Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Thuế vãng lai là gì? Những tìm hiểu mới nhất về thuế vãng lai

Thuế vãng lai là gì? Những tìm hiểu mới nhất về thuế vãng lai

  Thuế vãng lai là gì? Thủ tục tiến hành kê khai thuế vãng lai Khái niệm về thuế vãng lai Nếu bạn chưa biết thuế vãng lai là gì thì bây giờ bạn có thể tra cứu một số hiểu biết về loại thuế này nhé. Thuế vãng lai có thể hiểu là một khoản thuế với mức GTGT thường là 2% mà không phải là một sắc thuế. Đây là một loại thuế thường là một loại thuế phải trích nộp khi bán hàng ngoại tỉnh trong các lĩnh vực kể cả các lĩnh vực về bất động sản hay lắp đặt thi công công trình. Thuế vãng lai thường dùng khi tiến hành buôn bán với các tỉnh khác nhau. Trong khi đó khoản thuế này thường xuyên phải nộp với các doanh nghiệp nếu họ kinh doanh khác tỉnh. Thông thường doanh nghiệp sẽ kê khai các khoản thuế suất  khi tiến hành kinh doanh ở những địa phương khác nhau. Như vậy hoạt động kinh doanh buôn bán của doanh nghiệp cũng giống như các hoạt động buôn bán khác đều phải nộp các khoản thuế về ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó thuế vãng lai là không thể thiếu đối với các hoạt động buôn bán ngoài tỉnh.   Thuế vãng lai cũng là một hình thức thuế như thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên hình thức này chỉ khác với hình thức thuế GTGT ở chỗ khi thực hiện các hoạt động kinh doanh hay buôn bán, nắp đặt tại những tỉnh thành không thuộc nơi mình đăng ký sản xuất và làm việc chính, người ta hay gọi là ngoại tuyến. Thì thuế vãng lai sẽ được áp dụng thực hiện với những khoản này. Thuế vãng lai ngoại tỉnh quy định như thế nào cho doanh nghiệp? Có rất nhiều các quy định của nhà nước quy định về việc nộp thuế vãng lai. Thuế suất thuế GTGT vãng lai tạm tính được tính theo cách làm như sau: Trường hợp tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 10% thì chịu mức thuế Đối với những loại hàng hóa dịch vụ chịu thuế 5% thì chịu mức thuế suất thuế vãng lai là 1% Khi thực hiện kê khai thuế vãng lai cho các hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh sẽ được quy định cụ thể tại mẫu số 05/ GTGT. Khi kê khai thuế đối với các hoạt động kinh doanh xây dựng của các doanh nghiệp tại các nơi ngoại tỉnh, số thuế sẽ được tính theo doanh thu của doanh nghiệp hay cá nhân theo từng lần phát sinh. Các trình tự, quy định về thuế vãng lai là gì? Để có thể tiến hành kê khai, bạn có thể lần lượt làm theo các bước dưới đây: Đầu tiên cần thực hiện kê khai thuế vãng lai  tại nơi mình đang kinh doanh, nhập khẩu hay bán các loại hàng hóa. Khi xuất hóa đơn cho khách hàng thì các bạn phải kê khai thuế GTGT vãng lai bằng cách tiến hành truy cập vào phần mềm HTKK, tiếp đến chọn mục thuế GTGT, chọn tờ khai thuế GTGT, kinh doanh ngoại tỉnh và cuối cùng trong các thao tác này là chọn tờ khai lần phát sinh. Sau đó tiến hành điền đầy đủ các thông tin cơ bản của mình vào tờ khai, nộp tại địa chỉ cơ quan có thẩm quyền quy định. Có thể nộp tại chi cục Thuế  hoặc cơ quan có trách nhiệm thu thuế đều được. Bên cạnh đó khi bạn đã nộp tiền thuế vãng lai vào kho bạc nhà nước, khi đó người đăng ký sẽ được cấp chứng từ khấu trừ thuế. Giấy chứng nhận này cần giữ lại nếu cơ quan yêu cầu bạn minh chứng, đồng thời bạn giữ lại giấy đó để xác nhận mình đã có giấy cấp chứng nhận được khấu trừ trong khoản nộp thuế những lần tiếp theo. Một số vấn đề cơ bản cần biết về thuế vãng lai Hạch toán thuế vãng lai là gì? Hạch toán thuế vãng lai cũng giống như việc kê khai lại các tài khoản nợ và tài khoản có theo những chi tiết phát sinh tại cơ quan thuế của tỉnh. Khi hạch toán kê khai thuế vãng lai căn cứ vào hóa đơn và căn cứ vào tờ khai thuế GTGT vãng lai. Cụ thể, khi hạch toán thuế vãng lai bạn có thể làm lần lượt theo các bước để có thể tách tiền thuế phải nộp, không nhầm lẫn với các khoản thuế GTGT khác. Thực hiện hạch toán thuế vãng lai là gì, là nó được sẽ được hạch toán bằng TK 3338 và  được tách ra khỏi TK 33311 là tài khoản tính GTGT. Kê khai thuế vãng lai bạn sẽ hạch toán như sau, đối với cơ quan thuế tại tỉnh: Nợ TK 333111       Có TK 333112 Nếu hạch toán khấu trừ các khoản thuế phải nộp tại trụ sở chính bạn thực hiện hạch toán bằng phương pháp: Nợ TK 1331        Có TK 333111 Đối với việc hạch toán như vậy chúng ta sẽ dễ dàng hạch toán được các khoản thuế mình cần nộp là bao nhiêu từ đó tính được các công thức phù hợp nhất với những khoản thuế đóng góp hàng năm. Đăng ký thuế vãng lai ra sao? Nếu bạn mới buôn bán hay kinh doanh khác tỉnh mà không biết đăng ký thuế tại địa phương ra sao thì có thể thực hiện nó theo thông tư số 26/2015/TT-BTC quy định về việc khai báo thuế vãng lai đối với doanh nghiệp khi kinh doanh ngoại tỉnh. Thứ nhất không thể thiếu là hồ sơ và tờ khai thuế giá trị gia tăng vãng lai nộp lại cho cơ quan. Chúng ta nên nộp tờ khai 05/GTGT trong vòng 10 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn. Nếu trong trường hợp trong một tháng phát sinh nhiều khoản hồ sơ khai thuế thì người nộp thuế có thể đăng ký với cơ quan thuế để tiến hành khai thuế vãng lai theo từng tháng mà không phải khai báo theo từng năm vì số lượng quá nhiều. Hoạt động kinh doanh, đăng ký, buôn bán vãng lai có thể do Cục trưởng Cục thuế của địa phương ra quyết định về nơi tiến hành nộp thuế, phân bổ trụ sở nộp thuế cho doanh nghiệp. Để trả lời câu hỏi thuế vãng lai là gì trước hết bạn cần biết đây là khoản doanh nghiệp đã nộp được trừ vào các khoản thuế giá trị gia tăng khi doanh nghiệp đã tiến hành nộp thuế tại một trụ sở chính nhất định. Đăng ký thuế vãng lai được khai đúng với tiêu chuẩn của tờ khai thuế do nhà nước quy định và phù hợp với việc kê khai. Thông thường được trình bày theo mẫu số 01/GTGT. Phạt nộp chậm thuế vãng lai đối với các doanh nghiệp Đối với các hình thức cố tình hoặc nếu chậm thuế  vãng lai sẽ được xử lý tùy vào từng mức độ. Hiện nay Chính phủ  ban hành các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và những hình thức cưỡng chế cho doanh nghiệp nếu không chấp hành nghiêm chỉnh: Những đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế bao gồm những người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế, đặc biệt áp dụng cho thuế vãng lai, theo đó các khoản  quy định rằng tất cả những người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh có những hành vi vi phạm về đóng thuế vãng lai đều bị xử phạt nghiêm minh tùy vào từng mức độ và thời gian nộp chậm thuế. Xác định tiền thuế nộp chậm được thực hiện theo thông tư 130/2016/TT-BTc có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 Đối với những khoản tiền thuế phát sinh nếu doanh nghiệp nộp thuế chậm sẽ tính với những mức thuế lãi suất là 0,03% một ngày tính trên số thuế tiền mà doanh nghiệp đang nộp chậm. Nếu doanh nghiệp nộp chậm thuế bao gồm những ngày tính cả ngày nghỉ lễ thì có thể được tính ngày trả thuế vào ngày liền kề sau ngày cuối cùng nộp thuế. Khi nộp chậm sẽ bị xử lý tùy vào từng mức độ và từng quyết định xử phạt của cơ quan nộp thuế. Nếu doanh nghiệp cố tình trốn tránh hay được gia hạn đóng thuế đến một khoảng thời gian nhất định mà vẫn chưa thực hiện các nghĩa vụ về đóng thuế thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kê biên tài sản, bán đấu giá để thu hồi số tiền doanh nghiệp nợ thuế nhằm lấy đủ số thuế. Như vậy chúng ta cũng đã thấy được mức độ cần thiết của thuế vãng lai là gì và đồng thời cũng có rất nhiều hình thức xử phạt đối với doanh nghiệp mà nếu họ không nộp thuế sẽ có những hình thức áp dụng nhất định. Tuy nhiên nếu trong trường hợp doanh nghiệp gặp phải những rủi ro nhất định như thiên tai, hỏa hoạn thì cần phải có những giấy tờ chứng minh cho việc thiệt hại về tài sản gây ra sẽ được xem xét và kéo dài thời gian nộp thuế để kịp thời phục hồi những mất mát gây ra. Văn bản của nhà nước cũng không chấp nhận những trường hợp đề nghị miễn nộp thuế của doanh nghiệp hay bất kỳ một cơ quan tổ chức nào không đủ tiêu chuẩn để miễn thuế. Do vậy vấn đề không nộp thuế vãng lai đối với doanh nghiệp là hoàn toàn không được, bắt buộc họ phải chấp hành theo đúng với quy luật và trình tự của pháp luật đề ra về việc nộp thuế. Đối tượng cần kê khai thuế vãng lai là những ai? Chắc chắn rất nhiều người khi tìm hiểu và trả lời câu hỏi thuế vãng lai là gì cũng không thể không thắc mắc ai là đối tượng phải nộp những khoản thuế ấy. Tất nhiên không phải tất cả khi buôn bán hay kinh doanh hàng hóa ngoại tỉnh đều là những đối tượng phải nộp thuế vãng lai. Ở đây bạn nên biết đối tượng áp dụng là những cơ quan hay doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng trực tiếp thuộc các tỉnh mà họ không tiến hành đăng ký với những cơ quan tại đơn vị ở địa phương. Đối tượng thứ hai áp dụng đó là doanh nghiệp kinh doanh tại những tỉnh trực thuộc các tỉnh lân cận nhưng lại không thực hiện phương pháp kế toán hạch toán, không khai thuế với cơ quan tại địa phương. Ví dụ để tìm hiểu cách nộp thuế vãng lai là gì? Bạn có thể tìm hiểu những đối tượng áp dụng thực hiện kê khai thuế vãng lai như một công ty chuyên cung cấp mỹ phẩm ở Hà Nội khi bán hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh thì cần đăng ký và nộp thuế vãng lai vào ngân sách nhà nước. Đây có thể coi bán hàng ngoại tỉnh và thuộc vào đối tượng đăng ký thuế vãng lai. Nếu như công ty bán mỹ phẩm này đã tiến hành đăng kí và thành lập giấy phép kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh thì không cần phải nộp thuế vãng lai và cũng không thuộc đối tượng nằm trong nhóm này. Những trường hợp áp dụng nộp và miễn không phải đóng thuế vãng lai Trường hợp được miễn thuế vãng lai Nhiều trường hợp nằm trong khu vực được miễn thuế vãng lai bạn nên tìm hiểu, biết đâu sau này bạn sẽ nằm trong khu vực được miễn thuế mà mình không biết thì sao. Đối với các trường hợp được miễn thuế vãng lai, họ kinh doanh hay thực hiện buôn bán ở những địa phận nào mà không phải nộp thuế vãng lai? Thứ nhất trường hợp không phải nộp thuế vãng lai là hàng hóa được chuyển từ kho của công ty tại trụ sở chính của bên mua. Đây thực chất không phải là bán hàng vãng lai khác tỉnh nên không phải thực hiện đóng thuế vãng lai Thứ hai, các trường hợp liên quan đến thuế vãng lai là gì thì bạn có thể hiểu nó không phải là những việc làm như thông qua các loại máy sửa chữa dịch vụ cho các dự án thuộc địa phận của tỉnh. Đây là phục vụ cho nhu cầu của tỉnh trong việc sửa chữa mà không phải là hoạt động liên quan đến lắp đặt, thiết kế hay xây dựng. đây là một hoạt động không nằm trong danh sách các hoạt động không cần đóng thuế vãng lai. Thứ ba là các hoạt động liên quan đến bán hàng tại kho ngoài tỉnh là một trong những hoạt động phải cần đến thuế vãng lai. Nếu doanh nghiệp bán hàng hóa đang lưu trữ những các thông tin chức năng nhiệm vụ kinh doanh thuộc những địa phận ngoài tỉnh thì công ty hay doanh nghiệp đó sẽ tiến hành kê khai những tài sản và nộp thuế tại những trụ sở chính tại nơi mình đăng ký mà không cần phải đóng những khoản thuế vãng lai. Thứ tư là các hoạt động xây dựng ngoài tỉnh dưới 1 tỷ đồng thì chưa phải nộp thuế vãng lai. Điều này được quy định tại khoản 1 điều 2 tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC quy định về việc xây dựng những  công trình có giá trị hơn một tỷ mới phải nộp thuế vãng lai, còn lại các hàng khác khác có thể chỉ cần đóng thuế GTGT thông thường mà chưa cần đến thuế vãng lai. Các hoạt động liên quan đến việc cho thuê máy móc thì không pahir nộp thuế vãng lai. Khi bạn dùng máy móc của mình cho người khác từ tỉnh thành khác thuê thì không cần phải đóng thuế bởi đây là hoạt động liên quan đến sửa chữa mà chưa phải là hình thức hoạt động kinh doanh buôn bán. Hoạt động liên quan đến mua bán nguyên nhiên vật liệu trong địa phương của tỉnh cũng được miễn thuế vãng lai. Bởi vì đây là hình thức buôn bán trong tỉnh. Một trường hợp không phải nộp thuế vãng lai nữa đó là trường hợp nếu công ty cung cấp các dịch vụ thí nghiệm, bảo dưỡng các thiết bị trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh thì không cần đóng thuế vãng lai ngoại tỉnh nếu công ty đã tiến hành khai thuế đối với trụ sở chính. Ngược lại, công ty có thể yêu cầu trụ sở chính nơi mình vừa nộp thuế cấp giấy chứng nhận đã nộp thuế về nơi mình đang hoạt động theo từng lĩnh vực. Những trường hợp phải nộp thuế vãng lai Lắp đặt những công trình thiết bị kinh doanh ngoài tỉnh là một trong những trường phải nộp thuế vãng lai.  Nếu công ty ký hợp đồng và nhận cung cấp các hoạt động liên quan đến kinh doanh thì đó là một trong những hoạt động ngoài tỉnh cần phải nộp thuế vãng lai Thứ hai là trường hợp xây dựng thi công công trình ngoài địa phận tỉnh, làm các dự án liên quan đến việc lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoài tỉnh là các hoạt động liên quan đến việc phải nộp thuế vãng lai. Thứ ba, nếu các hoạt động xây dựng kinh doanh buôn bán ngoài tỉnh cộng gộp các hạng mục trở nên hơn 1 tỷ đồng phải nộp thuế vãng lai. Quy định này đã được tìm hiểu và ghi rõ tại công văn số 76825/ CT-HT ngày 4/12/2015. Nếu bạn thắc mắc những vấn đề này bạn có thể tra tìm công văn để tham khảo. Đây là một trong những quy định mới của nhà nước trong việc nộp thuế vãng lai. Trường hợp nếu bạn chuyển nhượng các hoạt động liên quan đến kinh doanh hay bất động sản, nếu dưới 1 tỷ vẫn phải đóng thuế vãng lai là 2%. Thứ tư là việc thuê mặt bằng để buôn bán hay kinh doanh sản phẩm hàng hóa phải nộp thuế vãng lai. Đây là hoạt động liên quan đến cá nhân hay doanh nghiệp trong khi mua bán hay thuê mặt bằng tại các tỉnh ngoại tỉnh nơi mình đang sống thì cần nộp các khoản thuế vãng lai theo tỷ lệ thuế vãng lai là 2%. Bên cạnh đó việc nộp nhầm thuế vãng lai đối với những doanh nghiệp sẽ không hề bị phạt. Nếu chẳng may nộp nhầm thuế vãng lai tại trụ sở chính, tuy nhiên quy định là nộp thuế vãng lai tại nơi bạn đang bán hàng ngoại tỉnh thì không thể coi đó là hình thức trốn thuế được. Do vậy doanh nghiệp cần xin và nhận văn bản của nơi trụ sở chính để nộp về nơi mình đang trực tiếp kinh doanh và nộp thuế vãng lai cho họ. Nếu doanh nghiệp có phát sinh tiền thuế thì cần nhập phải lập những hồ sơ và tờ khai liên quan đến việc nộp thuế. Với những tìm hiểu trên bạn đã biết thuế vãng lai là gì rồi đúng không. Vậy bạn có nằm trong số những doanh nghiệp đang phải đóng thuế vãng lai hay không? Trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp không biết những quy định, quy chế về việc thực hiện thuế vãng lai. Chính vì vậy một chút tìm hiểu của bạn về vấn đề này là không bao giờ thừa.    

Coi nguyên bài viết ở: Thuế vãng lai là gì? Những tìm hiểu mới nhất về thuế vãng lai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét