Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Bí quyết hay giúp bạn xác định môi trường làm việc phù hợp

Bí quyết hay giúp bạn xác định môi trường làm việc phù hợp

Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải lựa chọn cho mình một công ty mà nơi đó có môi trường làm việc thực sự được đánh giá là phù hợp với bạn. Đây cũng chính là một trong những bước đầu tiên để cho bạn có thể phát triển được hoàn hảo bước đầu trong kế hoạch sự nghiệp của mình và mang tới cho chính bản thân mình những cơ hội lớn được phát triển với những bước tiến lâu dài, bền vững. Vậy thì phải làm thế nào để mà có thể giúp chính mình tìm kiếm được một môi trường phù hợp với bản thân đây. Dựa vào ba câu hỏi quan trọng chúng tôi mang tới cho bạn những thông tin chia sẻ về bí quyết xác định môi trường làm việc. Từ đó biết được bạn và nhà tuyển dụng có hợp với nhau, có thể làm việc chung với nhau được hay không? Những giá trị bạn có là gì? Bạn tìm kiếm những điều gì ở công việc mới? Chúng ta nên dành ra một chút thời gian để có thể tìm ra những điều thực sự quan trọng đối với bản thân mình. Đừng quên suy nghĩ về chúng – đó là những điều mà bạn thích hoặc là không thích trong sự đánh giá từ những công ty và công việc cũ đã từng làm. Và nhớ xác định xem điều gì sẽ là điều quan trọng đối với bạn ở trong công việc tiếp theo? Những điều bạn không mong muốn gặp phải ở công việc tiếp theo là gì? Nếu như các bạn cần có một diểm khởi đầu thì hãy tự đánh giá lại chính bảng thành tích cá nhân của mình để xem rằng bạn có thực sự quan tâm chú ý đến vấn đề gì.Bạn đánh dấu lại những vấn đề và giá trị mà bạn cho là phù hợp. Hãy xem xét chúng lại lần thứ hai và từ đó rút ra 5 điều có thể xác định được giá trị của bạn nằm ở đâu. Tìm hiểu giá trị của nhà tuyển dụng tiềm năng Hãy tự hỏi mình rằng: Những điều gì mà bạn có thể tìm hiểu về giá trị ở nhà tuyển dụng tiềm năng theo cái nhìn bên ngoài? Một khi chúng ta đã biết rõ những điều gì mà bạn quan tâm nhất trong công việc thì hãy tìm đến những công ty có thể đáp ứng dược nhu cầu mà bạn mong muốn đó. Khi này, bạn nên xem xét thật kỹ xem nhà tuyển dụng đánh giá cao những điều gì? Hãy dựa vào những nghiên cứu từ các ứng dụng trực tuyến , nó sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích đấy nhé. Dưới đây sẽ là những cách có thể giúp cho bạn xem xét một cách cẩn thận những yếu tố nhà tuyển dụng: Thứ nhất, hãy tìm hiểu bắt đầu từ chính trang web của họ. Chúng ta có thể lướt qua những mục đã được lưu trữ ở trên trang web mà bất cứ doanh nghiệp, công ty nào cũng có. Đó là mục “Về chúng tôi”, mục “Sứ mệnh”, “ Tầm nhìn”, “Giá trị”. Những vấn đề này sẽ phần nào mang tới cho các bạn hiểu thêm về giá trị của nhà tuyển dụng. Đương nhiên thì đây vẫn còn mang tính chất của lý thuyết, và giá trị từ thực tiễn với giá trị lý thuyết có thể khác xa nhau. Vì thế cho nên mới cần bạn phải tiến hành đào sâu nghiên cứu. Thứ hai, bạn hãy tra cứu những từ khóa nói về công ty ở trên trang Google. Nên tìm kiếm những từ khóa miêu tả sự tiêu cực như: ghét + tên công ty, tên công ty + lừa đảo. Từ đó các bạn sẽ có thể đọc được những lời đánh giá của mọi người về công ty đó, xem mọi người phàn nàn gì và những điều phàn nàn đó có quá nghiêm trọng để bạn từ bỏ ý định làm việc tại đây hay không? Thứ ba, chúng ta cũng có thể truy cập vào trang web hỗ trợ cho người tìm kiếm có nhu cầu tra cứu về hồ sơ bất kể công ty nào chúng ta muốn. Nếu công ty bạn đang nuôi ý định có hồ sơ ở trên trang thì tiếp tục tra cứu xem những ý kiến đánh giá củ người nhân viên và mức độ xếp hạng đối với việc quản lý cũng như môi trường làm việc tại đây được đánh giá như thế nào. Thứ tư, ngoài viêc tra cứu hồ sơ công ty trên công cụ trang web hỗ trợ thì các bạn có thể hoàn toàn tìm kiếm được những lời đánh giá ở trên nhiều trang web khác. Khi mà không tìm thấy ở trên một trang web thì đừng vội kết luận công ty đó có vấn đề nhé. Hãy mở rộng sự  tìm kiếm ở những trang web có tính năng tương tự. Đừng quên đọc thật kỹ mọi phản hồi kèm theo để biết ý kiến đánh giá chung của mọi người đối với công ty là gì. Nhưng đừng quá phụ thuộc vào hình thức nghiên cứu trực tuyến. Bởi vì việc nghiên cứu công ty, doanh nghiệp qua hình thức trực tuyến cũng chỉ là một phần trong cả quá trình dài mà bạn cần tìm hiểu trước khi chính thức quyết định đầu quân cho công ty đó hay không. Tìm hiểu về nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên dự trù sẵn về câu hỏi này: điều gì mà chúng ta có thể tìm hiểu ở nhà tuyển dụng tiềm năng trong buổi phỏng vấn? Ai cũng biết bước vào cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ chủ động đưa ra những đánh giá về người ứng viên dựa trên những sự quan sát cũng như xem xét hồ sơ và tiếp nhận mọi câu trả lời, thái độ hay hành vi của bạn. Tuy nhiên, phỏng vấn là một quá trình song song. Bạn có biết về điều này? Không chỉ nhà tuyển dụng đánh giá bạn đâu mà bạn cũng có thể đánh giá ngược lại họ. Nhưng hãy đánh giá lại họ một cách thông minh nhé. Dựa vào một số câu hỏi dưới đây bạn sẽ tìm ra được những giá trị của nhà tuyển dụng tiềm năng Câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng: Câu hỏi thứ nhất (1): Những thành tích nổi trội vượt bậc mà doanh nghiệp, sơ sở, công ty đạt được là gì? Câu hỏi thứ hai (2): ... có thể kể cho tôi về một người nhân viên ưu tú và họ đẫ cống hiến như thế nào cho công ty? Câu hỏi dành cho những người tham khảo: Câu hỏi thứ nhất (1): Bạn có thể chia sẻ với tôi về nhiệm vụ việc làm của bạn ở công ty này không? Điều gì của công ty khiến cho bạn tự hào nhất? Câu hỏi thứ hai (2): các bạn đã từng cảm thấy thất  vọng về công ty, thất vọng trong công việc chưa? Điều gì khiến cho bạn không hài lòng ở công ty? Câu hỏi dành cho nhà quản lý: Câu hỏi 1: Hy vọng anh/chị có thể chia sẻ cho tôi biết về một thành viên của phòng làm việc có hiệu suất làm việc tốt không? Câu hỏi 2: Bạn sẽ muốn nói gì với nhà tuyển dụng nếu bạn ở trong trường hợp giống tôi, nhận được những câu hỏi như tôi? Những câu hỏi trên đây sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu biết rõ hơn về nhà tuyển dụng cũng như môi trường làm việc mới mà bạn có thể sẽ làm việc trong thời gian sắp tới. Nói chung hãy dựa vào những kinh nghiệm, những bí quyết xác định môi trường làm việc được chúng tôi chia sẻ ở trên để bắt đầu tự xây dựng cho mình những giá trị về cá nhân. Nếu như môi trường làm việc mới không phù hợp đối với bạn thì bạn cũng đừng cố gắng ở lại làm việc lâu nhé bởi vì như thế thì bạn sẽ chẳng thể nào có được sự thành công. Bạn cũng chớ nên nhảy việc nhiều vì điều này sẽ dễ khiến cho các bạn thất bại ngay từ buổi phỏng vấn vì nhà tuyển dụng lại rất cảnh giác đối với những ai có thói quen nhảy việc thường xuyên.

Đọc nguyên bài viết tại: Bí quyết hay giúp bạn xác định môi trường làm việc phù hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét