Các kiến thức về hạch toán thanh lý tài sản Hạch toán thanh lý tài sản là gì? Nếu bạn từng làm trong doanh nghiệp chắc chắn đã từng nghe rất nhiều lần về từ hạch toán thanh lý tài sản rồi chứ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những định nghĩa về nó khi thanh lý tài sản Trước hết bạn cần hiểu rõ khái niệm hạch toán và thanh lý tài sản. Cùng tìm hiểu một chút về khái niệm này để khi đi làm bạn không gặp rắc rối. Hạch toán có thể được hiểu là quá trình tính toán và ghi chép lại các quá trình buôn bán hay sản xuất của xã hội nhằm quản lý các hoạt động kinh tế được diễn ra nhanh chóng và đúng với tiêu chuẩn hơn. Quá trình hạch toán có thể giúp cho doanh nghiệp có thể quản lí và kiểm tra việc thực hiện quá trình hoạt động được hiệu quả và đúng quy trình. Thanh lý tài sản là hình thức bán những tài sản có giá trị như các thiết bị sử dụng trong hoạt động hàng ngày do không cần dùng đến. Thanh lý tài sản diễn ra chủ yếu trong các lĩnh vực như lĩnh vực bất động sản, hình thức bán và thanh lý tài sản thường là công khai. Hạch toán thanh lý tài sản có thể hiểu là quá trình ghi chép chính xác một cách đầy đủ việc thanh lý các tài sản có giá trị. Đồng thời quá trình hạch toán thanh lý tài sản phải kịp thời về nội dung cũng như được thống nhất về phương pháp, bảo đảm đúng và đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Quy định về hạch toán thanh lý tài sản theo thông tư 200 Nhà nước có những quy định về cách thanh lý tài sản cho tất cả các cơ quan nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Theo đó, quy định về hạch toán thanh lý tài sản đối với các trường hợp nếu doanh nghiệp thanh lý tài sản đó là tài sản cố định. Đối với trường hợp này tài sản cố định thanh lý là những tài sản mà doanh nghiệp đã thấy nó bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những tài sản cố định đã bị lạc hậu so với yêu cầu khi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thì có thể thanh lý. Doanh nghiệp cần thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định để theo dõi quá trình hạch toán tài sản. Hội đồng này cần thực hiện các chức năng theo đúng quy trình thủ tục và luật định của thông tư để việc hạch toán cũng như thanh lý tài sản chính xác. Biên bản được lưu thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán,1 bản sẽ giao cho bộ phận quản lý những tài sản cố định Sau đó kế toán của công ty doanh nghiệp hạch toán thanh lý tài sản, ghi chép lại vào sổ sách quá trình này, lưu vào sổ sách làm giấy tờ căn cứ đã xử lý xong quá trình hạch toán tài sản. Trình tự hạch toán thanh lý tài sản trong doanh nghiệp Thủ tục để hạch toán thanh lý tài sản cố định Để hạch toán tài sản cũng như thanh lý tài sản tại doanh nghiệp trước hết chúng ta cần chuẩn bị những thur tục liên quan đến công việc này. Các trình tự phải được thực hiện đúng theo quy trình luật định của nhà nước về quá trình hạch toán. Đầu tiên để tiến hành quy trình này trước hết doanh nghiệp phải tiến hành lập một hội đồng hay nói chính xác và đầy đủ hơn là thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định. Hội đồng ra quyết định cho kế toán về việc hạch toán thanh lý tài sản gồm có những thành phần như sau: + Thủ trưởng hay người đứng đầu của đơn vị: Đứng đầu hội đồng với tư cách là chủ tịch hội đồng. + Kế toán trưởng là người đứng lên kê khai cùng với hội đồng, hạch toán các bút toán liên quan đến tài sản cố định. + Trưởng phòng thuộc bộ phận quản lý về cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản đã được thanh lý. + Đại diện người đứng đầu quản lý tài sản thanh lý một cách trực tiếp + 1 hoặc 2 cán bộ có trình độ và hiểu biết về số tài sản chuẩn bị được thanh lý của công ty. + Một người là đại diện của công ty hoặc bên lĩnh vực thanh tra đứng ra kiểm tra và phụ trách việc thanh lý tài sản. Sau đó tiến hành lập biên bản họp hội đồng thanh lý thanh lý tài sản của công ty theo sự quyết định của các thanh viên trong hội đồng. Tiếp đến ban hành quyết định về thanh lý tài sản cố định, lập hợp đồng thanh lý tài sản, ký tên bản hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định được thanh lý. Xây dựng các hóa đơn bán tài sản cố định, lập các biên bản hủy tài sản cố định. Cuối cùng hạch toán thanh lý tài sản bằng những bản hợp đồng đã được chứng nhận bán các tài sản cố định vừa rồi. Sau khi hội đồng quyết định thanh lý tài sản xong, kế toán sẽ căn cứ vào các biên bản thanh lý của hội đồng kê khai những tài sản và thực hiện viết các chứng từ liên quan đến doanh thu, bán và khấu hao những tài sản cố định. Thực hiện công việc hạch lý thanh toán tài sản. Tiến hành hạch toán thanh lý tài sản cố định đã khấu hao hết Nếu doanh nghiệp tiến hành hạch toán thanh lý những tài sản đã khấu hao hết. Kế toán sẽ căn cứ đó kê khai và thực hiện hạch toán với tuần tự các bước như sau: - Nếu doanh nghiệp tiến hành thanh lý tài sản cố định dùng vào sản xuất hay trong các lĩnh vực kinh doanh, hạch toán thanh lý tài sản như sau: Nợ TK 111, 112, 131: Cà các tài khoản liên quan đến tiền mặt, chuyển khoản,... Có TK 711 – Các thu nhập khác bao gồm các giá bán chưa tính thuế giá trị gia tăng Có TK 3331 – Là tài khoản về các khoản thuế giá trị gia tăng phải nộp - Hạch toán thanh lý công cụ dụng cụ thì căn cứ vào biên bản giao nhận những tài khoản cố định đã thanh lý. Thực hiện bút toán: Liên quan đến Hao mòn tài sản cố định và tài sản cố định hữu hình và các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc nhượng lại hàng hóa hay thanh lý hàng hóa phản ánh như sau: Nợ TK 214 Nợ TK 811 Có TK 211 – tài sản cố định hữu hình Ngoài ra những chi phí khác có thể hạch toán thanh lý tài sản bằng cách ghi Nợ TK 811 là tài khoản về các chi phí khác. - Số tiền thu, chi liên quan đến thanh lý tài sản cố định hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Các trường hợp thanh lý tài sản cố định trong những trường hợp về văn hóa, phúc lợi sẽ căn cứ vào những loại biên bản giao nhận tài sản cố định để ghi những bút toán là giảm tài sản cố định thanh lý, bao gồm các tài khoản 353, 214. 211. Thực hiện hạch toán thanh lý tài sản như sau: Nợ TK 353 – Là tài khoản về quỹ khen thưởng, phúc lợi Nợ TK 214 – Tài khoản ghi hao mòn tài sản cố định Có TK 211 – tài sản cố định hữu hình Bên cạnh đó không được quên ghi gia trị và doanh thu đã thu được từ việc thanh lý tài sản cố định. Ghi nợ đối với các TK 111, 112 và ghi có đối với TK 353,333. - Trường hợp tài sản cố định được mua hoặc bán dưới hình thức trao đổi, thì khi bán tài sản thực hiện hạch toán như sau: Nợ TK 211 Nợ TK 241 - Cuối cùng là hạch toán phản ánh số dư, đã chi về thanh lý tài sản cố định vừa rồi. Ghi Nợ TK 353 và ghi Có đối với các các TK 111, 112,… Những quy định cần tôn trọng trong quá trình hạch toán thanh lý tài sản Nhất định phải thành lập hội đồng trước khi hạch toán thanh lý tài sản Rất nhiều các chủ doanh nghiệp khi ban hành quyết định liên quan đến việc quyết định thanh lý tài sản công tymà không thành lập hội đồng thanh tài sản. Nếu kế toán không của công ty trong quá trình hạch toán tài sản đã thanh lý có làm sai hay không tuân thủ những quy trình về việc hạch toán thì rất dễ xảy ra những lỗi không mong muốn. Do đó các doanh nghiệp cần phải xây dựng một hội đồng khi thanh lý cũng như hạch toán tài sản được chính xác hơn. Hội đồng thanh lý tài sản giúp cho quá trình hạch toán được chính xác hơn về mặt lại số lượng, phân loại các tài sản khi tiến hành thanh lý, thu thập các giấy tờ, hồ sơ có liên quan đến việc sở hữu tài sản. Tổ chức giám sát đối với các nghiệp vụ hạch toán tài sản của kế toán trong công ty. Do vậy không thể thanh lý cũng như hạch toán tài sản một cách vô tổ chức mà cần phải có hội đồng Tuân thủ các nguyên tắc về hạch toán thanh lý tài sản, kiểm tra đúng chất lượng Để quá trình hạch toán thanh lý tài sản được tốt nhất trước hết cần kiểm tra xem chất lượng còn lại của tài sản như thế nào. Có thể dựa vào các chế độ bảo hành của tài sản, những hỏng hóc gặp phải trong quá trình sử dụng, số lần sửa chữa như thế nào và với các mức độ dành cho nhiên liệu đó là bao nhiêu. Dựa trên đánh giá chất lượng còn lại, Hội đồng thanh lý cần xác định giá trị còn lại của tài sản. Sau đó, lựa chọn hình thức thanh lý đối với từng loại tài sản. Đối với việc xác định giá trị tài sản khi thanh toán và hạch toán quá phức tạp, người phụ trách các công việc liên quan đến hạch toán không đủ khả năng hoặc thời gian để thực hiện thì có thể tiến hành tổ chức và xây dựng thêm một tổ chuyên hỗ trợ trong việc thanh lý cũng như ghi chép, trợ giúp giải quyết cho nhân viên kế toán. Hình thức thanh lý tài sản trong khi hạch toán có ba hình thức, nó cũng phụ thuộc vào các loại hình của doanh nghiệp. Các hình thức gồm có hình thức sau: Bán theo hình thức chỉ định Bán công khai cho tất cả doanh nghiệp khác cùng biết Bán đấu giá tài sản thông qua hình thức tổ chức những buổi thầu Khi hạch toán trong quá trình bán tài sản cần chính xác tuyệt đối Không được có sự nhầm lẫn trong việc thực hiện hạch toán các loại tài sản khi thanh lý. Các bút toán thực hiện cần chính xác và tương ứng với từng loại tài sản. Chính vì vậy doanh nghiệp khi bán tài sản cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về luật doanh nghiệp, luật dân sự,... Việc hạch toán và thanh lý tài sản trong doanh nghiệp cũng cần phải có hóa đơn. Doanh nghiệp phải xuất hóa đơn và bàn giao lại cho bên kia khi tiến hành thanh lý tài sản. Tiến hành lập chi phí khấu hao, kiểm kê lại số tài sản và xử lý các chênh lệch nếu quá trình hạch toán bị sai sót. Sau khi hoàn tất công việc liên quan đến hạch toán thanh lý tài sản, nhân viên kế toán hay người phụ trách quá trình hạch toán sẽ thực hiện các hoạt động thu phí từ hoạt động thanh lý tài sản và cho vào ngân sách của doanh nghiệp. Khoản thu được từ việc thanh toán sẽ được phục vụ vào những mục đích như phục vụ cho việc mua mới tài sản hoặc sửa chữa các loại trang thiết bị của doanh nghiệp. Vấn đề về hạch toán thanh lý tài sản là một trong những công việc thường ngày phải làm đối với nhân viên kế toán trong công ty. Do vậy, bạn cần nắm vững những kiến thức để không bị những khó khăn cản trở. Bài viết trên đây chắc chắn sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho bạn khi làm việc.
Xem bài nguyên mẫu tại: Những thủ tục và cách hạch toán thanh lý tài sản cho doanh nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét