy định của nhà nước Được đồng ý cho nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của người có hộ khẩu tại nơi ở. Công dân được điều động và tuyển dụng đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức hưởng lương ngân sách nhà nước. Hoặc các công dân hoạt động theo chế độ hợp đồng không xác định có thời hạn và có chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, sau đó lại trở về thành phố này để sinh sống ngay tại chỗ ở hợp pháp. Điều kiện đăng ký nơi tạm trú Người đang sinh sống, học tập, làm việc tại một địa điểm tại xã – phường – thị trấn nhưng lại không thuộc diện được đăng ký tạm trú tại địa phương đó. Trong trường hợp này, thời hạn trong vòng 30 ngày bắt đầu từ ngày chuyển đến ở tại khu vực đó thì cần phải đến Phường, Xã để đăng ký tạm trú tại khu vực. Kết quả đăng ký Kết quả đăng ký thường trú Người công dân sẽ được cấp Sổ hộ khẩu hoặc là nhập tên vào Sổ hộ khẩu nơi thường trú. Kết quả đăng ký tạm trú Công dân sẽ được cấp sổ tạm trú, hoặc làm nhập tên người công dân đó vào sổ tạm trú. Hiểu rõ về nơi cư trú là gì? Cách xác định nơi cư trú như thế nào và phân biệt giữa nơi cư trú, tạm trú và thường trú sẽ giúp các công dân có nhận thức rõ ràng về khu vực mình đang sinh sống, thực hiện những yêu cầu theo đúng pháp luật đề ea.
Coi thêm ở: Nơi cư trú là gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét