Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

11 dấu hiệu này cho thấy bạn là người có tố chất lãnh đạo

11 dấu hiệu này cho thấy bạn là người có tố chất lãnh đạo

  Thông thường mọi người vẫn thường nhầm lẫn cụm từ “lãnh đạo” thể hiện một chức danh, một vị trí hay một vai trò mang tính quyền lực cao. Thế nhưng trên thực tế, ý nghĩa của từ lãnh đạo còn rộng hơn thế rất nhiều. Nó là một sự tổng hợp từ nhiều những yếu tố khác nhau, cho nên thật khó để chúng ta đưa ra những định nghĩa chính xác, cụ thể cho từ “lãnh đạo”. Với riêng bản thân tôi, tôi quan niệm rằng, khả năng làm lãnh đạo tuyệt vời chính là một tập hợp những giá trị và thái độ cũng như niềm tin đối với cuộc sống. Từ đó một cá nhân hành động để điều hướng một cộng đồng đi  đến với thành công chung. Vì thế mà một người mang trong mình tố chất của một nhà lãnh đạo thì sẽ không phụ thuộc vào vị trí của họ ở trong xã hội hay trong tổ chức, doanh nghiệp đâu nhé.  Ngay sau đây, chúng tôi sẽ bật mý cho bạn về 14 tố chất quan trọng chứng minh rằng bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai do bạn có 1 trong 14 tố chất dươi đây. Khả năng về sự trao quyền Hiểu theo nghĩa lãnh đạo không phải có đặc quyền hay là một vị trí quyền lực. Lãnh đạo ở đây chứa đựng giá trị trách nhiệm. Trách nhiệm hàng đầu của người nắm quyền lãnh đạo chính là hướng dẫn, giúp đỡ những người xung quanh đạt được những điều mà họ mong muốn. theo nghĩa này, lãnh đạo không phải là một người đòi hỏi người khác phải phục tùng mình, phải làm theo những yêu cầu mà mình đưa ra. Một nghiên cứu đến từ ngôi trường  Đại học Penn State, Claremont McKenna đã chỉ ra rằng : những nhà lãnh đạo có khả năng trao quyền chính là những người có thể nuôi dưỡng ước mơ cũng như có khả năng tạo nên sự tự chủ ở trong công việc cho những người nhân viên của mình. Họ có thể dẫn dắt tập thể để đạt được nhiều điều thành công, và thúc đẩy từng cá nhân có cơ hội được phát triển nhiều hơn nữa. Người có trí tuệ - cảm xúc Trí tuệ - cảm xúc cũng chính là một đặc điểm hết sức quan trọng mà nhà lãnh đạo tốt nào cũng có và cần phải có. Nếu như không có yếu tố này thì những người dù có thông minh đến đâu, có tham vọng nhiều và tự tin và khả năng trình độ của mình đến đâu thì cũng chẳng thể nào thành công được khi làm một nhà lãnh đạo Theo như  Nhà tâm ký học cũng là  tác giả của cuốn “ Lãnh đạo – Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc”,   Daniel Goleman đã chỉ rõ rằng, con người ta có thể đứng vào mọi cấ bậc, mọi vị trí trong xã hội. Trí tuệ cảm xúc đóng vai trò vô cùng lớn đối với những vị trí mà họ đứng để khẳng định mức độ thành công của họ. Bởi vì trí tuệ cảm xúc có giá trị gấp hai lần yếu tố IQ của con người cũng như những kỹ năng chuyên môn trong việc mang đến một kết quả nổi trội. Người có tư duy logic Chúng ta đều biết, tư duy logic chính là nền tảng, là cơ sở của lý luận. Ở trong nghệ thuật để làm một nhà quản lý, lãnh đạo thì tư duy logic cùng với lý luận thường sẽ yếu thế hơn so với trực giác và sự cảm tính. Thế nhưng khả năng suy luậ cùng một lối tư duy chiến lược thì lại là một nền tảng vững chắc để giúp bạn tạo ra được kết cao cũng như sự thành công mong đợi Người luôn đặt ra những câu hỏi: tại sao? Theo một vài nghiên cứu thì có tới khoảng 70% lực lượng trong lao động của đất nước Mỹ không thể gắn kết được với công việc họ đang đảm nhận. vậy thì vấn đề nằm ở đâu? Đó liệu có phải là do cảm hứng hay không bởi vì cảm hứng thường là sợi dây kết nối trong mọi trường hợp. Theo tác giả của cuốn sách được bán chạy nhất ở trên toàn cầu :Bắt đầu với câu hỏi tại sao, Simon Sinek, ông đã giải thích rằng Khách hàng sẽ không mua những gì bạn làm ra mà họ mua những lý do để bạn làm ra chúng. Dù cho các bạn có đang muốn thay đổi xã hội hoặc là xây dựng nên một doanh nghiệp, một công ty thì chúng ta cũng cần tới những người ủng hộ. Những nhà lãnh đạo tài ba có thể sử dụng chính câu hỏi “tại sao? Vì sao?” để tìm được những nhân tài thực sự, những người tin tưởng vào chính bản thân mình. Thông qua đó nhà lãnh đạo sẽ yên tâm truyền cảm hứng để cho những người đó có thể hành động Có khả năng tập trung vào giải pháp Khả năng tập trung vào những vấn đề về giải pháp mà không phải là tính vấn đê chính là một trong những điểm để chúng ta có thể phân biệt được nhà lãnh đạo tài ba với một người bình thường. Người sáng lập ra Ford Motor, Henry Ford đã nói rằng: chúng ta luôn luôn đúng dù cho chúng ta có đang nghĩ rằng mình có thể làm dược hay không thể thực hiện được một công việc, việc làm nào đó.  Những người được đánh giá là một nhà lãnh đạo lớn khi họ luôn dành thời gian để có thể tìm kiếm ra những cách thức để giải quyết vấn đề sao cho hiệu quả chứ không phải là ngồi đó để hỏi vấn đề là gì. Những người có tinh thần không ngừng học hỏi Sự phát triển của trí tuệ là vô tận. Nó được hình thành và phát triển ngay từ khi cong người được sinh ra và chỉ dừng lại hoàn toàn khi con người về với cõi vĩnh hằng. Đây là niềm tin của một nhà khoa học vĩ đại thuộc hàng nhất của thế giới, Albert Einstein. Niềm tin này cho chúng ta thấy rằng, việc học hỏi là chuyện cả đời. đó chính là một trong những phẩm chất, những đứng tính quan trọng bậc nhất mà nhà lãnh đạo muốn tốt hơn thì đều cần phải có. Tinh thần học hỏi suốt đời sẽ giúp cho con người nắm bắt kịp thời mọi xu thế và luôn bước kịp với cỗ máy thời gian. Khi ý thức rất tốt về tinh thần không ngừng học hỏi cũng đồng nghĩa rằng con người đang tích lũy cho chính mình một khả năng thách thức cao những giả định thuộc hiện tại và có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đắt giá từ sự thành công Người luôn giúp đỡ người khác Tố chất lãnh đạo không phải là sự độc đoán và độc quyền mà là biết giúp đỡ người khác để họ trở nên tốt hơn. Một nhà lãnh đạo giỏi giang thì đều mong muốn có thể tạo ra được nhiều nhà lãnh đạo giỏi hơn nữa. Điểu mà người lãnh đạo giỏi luôn muốn ưu tiên hàng đầu chính là có thể phát triển mức độ chuyên nghiệp của các thành viên ở trong tập thể, trong đoàn nhóm của mình. Lúc nào họ cũng ước mơ xây dựng nên một tập thể có sức mạnh to lớn và có khả năng làm việc một cách đoàn kết để tạo ra những kết quả xuất sắc nhất.   Người có lối tư duy khác biệt Những người làm lãnh đạo giỏi vẫn thường  đưa ra những thách thưc thực trạng.Họ luôn đi ngược lại hoặc phá vỡ đi những trật tự tự nhiên của vấn đề để có thể tìm ra được nhiều cách thức mới mẻ, có tính chất đột phá để nhằm giải quyết tốt các vấn đề trước mắt. Sự thành công của họ đến từ tinh thần luôn luôn sẵn sàng đặt ra những câu hỏi, khả năng dám phê bình và tự phê bình. Đồng thời họ còn có thể sẵn sàng tạo nên những sự đổi thay khi cần thiết, miễn sao họ biết rõ rằng điều đó có thể giúp cho họ và đội ngũ có thể tiến mạnh mẽ về phía trước.   Những người luôn biết đi theo sau để học hỏi Không phải tự nhiên người ta có thể trở thành một nhà lãnh đạo đâu nhé. Mặc dù bạn là người có những tố chất làm lãnh đạo thì tố chất chỉ có thể trở thành hiện thực nếu như bạn bồi đắp thêm cho nó những giá trị thiết thực từ việc học hỏi những người lãnh đạo đi trước, giỏi giang. Học hỏi một cách chủ động và độc lập, từ đó có thể đưa ra những lời phê bình và tự phê bình mang tính chất xây dựng. Quan trọng nhất vẫn là họ có thể hoàn thành được nhiệm vụ của bản thân mình một cách xuất sắc khi ở những vị trí và cấp bậc cao hơn mà chẳng cần phải có sự hiện diện của nhà lãnh đạo đi trước. Tài năng lãnh đạo hình thành từ việc đi theo những người giỏi hơn. Một người biết cách theo sau không phải là một con cừu hay một người ba phải. Họ là những người chủ động, độc lập, biết đưa ra những phê bình mang tính xây dựng. Quan trọng hơn cả, họ có thể hoàn thành nhiệm vụ ở cấp bậc cao hơn mà không cần sự hiện diện của nhà lãnh đạo.  Người biết nghe nhiều hơn nói Nếu như cứ nói liên tục bạn sẽ được nhắc đến là một người luôn thao thao bất tuyệt chứ không phải là một người biết học hỏi. Và cũng chẳng thể học hỏi được điểu gì từ việc nói liên tục mà không có sự lắng nghe. Lắng nghe sẽ mang đến cho chúng ta có thể hình dung được một bức tranh toàn cảnh trong giải quyết vấn đề, từ đó có thể giúp cho các bạn có dược khả năng nhìn nhận vấn đề một cách bao quát hơn. Người biết cách giao tiếp hiệu qủa Đương nhiên nói đến tố chất lãnh đạo thì không thể không nhắc tới yếu tố giao tiếp. Khả năng về giao tiếp cũng như làm lãnh đạo luôn luôn song hành cùng với nhau. Dù đối phương của chúng ta ở cấp bậc cao, hoặc chúng ta đang cần những nguồn cảm hứng tốt nhất để hành động thì khả năng giao tiếp sẽ chỉ dẫn để chúng ta có thể quản lý mọi việc tốt nhất.   Như vậy, tố chất lãnh đạo có thể được trau dồi .Nếu như không trau dồi thì tố chất cũng chỉ nằm mãi trong con người bạn mà không thể phát huy được hết khả năng và bộc lộ chúng.

Coi nguyên bài viết ở: 11 dấu hiệu này cho thấy bạn là người có tố chất lãnh đạo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét