Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Nhập ngũ là gì? Luật nghĩa vụ quân sự mới nhất

Nhập ngũ là gì? Luật nghĩa vụ quân sự mới nhất

    1. Nhập ngũ là gì? Nhập ngũ chính là việc công dân được đi vào phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển có thời hạn.  Một cách gọi khác của nhập ngũ chính là đi nghĩa vụ quân sự. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có định nghĩa về nghĩa vụ quân sự như sau: Nghĩa vụ quân sự hay còn gọi là Quân dịch, theo định nghĩa đơn giản nhất là nghĩa vụ bắt buộc mà một cá nhân hay một nhóm người thực hiện trong quân đội hoặc lực lượng dân quân, cho dù họ đang làm một công việc khác trong xã hội.                                                                                                                 (Sưu tầm Định nghĩa Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia)   Nhập ngũ là gì? Có đến hàng chục quốc gia điển hình nhất như Hàn Quốc, đất nước Mê – xi – cô đều có luật đòi hỏi tất cả công dân là nam giới phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu thể trạng sức khỏe của họ bình thường, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt chẳng hạn như những người bị rối loại tâm thần, người bị thương tật không có khả năng thực hiện nghĩa vụ công dân trong quân dịch thì sẽ được miễn trừ. Có một vài quốc gia còn đòi hỏi, yêu cầu cả công dân là nữ dân cũng đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, điển hình nhất chính là đất nước. Tuy nhiên đổi lại thì có một số đất nước lại ban hành chế độ tòng quân tự nguyện. Có nghĩa là quốc gia đó không yêu cầu việc tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với công dân, chỉ trừ trường hợp quốc gia phải đối diện với tình hình thiếu quân số ở trong hoàn cảnh chiến tranh thì mới phải bắt buộc công dân theo quy định tham gia nghĩa vụ quân sự. 2. Có những chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự nào trên thế giới? Hiểu cụ thể nghĩa vụ quân sự là gì, đương nhiên chúng ta khó có thể bỏ qua việc tìm hiểu về những chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Có nhiều chế độ nghĩa vụ trên thế giới bao gồm: 2.1. Chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự không bắt buộc Có những quốc gia thi hành chế độ quân sự không bắt buộc, nhưng trong số đó, dù không bắt buộc nhưng vẫn đưa ra chính sách yêu cầu những nam công dân bắt buộc trải qua khóa học quân sự ngắn hạn, phục vụ quân sự bán thời gian hay là đảm nhiệm các hoạt động nghĩa vụ khác thay thế, sau đó phải cam kết sẽ phục vụ cho quân đội nếu có lệnh triệu tập. Ví dụ điển hình trong số này có thể kể tới một vài quốc gia sau đây: + Trung Quốc: Quốc gia này không có nghĩa vụ quân sự bắt buộc thế nhưng tất cả các công dân là nam giới sẽ bắt buộc phải tham gia vào một tháng huấn luyện về quân sự cơ bản nhất, đồng thời được sắp xếp vào trong các loại hình dự bị thuộc loại 2. Tất cả những quân dân nằm trong diện dự bị này đều phải nhập ngũ bắt buộc khi nhận được lệnh gọi nhập ngũ. Hiện nay, trong quân đội của Trung Quốc có tới hơn 2 triệu quân chủ lực nhưng có tới vài trăm triệu quân dự bị luôn sẵn sàng tiếp nhận lệnh triệu tập nhập ngũ. + Đất nước Mỹ từng có năm lần đưa ra luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc dành cho những công dân là nam giới, đó là vào các thời điểm: Cách mạng Mỹ, Nội chiến, Chiến trang thế giới lần thứ nhất, chiến tranh thế giới lần thứ hai và cuộc chiến tranh lạnh. Kể từ sau năm 1973 thì luật nghĩa vụ quân sự không còn được đất nước này thi hành bắt buộc nữa thế nhưng “Hệ thống Tuyển chọn Quân dịch” SSS vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay. Nếu như chiến tranh bùng nổ với quy mô lớn thì luật nghĩa vụ quân sự sẽ được khởi động lại, quân đội Mỹ dựa vào đó căn cứ theo dữ liệu từ Hệ thống Tuyển chọn Quân dịch mà gửi giấy gọi tham gia nhập ngũ đối với các công dân nam giới ở trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. + Đất nước Anh hiện nay không thực hiện chế độ quân sự bắt buộc. Tuy nhiên ở trong lịch sử, khi mà Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới Thứ hai bùng nổ, nước Anh đã rất nhanh chóng áp dụng chế độ quân sự bắt buộc do luôn có những danh sách công dân được lập sẵn ở trong thời bình. Có nghĩa là đất nước này là một đất nước dù không thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc cho nhân dân thế nhưng quân sự vẫn luôn có sự chuẩn bị chu đáo, linh hoạt và luôn sẵn sàng. Tính ra có tới hơn 100 quốc gia thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự không bắt buộc. 2.2. Chế độ quân sự vừa bắt buộc lại vừa tự nguyện Có 8 đất nước thực thi chế độ quân sự vừa bắt buộc, vừa tự nguyện gồm có: Burundi Bermuda Kuwait Gabon Mauritania Mail Uganda Venezuela 2.3. Chế độ quân sự bắt buộc có tuyển chọn   Những chế độ thực hiện nghĩa vụ quân Với chế độ này, có nghĩa là quốc gia có thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc nhưng chỉ có một phần công dân nam sẽ được gọi nhập ngũ khi họ đáp ứng được các tiêu chuẩn mà quân đội đưa ra, số còn lại thì sẽ nằm trong diện dự bị và sẽ phải tham gia vào một khóa học ngắn về quân sự. Một số quốc gia thực thi chế độ quân sự này như: Việt Nam Cộng hòa Trung Phi Mali Tchad Đài Loan Togo Phi – lip – pin Niger Mê – xi – cô 2.4. Chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc được lựa chọn hình thức nghĩa vụ Nam công dân của các quốc gia này đến độ tuổi thực hiện nghĩa vụ vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự thế nhưng sẽ được quyền chọn lựa hình thức nghĩa vụ như binh sĩ, dân sự, có hoặc không có vũ trang. Các quốc gia thực hiện chế độ quân sự này gồm có: Angola Algeria Áo: thực hiện dân sự 9 tháng và thực hiện vũ trang 6 tháng Belarus Đan Mạch Síp: thời gian thực hiện dân sự là 32 tháng, tham gia vũ trang thì trong 24 tháng Estonia Mê – xi – cô Hy Lạp Na Uy Phần Lan: nghĩa vụ dân sự trong 12 tháng, nghĩa vụ có vũ trang là 6 tháng 9 tháng hoặc có thể là 12 tháng, không vũ trang là 9 tháng Paraquay Thụy Sĩ; nghĩa vụ dân sự là 390 ngày, nghĩa vụ vũ trang là 260 ngày 3. Những quyền lợi được hưởng khi đi nghĩa vụ quân sự Khi đi nghĩa vụ quân sự các công dân sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi chẳng hạn như được nghỉ phép hàng năm, nếu có bưu phẩm được gửi tới thì sẽ được miễn cước. Ngoài ra còn được cộng điểm nếu có tham gia vào các kỳ tuyển sinh chẳng hạn,... Thậm chí đến cả những người thân của người công dân tham gia nghĩa vụ quân sự cũng sẽ được hưởng một số chế độ ưu tiên. Vậy cụ thể hơn, những chế độ mà người tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng là gì? Nội dung bên dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ để các bạn, những ai sắp và đang thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ hiểu rõ hơn về quyền lợi dành cho mình nhé. Theo quy định thuộc Điều 4 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì tất cả các công dân Việt Nam ở trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần trong xã hội, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi cư trú. Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là quyền, đồng thời vừa là nghĩa vụ cao cả của mỗi công dân. Vậy cho nên khi thực hiện nghĩa vụ quân sự bạn cũng sẽ được hưởng những quyền như sau: 3.1. Được nghỉ phép hàng năm - Đối với các chức vụ là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ được từ tháng thứ 13 thì sẽ nhận chế độ nghỉ phép hàng năm. Mỗi lần phép là 10 ngày, không tính ngày đi và ngày về. - Đối với những hạ sĩ quan và binh sĩ đã nghỉ phép theo đúng chế độ được hưởng rồi nhưng nếu gia đình họ gặp cac vấn đề không may mắn thì sẽ được cắt phép đặc biệt trong thời gian 5 ngày phép trở lại, không kể cả ngày đi và ngày về. Trường hợp khác cũng sẽ được cắt phép đặc biệt như vậy đó là các hạ sĩ quan và binh sĩ có thành tích vô cùng xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Được hỗ trợ thanh toán tiền phụ cấp đi lại (tiền tàu, xe) theo quy định Chế độ được nghỉ phép hàng năm này có căn cứ pháp lý dựa vào Điều 3 của Nghị định 27/2016/NĐ-CP 3.2. Được nhận trợ cấp Căn cứ pháp lý tại Điều 7 của Nghị định 27/2016/NĐ-CP, công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng những khoản trợ cấp sau đây: - Trợ cấp xuất ngũ một lần: Mỗi một năm phục vụ trong Quân đội thì các hạ sĩ quan và binh sĩ sau khi xuất ngũ thì được hưởng trợ cấp tương đương 2 tháng mức lương cơ sở ở thời điểm xuất ngũ. Nếu như đã phục vụ trong quân ngũ từ tháng 25 đến dưới 30 tháng thì sẽ được trợ cấp thêm 1 tháng phụ cấp quân hàm, còn trường hợp đã phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng thì được trợ cấp 2 tháng phụ cấp quân hàm đang được hưởng. - Trợ cấp tạo công ăn việc làm: Tại thời điểm xuất ngũ thì công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ được nhận mức trợ cấp tương đương 6 tháng tiền lương cơ bản. Khi xuất ngũ thì các cá nhân đều sẽ được đơn vị tiễn cũng như đưa về tận địa phương hoặc sẽ được cấp tiền tàu xe, tiền phụ cấp đi đường.   Quyền lợi được hưởng khi đi nghĩa vụ quân sự 3.3. Được hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo nghề Theo Điều 8 của Nghị định 27 có nêu rõ trường hợp các hạ sĩ quan và binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, khi xuất ngũ sẽ được hưởng chế độ về đào tạo nghề và giải quyết việc làm như sau: - Được nhận vào học tiếp ở các cơ sở, trường lớp nếu trước khi nhập ngũ đang theo học.   - Được hỗ trợ đào tạo nghề nếu có nhu cầu - Được tiếp nhận và bố trí vào làm việc ở nơi đang làm trước khi nhập ngũ, đảm bảo đầy đủ các khoản về thu nhập. -  Các hạ sĩ quan và binh sĩ sau khi xuất ngũ trở về địa phương thì sẽ nằm trong diện ưu tiên được bố trí công việc hoặc cộng điểm ở các kỳ thi tuyển công – viên chức. Khi tham gia tập sự, thực tập thì cũng sẽ được hưởng hoàn toàn tiền lương cũng như phụ cấp, trợ cấp của ngạch tuyển dụng. 3.4. Không mất chi phí khi chuyển – nhận bưu phẩm Quyền lợi này được xác định tại Điều 5 của Nghị định 27/2016/ND-CP dành cho các hạ sĩ quan, sĩ quan: -  Miễn trừ tiền cước nếu có chuyển tiền, chuyển bưu kiện, bưu phẩm và mỗi tháng còn được cấp cho 4 tem thư. - Được cộng điểm ưu tiên khi tham gia tuyển sinh - Trước khi nhập ngũ mà thuộc các diện sau đây: học sinh sinh viên, hộ nghèo nếu như vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội thì sẽ được tạm hoãn thời hạn trả tiền và không bị tính lãi suất trong suốt thời gian nhập ngũ. 3.5. Các chế độ dành cho người nhà của công dân nhập ngũ Căn cứ vào Điều 6 của Nghị định 27/2016/NĐ-CP về việc cấp chế độ quyền lợi cho người thân của Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ như sau: - Nếu nhà ở gặp tai nạn dẫn tới hư hỏng thì sẽ được nhận trợ cấp 3 triệu/ suất/ lần - Bị ốm đau từ 1 tháng trở lên, hoặc phải điều trị ở bệnh viên từ 7 ngày trở ra thì sẽ được trợ cấp 500.000 đồng/1 người/1 lần. - Con đẻ và con nuôi hợp pháp theo quy định thì được miễn – giảm học phí 4. Những thông tin cần biết về Luật nghĩa vụ quân sự 2019 Thực hiện nghĩa vụ quân sự chính là thực hiện nhiệm vụ vẻ vang của mỗi người công dân được phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, góp một phần sức lực, trí tuệ vào việc xây dựng, bảo vệ Tổ        Quốc. Vậy nên, việc nắm bắt những thông tin cần thiết về Luật nghĩa vụ quân sự mới nhất sẽ là một phần giúp cho các bạn kịp thời cập nhật những thông tin quan trọng có liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả của mình đối với Tổ Quốc. 4.1. Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự 2019 Giống như mọi năm trước, độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự của năm 2019 vẫn được tính từ đủ 18 tuổi trở lên cho đến hết 25 tuổi. Nếu như các công dân đang được đào tạo trình độ Cao đẳng, Đại học thì sẽ được tạm hoãn nhập ngũ và thực cho đến hết 27 tuổi. Điều này được quy định tại Điều 30 trong Luật Nghĩa vụ Quân sự. Người ta tính độ tuổi nhập ngũ theo ngày tháng ghi trên giấy khai sinh cho đến thời gian giao quân của năm 2019. Thời gian giao quân trong năm 2019 được diễn ra vào đầu tháng 3. 4.2. Những tiêu chuẩn để được tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2019 Tại Điều 31 trong Luật Nghĩa vụ quân sự của năm 2015, các công dân tham gia nghĩa vụ quân sự bên cạnh việc đáp ứng tiêu chuẩn về độ tuổi vừa nêu ở trên thì còn phải đạt tiêu chuẩn về 4 điều kiện dưới đây mới được gọi nhập ngũ: - Có lý lịch rõ ràng - Tinh thần chấp hành nghiêm chỉnh những chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách pháp luật của Nhà Nước. - Có đầy đủ sức khỏe để phục vụ tốt tại ngũ - Trình độ văn hóa phù hợp   Những thông tin cần biết về Luật nghĩa vụ quân sự 2019 Trong 4 tiêu chí trên thì tiêu chuẩn về mặt sức khỏe cùng với trình độ được quy định trong Thông tư số 148/2018/TT-BQP có nội dung chi tiết như sau: Tiêu chuẩn về mặt sức khỏe của công dân được gọi nhập ngũ Công dân phải đạt sức khỏe loại 1, 2 và 3 đúng theo quy định được nói tới trong Thông tư số 16/2106/TTLT-BYT-BQP. Riêng đối với các công dân mặc dù đạt sức khở loại 3 thế nhưng lại bị cận thị từ 1,5 điop hoặc bị viễn thị, bị nghiện ngập, nhiễm bệnh thế kỷ thì đều bị loại trừ trong diện gọi nhập ngũ. Tiêu chuẩn về mặt trình độ văn hóa: Những công dân có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên mới được gọi nhập ngũ. Tại những địa phương không đảm bảo đủ chỉ tiêu thì sẽ hạ mức trình độ văn hóa của công dân xuống trình độ lớp 7. 4.3. Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2019 trong bao lâu? Thời gian thực hiện nghĩa vụ cũng được nhiều người quan tâm không kém gì việc chúng ta tìm hiểu nhập ngũ là gì hay những điều kiện nào để đủ tiêu chuẩn tham gia nhập ngũ. Thông tin về thời gian nhập ngũ được quy định tại Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự mới nhất. Theo đó, có thể biết thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình đối với hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng, điều này được áp dụng từ năm 2016 và đến này vẫn được tiếp tục áp dụng. Nếu như quân ngũ cần thực hiện các nhiệm vụ về phòng chống thiên tai, cứu hộ,... hay là phục vụ cho mục đích đảm bảo chiến đấu sẵn sàng thì thời gian nhập ngũ có thể kéo dài tối đa thêm 6 tháng nữa. Thời gian phục vụ trong quân ngũ sẽ được tính từ ngày giao và nhận quân sĩ cho tới ngày nhận được quyết định xuất ngũ từ những cấp có thẩm quyền. Thông qua nội dung bài viết, các bạn đã hiểu được nhập ngũ là gì? Hãy tìm hiểu thật kỹ để biết được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối như thế nào để từ đó trở thành một người công dân tốt, góp công sức xây dựng đất nước thêm vững mạnh.

Đọc nguyên bài viết tại: Nhập ngũ là gì? Luật nghĩa vụ quân sự mới nhất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét