Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Việc làm ngành nào đang gặp khó khăn về mặt nhân sự?

Việc làm ngành nào đang gặp khó khăn về mặt nhân sự?

Việc làm trong ngành ngân hàng Trong quan niệm trước đây, ngành ngân hàng vốn được xem là một ngành nghề rất hot, có sức hấp dẫn và thu hút mạnh mẽ nhiều bạn trẻ. Nhưng ngày nay, tình thế đã có sự thay đổi lớn. Theo như khảo sát mới nhất được trường Đại học FPT thực hiện với hơn 20 ngàn học sinh thì chúng ta thấy rằng, số lượng thí sinh có mong muốn thi vào và học trong ngành tài chính – ngân hàng đã giảm đi ( Bắt đầu giảm từ năm 2012). Những người đi học đã sớm nhận ra được sự biến đổi của bức tranh trong sắc tối tăm của một nền tài chính  - ngân hàng. Ở trong bức tranh đó, những cơ hội tìm việc làm sẽ có nhiều khó khăn hơn. Kết quả nghiên cứu đến từ một trang web về tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam cho thấy rằng nếu như trong năm 2010, ngành ngân hàng đã giảm 14% nhu cầu về nhân lực thì sau đó một năm, 2011, ngành đứng trong top 5 những ngành nghề có nhu cầu về tuyển dụng nhân sự ở mức độ thấp nhất. Theo sự theo dõi thống kê từ đầu năm 2012 cho tới nay, ngành Ngân hàng – tài chính có mức độ giảm về nhu cầu nhân lực khá mạnh, giảm khoảng 36%, là một trong 5 ngành nghề việc làm có mức độ giảm nhu cầu lớn về nguồn nhân lực. Chẳng những giảm hẳn về nhu cầu tuyển dụng mà từ 2 nắm trở về đây, nhiều ngân hàng còn phải thực hiện chủ trương chính sách cắt giảm nhân sự mạnh mẽ.Trên toàn cả nước nói riêng và Thế giới nói chung. Con người đã phải chứng kiến những động thái hết sức mạnh mẽ trong việc sa thải nhân viên làm trong ngân hàng, hàng loạt những cái tên tiêu biểu mạnh tay thực hiện chính sách cắt giảm nhân sự như:  Morgan Stanley, Credit Suisse, HSBC, Goldman Sachs, Deustche Bank,... Riêng tại Việt Nam thì có Ngân hàng Phương Đông ( Ocean Bank ) đã tiến hành chấm dứt hợp đồng làm việc với hơn 200 nhân viên làm bảo vệ. Theo như lý giải của nhiều người chuyên gia về sự báo thì tình trạng dư thừa về nguồn cung ứng lao động ở trong ngành ngân hàng sẽ còn tiếp tục gia tăng ở trước xu hướng sáp nhập, mua bán, chuyển nhượng quyền kinh doanh của các ngân hàng. Gần đây thì thị trường đã ghi nhận rất nhiều những biến động về nhân sự một cách mạnh mẽ, điển hình nổi bật lên về sự biến động đó chính là ở ngân hàngHabubank và Sacombank bởi các ngân hàng này vừa mới có những thay đổi về chủ hở hữu mới Không chỉ có vậy, đứng trước xu hướng của sự chuyển đổi hình thức của các ngân hàng, củ thể là chuyển đổi từ Ngân hàng thương mại sang hình thức Ngân hàng đầu từ thì đặc biệt nhu cầu về nhân sự tại đây càng có nguy cơ giảm mạnh. Nhất là khi các ngân hàng đều đã thắt chặt hơn nữa về những chính sách tăng trưởng và trước dự báo rằng, mức độ tăng trưởng của những ngân hàng theo dự báo thì sẽ chậm hẳn lại. Điều này đồng nghĩa với mức lương và thưởng cùng các chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên còn đang làm việc không được hậu hĩnh như thời gian trước đó – thời kỳ hoàng kim của ngành ngân hàng.  Đây chính là những lý do vì sao các chuyên gia tư vấn về nhân sự lại đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ nên suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định chọn lựa việc làm trong ngành tài chính – ngân hàng Việc làm trong ngành chứng khoán Ngành chứng khoán cũng không tránh khỏi cơn sốt bị thất sủng và gặp khó khăn trong việc điều phối nguồn nhân lực.  Gống như ngành ngân hàng vậy, ngành chứng khoán vốn từng là một trong top những ngành hot và thời thượng nhất tại thị trường Việt Nam. Ở thời điểm những năm 2006-2007, số lượng công ty về chứng khoán đã lũ lượt mọc lên như nấm sau cơn mưa vậy, từ đó kéo theo việc gia tăng ồ ạt nhu cầu về tuyển dụng nhân sự . Thế nhưng tính tới năm 2008, thời điểm mà thị trường của chứng khoán bắt đầu có biểu hiện của sự tụt dốc thì hoạt động của những công ty chứng khoán cũng trở nên bế tắc hơn. Có tới hơn 100 công ty chứng khoán đã đứng trước thêm phải tranh giành nhau một miếng bánh thị phần ngày một thu hẹp. Kết quả là, nhiều công ty chứng khoán đã phải cắt bớt đi các nghiệp vụ chứng khoán của mình, buộc phải đóng cửa nhiều phòng giao dịch và những chi nhánh của họ. Tất cả mọi hoạt được đi theo xu hướng của sự cầm chừng. Cho đến tận thời điểm này, ước tính chỉ còn khoảng chừng ¼ trong tổng số những Công ty chứng khoán là thực sự sống sót qua cơn bão khủng hoảng. Nhiều những công ty còn lại phải đối mặt với nhiều số mệnh khác nhau. Hoặc là thoi thóp, hoặc là chính thưc sụp đổ trong im lặng. Đứng trong bối cảnh đầy nóng hổi đó, nhiều người hoạt động ở trong việc làm ngành chứng khoán, tính bao gồm từ người nhân sự cấp cao cho tới những người nhân viên cấp thấp đều phải trải qua chuyện cắt giảm lương, bỏ thưởng hoặc hạ thấp mức thưởng xuống, may mắn không phải bị nằm trong diện cắt giảm nhân sự thì cũng phải chịu sự điều chuyển công tác. Và đương nhiên như thế chưa phải là điều tồi tệ, tồi tệ nhất chính là phải hứng chịu chính sách cắt giảm nhân sự. Có rất nhiều người đang làm trong ngành chứng khoán, do bị tác động trực tiếp từ việc cắt giảm nhân sự đã phải tìm kiếm cho mình một hướng đi mới. Họ có thể chuyển qua một công ty chứng khoán khác. Những người bị ảnh hưởng tới lương hay vị trí công việc không chấp nhận điều đó thì có thể chuyển sang làm việc tại một công ty chứng khoán “bề thế” hơn nếu như họ là những người thực sự có năng lực. Việc lựa chọn một vị trí việc làm trong ngành vẫn là điều có thể trong tình thế ngành chứng khoán gặp khó khăn về việc sử dụng nguồn nhân sự Những dư chấn về sự suy giảm của ngành chứng khoán  vẫn còn có những sự tác động vô cùng mạnh mẽ tới ngành chứng khoán mãi về sau này. Nhiều khóa sinh viên tốt nghiệp ngành này gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm tại những môi trường làm việc của ngành chứng khoán. Trong các công ty chứng khoán thì những cuộc sàng lọc mạnh mẽ, gay  gắt về vấn đề nhân sự vẫn còn đang diễn ra, vấn đề về nhân sự chưa đi vào bình ổn. Còn với những người hiện đang còn làm việc tại các công ty chứng khoán cũng còn đang phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề từ việc thu nhập sụt giảm. Họ phải chịu áp lực về việc tăng doanh số trong khi thị trường thì quá đỗi ảm đạm với biết bao giao dịch còn lèo tèo. Việc làm trong ngành bất động sản Cùng chung một cảnh ngộ bị thất sủng về nhân sự, đó chính là việc làm trong ngành bất động sản. Gần đây theo những báo cáo được trình lên Đại hội cổ đông của công ty Khang Điền – một trong những công ty hoạt động về ngành bất động sản cho hay, một trong nhiều giải pháp về cơ cấu lại những hoạt động trước tình hình khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung chính là thực hiện cắt giảm nhân sự. Dựa theo đó, những số lượng người nhân viên ở trên toàn bộ hệ thống của ngành bất động sản tính đến cuối năm 2011 chỉ còn chưa tới 100 người, đã giảm tới con số gần 30% so với cuối năm 2010. Không chỉ công ty này mà còn rất nhiều công ty khác chạy vào quỹ đạo thực thi chính sách tinh giảm nhân sự trong toàn hệ thống của họ. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực bất động sản đều tìm nhiều cách để có thể cắt giảm nhân sự hiệu quả nhằm đảo bảo cho sự hoạt động duy trì của công ty trong mức có thể. Chỉ trong năm 2008, công ty địa ốc Phúc Đức đã tiến hành 4 đợt cắt giảm nhân sự. Họ chỉ giữ lại một số bộ phận chủ chốt như quản lý dự án, ban tư vấn,... và giữ lại những người nhân viên ưu tú nhất mà thôi. Và mảng vị trí việc làm môi giới bị cắt giảm nhiều nhất. Trong các đơn vị về xây dựng, vấn đề cắt giảm nhân sự vẫn diễn ra một cách mạnh mẽ. Ngay cả những công ty ngoại cũng tương tự như vậy. Từ phía đơn cử, một công ty của Hà Quốc ( Công ty GS E&C ) đã phải tinh giảm một lượng rất lớn nhân sự, chỉ có duy trì việc tuyển dụng kỹ sư làm việc tại thực tế công trường. Bởi vì công ty hiện tại đang cần kíp tới những người như vậy. Hầu hết mọi giới chuyên gia về nhân sự đều đồng tình với việc cắt giảm nhân sự. Chính vì không bán được nhiều hàng, không có những ghi nhận tích cực về mảng doanh thu cho nên các doanh nghiệp bất động sản đều phải làm sao để có thể tinh gọn nhất bộ mát nhân sự để có thể tiết kiệm chi phí, giảm đi đáng kể những lượng chi phí không cần thiết vì trong cơ chế thị trường hiện tại cần nguồn vốn duy trì để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định. Nhiều doanh nghiệp vẫn không chủ chương thực hiện chính sách cắt giảm nhân sư thế nhưng có nhiều nhân lực vẫn tìm  cách để ra đi. Bởi vì căn bản trong cơ chế khó khăn của thời đại công ty đó không thể mang đến những chế độ tốt cho nhân viên nên họ ra đi để tìm kiếm cho mình những cơ hội phát tốt hơn.

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Việc làm ngành nào đang gặp khó khăn về mặt nhân sự?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét