Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Những lời khuyên khi bạn mới bước chân vào nghề nhân sự

Những lời khuyên khi bạn mới bước chân vào nghề nhân sự

Tìm hiểu chung về nghề nhân sự Quản lý nhân sự là gì? Con người là một nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của tất cả các tổ chức, công ty hay doanh nghiệp. Do vậy việc khai thác thật tốt những nguồn lực này có thể giúp phục vụ một cách hiệu quả trong việc phát triển và quản lý doanh nghiệp.  Để quản lý tốt nguồn lực thì nhất thiết những nhà quản lý nhân sự phải có sự hiểu biết thấu đáo về con người trên nhiều khía cạnh và phưng diện khác nhau, luôn đặt con người trở thành một yếu tố trung tâm trong tất cả mọi yếu tố khác. Vị trí đa dạng trong nghề nhân sự Khi tham gia vào nghề nhân sự có rất nhiều vị trí công việc cho bạn lựa chọn. Đối với một công ty, tổ chức nhỏ thì thường bộ phận làm về nhân sự có thể sẽ giải quyết tất cả các khía cạnh trong mọi vấn đề về nhân sự. Nó đòi hỏi những người phụ trách công việc phải có một vốn kiến thức tộng lớn. Vậy thì những vị trí nào trong nghề nhân sự thường được con người quan tâm và theo đuổi. Chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một vài vị trí trong ngành nhân sự nhé. -Vị trí Giám đốc nhân sự: giám đốc nhân sự có thể nắm quyền giám sát một vài bộ phận. Thế nên đòi hỏi người giám đốc nhân sự phải có kinh nghiệm tốt về quản lý nhân sự, có chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động nhân sự về một lĩnh vực nào đó. Chẳng hạn như trong mảng việc làm, trong mảng đảm bảo lợi ích , mảng bồi thường, mảng phát triển và đạo tạo hoặc xây dựng các mối quan hệ trong đội ngũ nhân viên. - Vị trí nhân viên tuyển dụng nhân sự: công việc thực hiện là tuyển dụng, sắp xếp công việc, phân chia các việc làm cho những người nhân viên trong công ty. Người nhân viên tuyển dụng sẽ giúp duy trì những mối liên hệ cần thiết trong tập thể công ty với cộng đồng, như trong những trường  đại học cao đẳng để tìm ra những người ứng viên có triển vọng cho công việc. Trong công tác tuyển dụng họ còn phải tiến hàng hàng loạt các khâu để đảm bảo công việc tuyển dụng hiệu quả. Từ bước sàng lọc hồ sơ ứng viên, tiến hành phỏng vấn và đôi khi sẽ còn phải kiểm tra lại các ứng viên tiềm năng. Ngoài nhiệm vụ đó ra thì họ cũng giải quyết những vấn đề có liên quan tới sự công việc về mặt quyền lợi giữa những người nhân viên hoặc là giữa những cơ hội có thể thăng tiến của những người nhân viên ở trong công ty lớn. Nhà nhân sự tuyển dụng cũng kiểm tra và giải quyết mọi sự phàn nàn, đưa ra những phương hướng giải quyết cũng như sự can thiệp cần thiết. Tương tự, người phỏng vấn viên sẽ giúp kết nối những yêu cầu của doanh nghiệp, công ty với những người ứng viên tìm việc có đầy đủ tiêu chuẩn tuyển dụng. - Vị trí nhân viên lương thưởng: họ quản lý hệ thống về tiền lương cũng như những khoản tiền có liên quan tới vẫn đề về thu nhập của người lao động. Nhân viên lương thưởng sẽ lập ra kế hoạch nhằm chăm lo cho đời sống cảu nhân viên, có thể quản lý những hợp đồng lao động hay là hồ sơ nhân viên , quản lý một hệ thống những đánh giá các hoạt động , chế độ khen thưởng ... Tất cả những công việc này đều hướng tới mục đích đảm bảo tính chất công bằng và giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi cũng như gắn kết được mối quan hệ của họ lại với nhau, tạo ra tính chất phù hợp và khối đại đoàn kết lớn cho doanh nghiệp, công ty hay tổ chức. Còn một khía cạnh khác của vị trí này đó chính là lĩnh vực quản lý lương bổng, quản lý những vấn đề không chỉ về lương mà còn về những chính sách bảo hiểm và trợ cấp lương hưu. - Vị trí chuyên gia phân tích. Họ thực hiện việc phân tích công việc , tiến hành thực hiện theo những sự chỉ đạo của từ các chương trình đối với các công ty. Người chuyên viên phân tích có thể thu thập , kiểm tra các thông tin cụ thể chi tiết đối với yêu cầu công việc, từ đó chuẩn bị để tạo nên một bản mô tả công việc phù hợp, hoàn hảo. Bản mô tả công việc đó sẽ giải thích được những yêu cầu nhiệm vụ , đào tạo cũng như những  kỹ năng cần cho công việc. Mỗi khi công ty đưa đến một công việc mới , xem xét lại những công việc hiện đang tồn tại thì chắc chắn công ty sẽ cần phải nhớ tới kiến thức chuyên môn của những nhà phân tích. Những người chuyên gia phân tích  về mảng ngành nghề như vậy thường làm việc tại những doanh nghiệp và công ty lớn. Những người này thường quan tâm tới những hệ thống phân loại ngành nghề , đồng thời nghiên cứu về những sự tác động của ngành nghề cũng như xu hướng nghành nghề tới những mối quan hệ giữa những người nhân viên và công ty. Ngoài ra, người chuyên viên phân tích còn có thể làm việc liên lạc thuộc bộ phận kỹ thuật giữa công ty họ với những công ty khác... - Nhân viên quản lý dự án còn được gọi là người quản lý về phúc lợi của nhân viên trong công ty. Họ sẽ chịu trách nhiệm về nhiều chương trình, bao gồm từ an toàn nghệ nghiệp, các tiêu chuẩn về sức khỏe, đảm bảo kiểm tra y tế, thực hiện những hoạt động trợ giúp và an toàn về máy móc, dịch vụ lương thực thực phẩm, nghỉ ngơi, giải trí. Họ ghi nhận mọi sự đề xuất đến từ người nhân viên và chăm sóc mọi người trong công ty. Nói chung để bước chân vào nghề nhân sự, dù ở trong việc làm nào đi chăng nữa thì bạn cũng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Thế nên, chúng ta cần phải chuẩn bị nhiều thứ để hỗ trợ phát triển kỹ năng tốt nhất khi bước chân vào nghề. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng để bạn có thể phát triển kỹ năng của mình. Không ngừng học, học nữa, học mãi! Không giống với những ngành nghề khác đòi hỏi cao về yêu cầu mức độ độ am hiểu về mặt nghiệp vụ chuyên môn thì nghề nhân sự lại đòi hỏi kiến thức đa dạng về mọi lĩnh vực. Từ phương diện chính trị, pháp luật, kinh doanh cho tới xã hội. Bởi vì tính chất của nghề này là một nghề không có sự giới hạn nên người  trong ngành vẫn luôn phải nghiên cứu không ngừng, tìm tòi kiến thức từ rất nhiều người tài liệu khác nhau. Luôn yêu công ty và thương đồng nghiệp Khi làm trong nghề nhân sự thì cũng đồng nghĩa là bạn đang làm về mảng liên quan tới con người, tiếp xúc chủ yếu là con người. Thế nên bạn cần tạo dưng nên một mối quan hệ thực tốt đẹp với những người đồng nghiệp của mình để coi đó là môi trường trau dồi, rèn luyện thêm kỹ năng cho công việc này. Hãy thường xuyên mở rộng cho mình những mối  quan hệ một cách cởi mở và đừng ngại tiếp xúc với nhiều dạng môi trường làm việc ở xung quanh. Một nhà quản lý nhân sự chính là người đại diện cho cả nền văn hóa của công ty. Do vậy mà bạn có thể tạo nên được những chiếc cầu nối giữa chính bản thân mình với người nhân viên của mình. Đồng thời rất lợi thế cho bạn truyển đạt thông tin. Tính chất khách quan cần nêu cao Do đóng vai trò là những người trung gian để giúp mọi người trong công ty có thể liên lạc với nhau cho nên người làm trong nghề nhân sự cần phải hết sức lưu ý về việc giữ vững được lập trường và thái độ trung lập một cách tỉnh táo, làm sao để có thể cân bằng và hài hòa mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty với quyền lợi và nghĩa vụ của những người nhân viên. Nếu như nhà quản lý nhân sự thiên về một bên nào đó thì đương nhiên sẽ mang đến những bất lợi cho bên còn lại và cho chính những người làm nhân sự đó. Cố gắng, kiên trì với nghề Nghề nhân sự vẫn luôn luôn vượt qua chính bản thân mình, từ đó có thể thể hiện cho tập thể của người lao động và ban lãnh đạo của công ty. Đây chính là một trong những lý do không phải ai cũng có thể thành công trong gian đoạn đầu mới khỏi nghiệp bước chân vào nghề nhân sự. Để có thể dựng xây được lòng tin ở trong lòng người khác thì nhà nhân sự sẽ phải luôn luôn nỗ lực một cách không ngừng mỗi ngày , từ việc học hỏi đến chuyện thể hiện những khả năng mà mình có. Trong khi đó thì tỉ lệ đào thải của ngành nghề này là rất cao. Nếu như bạn không thật sự cố gắng và bảo thủ đối với những sự thay đổi mới của thời đại thì bạn sẽ không thể nào tổn tại được lâu dài tại công ty. Cần lựa lời trong giao tiếp Để giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động một cách thuận lợi thì bộ phần làm nhân sự chắc chắn phải đảm bảo những khả năng về mặt hòa giải, dàn xếp cũng như thương lượng sao cho ổn thỏa đối với rất nhiều cá nhân ở trong một tập thể. Ngoài ra, người quản lý nhân sự để có thể hoàn thành được nhiệm vụ khác của mình thì còn phải có được một khả năng quản lý những sự xung đột, biết cách xoa dịu chúng trong những tình huống xảy ra mâu thuẫn. Nhất là đối với những vấn đề có liên quan tới quyền lợi và những lợi ích của cá nhân nhân viên trong công ty. Nói chung nghề nhân sự là một nghề làm dâu trăm họ. Bạn cần phải không ngừng nỗ lực phấn đấu và linh hoạt thì mới có thể vững vàng và làm việc hiệu quả.

Xem bài nguyên mẫu tại: Những lời khuyên khi bạn mới bước chân vào nghề nhân sự

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét