Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Làm gì để trở thành một chuyên viên tư vấn thành công

Làm gì để trở thành một chuyên viên tư vấn thành công

Là một người chuyên viên tư vấn tuyển dụng thì có nghĩa là bạn phải biết cách cân bằng doanh số, những dịch vụ khách hàng cũng như rèn luyện kỹ năng quản lý tốt tất cả mọi thứ. Làm nghề này, bạn cần phải đầu tư thời gian lớn, năng lượng nhiều với tâm thế luôn luôn sẵn sàng. Chúng ta luôn có một số cách hay để giúp bạn luôn đảm bảo được rằng bạn đang làm việc một cách có hiệu quả khi ở vị trí công việc này. Hãy cùng nhau tìm hiểu với nội dung bài viết dưới đây nhé. Xây dựng mạng lưới tuyển dụng nhân sự một cách chuyên nghiệp Có rất nhiều người chuyên viên tư vấn tuyển dụng tuổi còn trẻ thường dễ mắc phải sai lầm khi mà họ luôn cố gắng để làm bạn với rất cả mọi công ty hay là những người ứng viên tiềm năng. Điều đó có thể khiến cho bạn mất đi sự tin tưởng từ chính những nguồn tiềm năng dó và nguy cơ cao hơn là bạn có thể làm mất đi được một nguồn ứng viên lớn khi không tập trung cho nhiệm vụ công việc chính, cũng không rèn luyện cho bản thân mình những kỹ năng hành nghề cần thiết và quan trọng. Vậy nên thay vì kết thân một cách tràn lan, bạn nên hướng tới xây dựng mô hình một mạng lưới tuyển dụng chuyên nghiệp. Ở đây hình thức chuyên nghiệp không nhất thiết phải là sự gò bó bản thân phải đi thật sự tuần tự các bước tuyển dụng. Bởi vì chắc gì quy trình đó đã thực sự hiệu quả đối với thời đại này hay bất cứ một giai đoạn việc làm nào đó.  Bạn cần phải nắm bắt được những yếu tố quan trọng và linh hoạt vận dụng nó vào trong mô hình tuyển dụng của mình. Đồng thời cũng nên hiểu rằng, sự  chuyên nghiệp không phải là mở rộng quá đà những mối quan hệ để hòng tìm kiếm đa dạng khách hàng là ứng viên và công ty. Bạn nên cố gắng tìm hiểu thật kỹ mỗi một đối tượng mà mình nhắm đến. Phân tích và đưa đối tượng khách hàng vào những sự tương quan phù hợp để có được sự tư vấn tốt nhất.   Chỉ tập trung vào thái độ làm việc của cá nhân Nhiệm vụ của những người chuyên viên tư vấn tuyển dụng là phỏng vấn và phỏng vấn. Công việc này khiến họ phải tập trung toàn bộ thời gian công sức mỗi ngày. Rất khó để giữ được một thái độ thực tế và tích cực trong suốt một ngày dài làm việc vì phải đối mặt với quá nhiều kiểu người, trong khi đó không phải ai cũng có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Nhưng việc giữ cho mình một tâm trạng thoải mái và thái độ tích cực chính là điều hết sức quan trọng để có thể thực hiện nhiệm vụ phỏng vấn, thương lượng, trao đổi một cách hiệu quả. Có một bí quyết cô cùng hữu ích mà chúng tôi muốn khuyên bạn áp dụng. Bạn nên đến với công việc của mình bằng một tâm thế sẵn sàng và năng động. Hãy phát huy cao độ khả năng lắng nghe bởi vì lăng nghe là phương pháp nhanh nhất giúp bạn nắm bắt được tâm lý của khách hàng, bất kể vị khách đó là nhà tuyển dụng hay là ứng viên. Đồng thời đừng quên việc tạo ra những động lực để cho khách hàng của bạn có thểm quyết tâm chiếm lĩnh những giới hạn. Việc làm chuyên viên tư vấn tuyển dụng Bộ phận hành nghề nhân sự nói chung và người chuyên viên tư vấn tuyển dụng nói riêng luôn nắm giữ vai trò hết sức quan trọng. Thông thường vai trò đó đều là những vai trò về xã hội, vai trò đánh giá, kết nối.  Vì thế nếu bạn chỉ tập trung vào riêng thái độ của cá nhân mình, không mở rộng giao tiếp và tỏ rõ sự thân thiện đối với những người khác và với người nhân sự mới thì rất khó để bạn làm tốt những điều này. Luôn làm việc chăm chỉ Sự chăm chỉ cần cù là chất xúc tác để thúc đẩy chúng ta nhanh chóng vươn tới những mục tiêu đã đặt ra. Nhất là khi mới bắt đầu một công việc nào đó, nhất thiết bạn nên làm việc chăm chỉ. Vì thứ nhất bạn sẽ có thể nhanh chóng hòa nhập với mọi người và công việc; thứ hai, sự chăm chỉ sẽ có thể giúp bạn tạo được thiện cảm với mọi người xung quanh và đặc biệt là ghi điểm trong mắt của sếp.  Có lẽ hiểu được giá trị lợi ích to lớn của tác phong làm việc chăm chỉ cho nên một số ít người chuyên viên tư vấn tuyển dụng khi mới chân ướt chân ráo bước vào nghề này đã không ngừng nỗ lực và làm việc chăm chỉ. Họ có thể làm việc khoảng 40 tiếng đồng hồ mỗi tuần. Khi chúng ta lên danh sách những người ứng viên tiềm năng và các mối quan hệ tiềm năng cũng như khách hàng thì cần phải sử dụng tới rất nhiều thời gian để có thể nghiên cứu thật kỹ sau đó mới đi tới quyết định liên hệ. Vậy cho nên ngoài nhiệm vụ mô tả công việc và phỏng vấn những người ứng viên, sắp xếp các lịch hẹn phỏng vấn ta thì chúng ta cần phải trau dồi rất nhiều kiến thức không chỉ riêng gì kiến thức chuyên môn Chuyên viên tư vấn tuyển dụng nhân sự Khi bạn đã có thể phát triển tốt và rộng rãi mạng lưới khách hàng cùng những người ứng viên tiềm năng thì cũng là lúc bạn nên mở rộng việc tìm kiếm những nguồn khách hàng mới sao cho phù hợp. Chỉ khi nào bạn xây dựng được một nguồn khách hàng, ứng viên có được những tiêu chí phù hợp tìm đến bạn một cách thường xuyên thì bạn mới có thể cắt giảm bớt đi quỹ thời gian để tập trung nhiều hơn cho nhiệm vụ tìm kiếm những dự án mới mẻ, nắm bắt những hợp đồng “béo bở”. Nên tập trung phát triển tốt đẹp những mối quan hệ trong công việc Không phải là tự kiêu nhưng bạn cũng nên tự mình tiếp thị cho chính bản thân mình với những doanh nghiệp mà bạn hướng tới và đặt niềm tin về sự thành công ở trong đó, bạn cũng tự tin vào khả năng của mình có thể giúp cho họ tìm kiếm được những nguồn ứng viên hết sức thường xuyên cho công ty, doanh nghiệp đó. Thế nên hãy tập trung cho việc xây dựng những nhóm nhân viên tiềm năng, xem xét họ dựa vào những ý kiến phản hồi của khách hàng để có thể làm cho những doanh nghiệp đối tác của bạn cảm thấy hài lòng về sự cung cấp chất lượng của bạn. Có như vậy, họ mới mong muốn hợp tác lâu dài với bạn được và luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn những danh sách về vị trí việc làm đang cần phải tuyển dụng mới. Chúng ta nên giao tiếp cởi mở và duy trì sự xuất sắc Chằng có điều gì tốt hơn việc bạn trở nên chuyên nghiệp và thể hiện được sự chuyên nghiệp đó cho những khách hàng doanh nghiệp nhìn thấy. Thế nên hãy xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp đó ngay từ những hành động nhỏ nhất như chuyên nghiệp trong suốt quá trình bạn gọi điện thoại, phỏng vấn email. Rất nhiều người chuyên viên tư vấn tuyển dụng đã phải vật lộn rất vất vả trong vấn đề làm sao để cân bằng được việc giữ liên lạc với ứng viên mà lại không tạo ra áp lực cho họ   Đồng thời bạn cũng có thể kiểm tra khách hàng là doanh nghiệp, công ty để xem xét thêm nếu như cần thiết. Nếu như bạn cũng đang cố gắng đi tìm kiếm việc làm cho người hiện đang có công việc rồi thì công việc tại một công ty nào đó có thể sẽ thay đổi mỗi tuần, mỗi tháng. Điều đó  sẽ khiến cho bạn dần bị mất uy tín trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng. Thế nên, chúng ta cần phải cân nhắc thật cẩn trọng  khi mà giới thiệu cho những công ty khách hàng nguồn ứng viên chất lượng, đảm bảo uy tín về mặt trình độ chuyên môn lẫn sự gắn bó lâu dài. Hãy lên lịch để gặp gỡ và phỏng vấn nếu như bạn thực sự muốn có được cái nhìn sâu sắc hơn nữa về người ứng viên tiềm năng. Sử dụng nhiều cách để đánh giá theo cách riêng của bạn Công việc Chuyên viên tư vấn tuyển dụng Dù là phát triển việc làm mang tính cá nhân nhưng bạn vẫn cố thể nhờ tới sự trợ giúp của những nguồn lực ở xung quanh.  Có nhiều cách mà dễ dàng thực hiện hơn cả có lẽ là bạn nên  khuyến khích nhân viên trong công ty của mình thể hiện những sự đánh giá những vị trí tuyển dụng bạn đang đảm nhận bằng lời nói hay từ ngữ. Đồng thời cung cấp thông tin về việc làm cũng như cách phát triển mạng lưới trang web riêng của bạn để có thể chia sẻ những tin tức tuyển dụng ở trên đó sao cho hiệu quả. đây chính là một cách để chúng ta có thể tự mình phát triển rộng mở những mối liên hệ, đồng thời cách nhìn nhận của chúng ta cũng trở nên khách quan hơn nhiều. Như vậy, với những lời khuyên được đưa ra ở trên đây , những chuyên viên tư vấn nhân sự sẽ có thể phát triển dễ dàng hơn sự nghiệp của mình, đưa sự nghiệp vươn tới những đỉnh cao mới. Hy vọng các bạn sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội phát triển bản thân.

Coi bài nguyên văn tại: Làm gì để trở thành một chuyên viên tư vấn thành công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét