Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

Tất tần tật về nghiệp vụ kế toán bán hàng

Tất tần tật về nghiệp vụ kế toán bán hàng

Tìm hiểu chung về kế toán bán hàng và nghiệp vụ kế toán bán hàng Kế toán bán hàng là gì? Kế toán bán hàng là một trong những vị trí kế toán và có vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng… Vị trí kế toán bán hàng được xem là vị trí việc làm dễ dàng để xin việc nhất trong các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước. Vị trí này không đòi hỏi người ứng viên phải có quá nhiều kiến thức về nghiệp vụ cũng như các kỹ năng về nghề nghiệp. Do đó, đây chính là vị trí công việc rất phù hợp với nhiều đối tượng, từ các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm cho tới những người đã làm việc trong lĩnh vực này nhiều năm. Trước khi làm công việc này và để thực hiện công việc này thật tốt thì các bạn cần hiểu được thế nào là kế toán bán hàng? Vậy, kế toán bán hàng là gì? Kế toán bán hàng (có tên tiếng Anh là Sales Accountant) là một trong những vị trí việc làm đóng vai trò khá là quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh, buôn bán của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, các nhà hàng, khách sạn… Người kế toán bán hàng có nhiệm vụ phải ghi chép tất cả những công việc có liên quan tới nghiệp vụ bán hàng của các doanh nghiệp, bao gồm từ việc ghi chép hóa đơn bán hàng, sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, ghi chép cụ thể thuế giá trị gia tăng cần phải nộp, sổ chi tiết về hàng hóa… Những người kế toán bán hàng làm việc dưới sự chỉ đạo cũng như là giám sát của Kế toán trưởng hoặc Kế toán tổng hợp trong các doanh nghiệp. Vai trò của kế toán bán hàng Để có thể quản lý một cách tốt nhất các hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán, các doanh nghiệp thường sẽ có những công cụ quản lý tài chính cũng như nhân lực khác nhau. Trong đó, kế toán được coi là một trong những công cụ hữu hiệu nhất hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt động doanh nghiệp. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hội nhập và thương mại hóa, kế toán được xem là công cụ đắc lực không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu như kế toán sản xuất giữu vai trò quản lý chi phí của doanh nghiệp thì kế toán bán hàng lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý đầu ra của doanh nghiệp. Các con số của kế toán bán hàng có sự ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp, có vai trò quyết định đến các kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó trong kỳ kế toán. Kế toán bán hàng có vai trò quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đóng vị trí quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với các doanh nghiệp, chỉ khi bán được hàng hóa thì mới thu được số vốn và lãi để bù đắp vào những khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra, tạo điều kiện thuận lợi để có thể mở rộng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, nâng cao đời sống người lao động. Việc các kế toán bán hàng xác định chính xác các kết quả bán hàng chính là cơ sở xác định hiệu quả các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đối với nhà nước. Đồng thời giải quyết một cách hài hòa giữa những lợi ích về kinh tế của Nhà nước, tập thể và các cá nhân người lao động. Yêu cầu của kế toán bán hàng Như chúng ta đã khẳng định, bán hàng chính là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp. Vì thế, yêu cầu đối với các kế toán bán hàng cũng rất khắt khe. Các kế toán bán hàng cần phải giám sát chặt chẽ các hàng hóa được tiêu thụ đối với tất cả các phương tiện về: Số lượng hàng hóa Chất lượng hàng hóa Tránh các hiện tượng hư hỏng, mất hàng hóa, tham ô, sử dụng hàng hóa lãng phí, tính hợp lý của các khoản chi và sự phân bố hàng hóa… Các nhiệm vụ chính của kế toán bán hàng Cập nhật giá cả của tất cả các loại hàng hóa, quản lý các hóa đơn, chứng từ có liên quan đến các hoạt động bán hàng Thực hiện những nghiệp vụ kế toán bán hàng có phát sinh. Lập các hóa đơn bán hàng, báo cáo bán hàng có liên quan. … Nghiệp vụ kế toán bán hàng là gì? Nghiệp vụ kế toán bán hàng chính là các kỹ năng, phương pháp để thực hiện công việc chuyên môn của công việc kế toán bán hàng. Nghiệp vụ kế toán bán hàng sẽ là những cách thức làm việc giúp cho các bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ, chất lượng công việc được giao. Dưới đây sẽ là những nghiệp vụ, công việc mà các kế toán bán hàng cần làm: + Kế toán bán hàng có khả năng đánh giá, định nghĩa, phân loại các chứng từ theo nghiệp vụ kế toán phát sinh. + Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh. + Lên kế hoạch thu công nợ. + Sử dụng thành thạo những phần mềm máy tính, tin học văn phòng. + Có tinh thần trách nhiệm, sự cẩn thận và nhanh nhẹn, nhiệt tình với công việc. + Có khả năng tổng hợp, phân tích các báo cáo. Phân loại các nghiệp vụ kế toán bán hàng Kế toán bán hàng có rất nhiều mảng nghiệp vụ. Trong mỗi lĩnh vực, kế toán bán hàng sẽ có những nghiệp vụ riêng, không phải nghiệp vụ của các lĩnh vực đều giống nhau. Do đó, các bạn cần nắm vững các loại nghiệp vụ kế toán khác nhau, bao gồm: Nghiệp vụ kế toán bán hàng siêu thị Nghiệp vụ kế toán bán hàng đại lý Nghiệp vụ kế toán bán hàng xuất khẩu Nghiệp vụ kế toán bán hàng của Nhà hàng – khách sạn. Kế toán bán hàng cần những chứng từ gì?   Các nghiệp vụ kế toán bán hàng hóa cơ bản Để có thể thực hiện việc bán hàng và cung cấp các dịch vụ, các doanh nghiệp cần phải phát sinh những nghiệp vụ có liên quan, bao gồm: + Nghiệp vụ bán hàng theo báo giá của hợp đồng: Các kế toán có nhiệm vụ xuất phiếu xuất kho và hóa đơn cho các khách hàng theo báo giá cũng như hợp đồng đã giao kết. + Nghiệp vụ bán hang có chiết khấu thương mại: Bao gồm các định khoản: Ghi nhận doanh thu, ghi nhận giá vốn, ghi nhận chiết khấu thương mại. + Nghiệp vụ giảm giá bán hàng: Nhận lại hàng hóa bị trả lại, thanh toán. Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ kế toán bán hàng Kế toán bán hàng không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm, để có thể thực hiện việc bán hàng cũng như cung cấp các dịch vụ, các doanh nghiệp có phát sinh các nghiệp vụ liên quan. Sau đây sẽ là thông tin và hướng dẫn các bạn hạch toán nghiệp vụ kế toán bán hàng. Hạch toán nghiệp vụ kế toán bán hàng theo báo giá Khi có phát sinh nghiệp vụ kế toán bán hàng theo báo giá, thường thì các bạn sẽ có những hoạt động sau: Báo giá cho khách hàng. Yêu cầu khách hàng xuất hóa đơn và xuất kho hang hóa đã được khách hàng đặt mua. Lập phiếu xuất kho và chuyển cho Kế toán trưởng, giám đốc ký. Trường hợp khách hàng thanh toán ngay, các kế toán bán hàng sẽ xuất hóa đơn cho khách hàng. Kế toán bán hàng xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng theo hợp đồng Khi có phát sinh nghiệp vụ kế toán bán hàng theo hợp đồng, các hoạt động sau đây sẽ phát sinh: Sau khi nhân viên bán hàng xuất hàng cho khách hàng, kế toán bán hàng cần ghi nhận doanh số bán hàng và xuất hóa đơn cho khách hàng trong trường hợp khách hàng thanh toán ngay. Hạch toán nghiệp vụ kế toán bán hàng dịch vụ, chưa thu tiền Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng với các hàng hóa, dịch vụ chưa thu tiền, các hoạt động sau sẽ phát sinh: Nhân viên bán hàng sẽ đề nghị kế toán xuất kho khi có yêu cầu mua hàng từ khách hàng. Kế toán kho lập phiếu xuất kho, chuyển cho Kế toán trưởng và giám đốc ký. Kế toán bán hàng sẽ ghi nhận doanh số bán hàng của nhân viên bán hàng sau khi hàng đã được xuất và ghi sổ kho. Kế toán bán hàng xuất hóa đơn cho khách hàng. Mức lương của kế toán bán hàng Kế toán là vị trí không có quá nhiều yêu cầu về nghiệp vụ kỹ năng, vị trí kế toán bán hàng dễ dàng tìm kiếm việc làm. Vị trí kế toán bán hàng và các vị trí nhân viên kế toán khác cũng có mức lương ổn định. Với vị trí kế toán bán hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ có mức lương dao động từ 5 – 8 triệu/tháng. Tùy vào quy mô của từng doanh nghiệp và khối lượng công việc của các kế toán bán hàng này mà mức lương được trả sẽ có sự giao động. Kinh nghiệm làm kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp Các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp và mới đi làm sẽ gặp nhiều khó khăn, vất vả, và những lo lắng trong quá trình tìm kiếm việc làm. Những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp các bạn nhanh chóng hoàn thành tốt các công việc được giao. Kiểm tra, cập nhật các nghiệp vụ mua và bán hàng phát sinh một cách thường xuyên. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp các bạn tránh được tình trạng vào sổ kế toán thiếu nghiệp vụ. Lưu trữ cũng như sắp xếp lại các hóa đơn, chứng từ một cách cẩn thận. Các bạn tuyệt đối không làm mất hóa đơn thuế giá trị gia tăng. Xem kỹ xem khách hàng có thuộc vào đối tượng ưu tiên nào hay không để có thể làm báo giá kịp thời theo yêu cầu của khách hàng. Quản lý kỹ và chính xác thông tin của khách hàng, các loại sổ sách, hóa đơn, chứng từ. Cần phải theo dõi các khoản tạm ứng nội bộ để tránh sự sai xót, gây ra tăng khoản chi phí cho doanh nghiệp. Quản lý kỹ các công nợ, liên hệ với khách hàng, không để tình trạng khách hàng nợ quá lâu. Chăm sóc khách hàng bằng thái độ chu đáo và nhiệt tình. Như vậy, nghiệp vụ kế toán bán hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp. Do đó, các bạn cần tìm hiểu kỹ càng hơn về nghiệp vụ của kế toán bán hàng cũng như những điều cần chú ý khi làm kế toán bán hàng.  

Coi bài nguyên văn tại: Tất tần tật về nghiệp vụ kế toán bán hàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét