1. Viện kiểm sát là gì? Theo Thư viện Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì viện kiểm sát được định nghĩa như sau: “Viện kiểm sát có chức năng thực hiện quyền công tố. Viện kiểm sát và tòa án là hai cơ quan thuộc nhánh Tư pháp trong bộ máy nhà nước (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp). Viện kiểm sát nhân dân chính là một Cơ quan nhà nước đảm nhiệm chức năng kiểm sát việc các cơ quan khác của nhà nước từ cấp bộ trở xuống, các tổ chức kinh tế - xã hội, các đơn vị vũ trang cho đến công dân có đảm bảo tuân thủ pháp luật hay không. Đồng thời Viện kiểm sát nhân dân còn thực hành quyền công tố, đảm nhiệm công tác điều tra tội phạm do luật tố tụng hình sự quy định. Viện kiểm sát là gì? Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam được tổ chức một các hệ thông, gồm các cơ quan: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương, các Viện kiểm sát quân sự. Nguyên tắc hoạt động trong hệ thống tuân thủ nguyên tắc: Những viện trưởng của viện kiểm sát cấp dưới sẽ chịu sự lãnh đạo của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Các viện trưởng của viện kiểm sát nhân dân tại địa phương và quân sự sẽ chịu sự lãnh đạo của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đất nước Việt Nam là đất nước theo hệ thống xã hội chủ nghĩa. Bộ máy của nhà nước thuộc hệ thống của các nước xã hội chủ nghĩa, được xây dựng nên dựa theo nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân, chính nhân dân sẽ là người thực hiện quyền lực thông qua những cơ quan đại diện cho nhân dân là Hội đồng nhân dân ở các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất do mọi quyền lực đều được tập trung tại đây tuy nhiên, Quốc hội không thực thi quyền lực trực tiếp mà giao lại cho các cơ quan nhà nước. Trong số đó, Viện kiểm sát nhân dân đảm nhận việc kiểm sát các vấn đề tuân thủ pháp luật nói chung theo Hiến pháp 1960 và 1980. Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi vào năm 2002 quy định Viện kiểm sát nhân dân đảm nhận cả chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát những hoạt động của Tư pháp. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát Dựa vào khái niệm Viện kiểm sát là gì vừa được làm sáng tỏ ở trên đây thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát. Theo đó: “Viện kiểm sát nhân dân chính là một cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Đây là hai chức năng chính của Viện kiểm sát. Vậy cụ thể của từng chức năng này được hiểu chính xác như thế nào? Thực hành quyền công tố là chức năng chủ yếu của Viện kiểm sát, chính là hoạt động được thực thi trong tố tụng hình sự nhằm mục đích thực hiện buộc tội đối với người phạm tội. Quyền công tố sẽ được áp dụng thực hiện ngay khi giải quyết các tố giác, những kiến nghị khởi tố, các thông tin báo tội phạm, và thực thi trong toàn bộ quá trình viện kiểm sát thực hiện việc khởi tố, truy tố, điều tra, xét xử các vụ án hình sự. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp là kiểm tra tính chất hợp pháp của những hành vi, quyết định của các tổ chức, cá nhân ở trong hoạt động tư pháp, thực hiện vào thời điểm vừa tiếp nhận, giải quyết các tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố, quá trình giải quyết những vụ hành hành chính, hình sự, dân sự, các vụ việc hôn nhân gia đình, các hoạt động kinh doanh, thương mại; cả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, thi hành án trong các hoạt động tư pháp,... Nhìn chung, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân chính là bảo vệ cho Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền của con người, của công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân, từ đó bảo đảm việc thực thi pháp luật nghiêm túc, thống nhất. 3. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát Vốn là một hệ thống độc lập, Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam được tổ chức với bốn cấp. Đó là: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Viện kiểm sát nhân dân cấp cao: có 3 Viện kiểm sát cấp cao đặt tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mỗi tỉnh sẽ có một viện kiểm sát cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vậy nên cả nước có tất cả 63 Viện kiểm sát ở cấp này. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hiện nay có khaorng 191 Viện kiểm sát cấp huyện. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát Ngoài ra thuộc vào hệ thống của Viện kiểm sát nhân dân sẽ có Viện kiểm sát quân sự. Trong đó, Viện kiểm sát quân sự sẽ bao gồm: Viện kiểm sát quân sự Trung ương Viện kiểm sát quân sự cấp Quân khu, Quân chủng,... Viện kiểm sát quân sự ở các cấp Khu vực 4. So sánh Viện kiểm sát nhân dân với Tòa án Nhân dân Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân chính là hai Cơ quan đại diện cho quyền con người, là những cơ quan nhân danh cho Nhà nước để thực thi những quyền con người, trong đó có việc xét xử, công tố và tiến đến cân bằng cán cân công lý cho con người và xã hội. Vậy thì Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân được phân biệt với nhau như thế nào? Dựa vào bộ Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014 cùng với Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân năm 2014 thì chúng ta nắm được những quy định về cơ cấu của Bộ máy tổ chức, về quyền hạn, nhiệm vụ của hai cơ quan này. 4.1. So sánh chức năng của Viện kiểm sát và Tòa án Nhân dân - Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp - Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử và thực hiện quyền tư pháp 4.2. So sánh nhiệm vụ - Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ các điều sau: Hiến pháp và pháp luật Quyền con người, công dân Chế độ xã hội chủ nghĩa Lợi ích Nhà nước Quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các cá nhân, tổ chức Từ đó đảm bảo cho pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất - Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ những yếu tố sau: Quyền con người, công dân Công lý Chế độ xã hội chủ nghĩa Lợi ích Nhà nước Quyền lợi hợp pháp của cá nhân và tổ chức 4.3. Về người đứng đầu - Người đứng đầu của Viện kiểm sát là Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao - Người đứng đầu của Tòa án Nhân dân là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao So sánh Viện kiểm sát nhân dân với Tòa án Nhân dân 4.4. Hệ thống tổ chức - Hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện Viện kiểm sát nhân dân các cấp - Hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao Tòa án nhân dân cấp cao Tòa án nhân dân cấp tỉnh Tòa án nhân dân cấp huyện Tòa án nhân dân các cấp 4.5. Về cơ cấu tổ chức của cơ quan cấp cao nhất Tại Viện kiểm sát, cơ quan cấp cao nhất bao gồm: Ủy ban kiểm sát Văn phòng Cơ quan điều tra Cục, vụ, viện tương đương Cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, các cơ quan báo chí, đơn vị sự nghiệp công lập Viện kiểm sát quân sự cấp Trung ương Nhân sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát và kiểm tra viên; Thử tướng và các Phó thủ trưởng tại các cơ quan điều tra, các điều tra viên, công – viên chức và người lao động. - Tại Tòa án Nhân dân, cơ quan cao nhất có tổ chức bộ máy như sau: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Bộ máy giúp việc cho Tòa án nhân dân tối cao Các cơ sở đào tạo cán bộ Tòa án Nhân sự làm việc trong Tòa án nhân dân tối cao bao gồm các vị trí sau: Chánh án và các Phó Chánh án, Thẩm phán và Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Công – Viên chức và người lao động. 4.6. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động - Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân Viện trưởng là người thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân. Những Viện trưởng của các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới sẽ chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân ở cấp trên. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hơn sẽ có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra và xử lý một cách nghiêm minh những vi phạm, sai sót trong thi hành pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Với vai trò là Viện trưởng của Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát cấp cao hơn sẽ có quyền rút và đình chỉ cũng như hủy bỏ những quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới. - Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Tòa án Nhân dân Tòa án tổ chức theo thẩm quyền xét xử, được tổ chức độc lập, tiến hành xét xử tập thể, lấy quyết định theo đa số. Một số trường hợp sẽ tiến hành xét xử dựa vào các thủ tục được làm rút gọn lại theo luật tố tụng. Tòa án cần thực hiện việc xét xử đảm bảo về thời gian kịp thời, mang tính công bằng, công khai, thi hành mọi quyết định dựa vào pháp luật quy định. Đồng thời, khi xét xử, Tòa án cần đảm bảo các chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm để nhằm mục đích đảm bảo quyền bình đẳng, quyền tranh tụng cho nhân dân. 4.7. Nhiệm vụ và quyền hạn củ người đứng đầu Người đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? Viện trưởng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra sẽ chịu sự miễn nhiệm và bãi nhiệm dựa vào đề nghị của Chủ tịch nước, có quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể như sau: - Đảm đương nhiệm vụ dựa theo nhiệm kỳ quy định của Quốc hội - Thực hiện việc lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện những nhiệm vụ, kế hoạch xây dựng Viện kiểm sát nhân dân. - Ban hành các thông tư, các quyết định, điều lệ, chỉ thị, chế độ, quy chế áp dụng cho các Viện kiểm sát nhân dân. - Đưa ra những quy định cho bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Trình lên Chủ tịch nước về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hay là cách chức đối với vị trí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân. - Quy định về bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bổ nhiệm và miễn nhiệm cũng như cách chức những lãnh đạo, và người quản lý thuộc thẩm quyền - Đề lên kiến nghị về việc xây dựng luật và pháp lệnh, chỉ đạo xây dựng, trình lên các dự án luật, các pháp lệnh dựa theo quy định của pháp luật. - Chịu trách nhiệm công tác và báo cáo trước Quốc hội Chánh Tòa án nhân dân tối cao do chính Quốc hội bầu ra, thực hiện miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tích nước, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn như sau: - Nhiệm kỳ tính theo nhiệm kỳ của Quốc hội - Đảm nhận việc tổ chức hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tối cao - Làm Chủ tọa của phiên họp Hội đồng Thẩm phán tại Tòa án Nhân dân tối cao - Thực hiện việc kháng nghị theo các thủ tục tái thẩm và đốc thẩm bản án, đưa ra quyết định có hiệu lực pháp luật - Phát triển án lệ ở khâu tổng kết và công bố án lệ - Chỉ đạo vấn đề về soạn thảo ra các sự án luật, dự thảo nghị quyết và pháp lệnh - Ban hành, phối hợp việc ban hành pháp luật - Trình Quốc hội để phê chuẩn các trường hợp bổ nhiệm và miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức những chức danh ở trong Tòa án - Có thể đưa ra quyết định cho việc điều động Thẩm phán - Trình lên Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc quyết định thành lập hay là giải thể Tòa án nhân dân ở các cấp dưới. - Đưa ra các quyết định về việc tổ chức Tòa chuyên trách, phân bổ biên chế, tổ chức quản lý cán bộ và tài sản công trong ngành Tòa án. 4.8. Những chức danh tư pháp của Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân Viện kiểm sát bao gồm các chức danh tư pháp nào? - Viện trưởng và Phó Viện trưởng của Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự ở các cấp - Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra - Kiểm soát viên - Thủ trưởng và Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra - Kiểm tra viên - Điều tra viên Tòa án nhân dân gồm những chức danh gì? - Chánh án và Phó Chánh án - Thẩm phán - Hội thẩm - Thẩm tra viên - Thư ký Tòa án 5. Quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân Theo Khoản 1, Điều 107 của Hiến pháp 2013 quy đinh như sau: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Theo Điều 2 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Theo 2 điều khoản trên thì rõ ràng, quyền công tố chính là một trong hai chức năng quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân. Nội dung thực hiện quyền công tố của Viện kiểm sát như sau: - Khởi tố bị can: Cơ quan công tố cần khởi tố vụ án, tiến hành điều tra và xác minh để có được quyết định khởi tố bị can từ Viện kiểm sát. - Truy tố bị can trước tòa án: đã có kết quả điều tra và có thể chứng minh cá nhân phạm tội - Buộc tội bị cáo, có khả năng bảo vệ lời buộc tội đó trước phiên tòa: Viện kiểm sát công bố cáo trạng, tham gia vào quá trình xét hỏi bị cáo, luận tội và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm. Quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân Phạm vi thực hiện quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân: Theo Khoản 1, Điều 3 của Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014: “Thực hành quyền cong tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự” Như vậy, Viện kiểm sát có thể thực hành quyền công tố đối với các lĩnh vực: - Giải quyết tố giác và khi nhận được tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố - Gian đoạn Khởi tố và điều tra các vụ án hình sự - Gian đoạn Truy tố tội phạm - Gian đoạn Xét xử vụ án hình xử - Điều tra một số nhóm tội phạm - Hoạt động tương trợ về hình sự cho tư pháp Nói chung, thông qua nội dung chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp cho các bạn hiểu được viện kiểm sát là gì. Qua đây, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về sự bảo vệ quyền con người, quyền công dân của bản thân mình bởi một cơ quan của Nhà nước.
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Viện kiểm sát là gì? Hiểu biết cơ bản về Viện kiểm sát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét