Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Cách nhận biết tính cách ẩn giấu đằng sau của người tìm việc

Cách nhận biết tính cách ẩn giấu đằng sau của người tìm việc

Một trong những điều chân lý của công việc tuyển dụng nhân sự mà chúng ta cần phải ghi nhớ đó chính là chẳng có bất cứ ai là hoàn hảo cả. Các bạn không thể nào tìm kiếm được người hoàn hảo mà chỉ có thể tìm kiếm được một người phù hợp mà thôi.Để tìm kiếm được sự phù hợp, nhà tuyển dụng cần phải dựa vào yếu tố kỹ năng cứng cũng như nhxng tính cách đặc trưng của người ứng viên mà bạn đối mặt. Thế nhưng đa phần thì những điều ứng viên thể hiện, bộc lộ  trong suốt quá trình tham gia tuyển dụng, từ khâu đầu tiên nộp hồ sơ cho tới khi tham gia tuyển dụng và thử việc đều là những sự hoàn hảo sắp đặt. Đó chỉ là yếu tố bề nổi mà thôi. Khi đã bắt đầu thực sự làm việc và tương tác với người đồng nghiệp hoặc đặt đồng nghiệp vào những tình huống căng thẳng thì người ứng viên sẽ bộc lộ rõ những nét tính cách được giấu ẩn sâu ở bên trong. Và đó thường sẽ là những nét tính cách tiêu cực. Để ngay từ đầu tránh được việc lựa chọn “nhầm” người vào vị trí việc làm, thực chất là không phù hợp nhưng do lớp “ngụy trang” quá dày và khéo mà bạn bị che mắt, nhất định phải nắm được những công cụ hoặc mẹo hay để có thể nhận biết con người thật của ứng viên. Nhận biết tính cách của người tìm việc - Tính cách “Thẩm Phán” Những người thể hiện tính cách thẩm phán biểu lộ ra bên ngoài sẽ dễ cho chúng ta nhận thấy những mặt tích cực, ưu điểm. Chúng ta có thể liệt kê ra hàng loạt những ưu điểm đó như: có đầu óc nhận thức rất tinh tế, có tinh thần trách nhiệm lớn. Nhưng chính từ trong những ưu điểm cũng dễ dinh ra những nhược điểm. Do nhận thức rất sâu sắc về mọi vấn đề nên người có tính cách thẩm phán có thể nhìn ra dược những điểm sai, mặt trái của vấn đề. Và khi họ rơi vào những tình huống căng thẳng thì rất dễ sinh ra thói bới lông để tìm vết, luôn chú trọng tới những mặt yếu kém, hạn chế của người đồng nghiệp, ở các tình huống và ở cả những bản thân của họ, gây nên những ảnh hưởng tới không khí làm việc chung. Có thể nhận diện được mặt tiêu cực của tính cách đàm phán này dựa vào cách mà họ thể hiện. Họ thường tự cho rằng, việc nhận ra những sai lầm của công việc sẽ giúp cho mọi việc được cải thiện hơn. Điều đó là đúng, nhưng cách thể hiện có tiêu cực hay không thì bạn hoàn toàn có thể  kiểm chứng bằng câu hỏi hỏi về những công việc mà họ đã từng làm. Hãy lắng nghe họ miêu tat lại công việc, thấy được cách họ miêu tả về các tình huống xoay quanh công việc. Nếu như câu chuyện của họ chứa đựng những sự tiêu cực và cho đến thời điểm kể lại họ vẫn bộc lộ một thái độ giận dữ thì có thể thấy rằng, người này đã để cho mặt trái tiêu cực trong tính cách của mình lấn át. Người có tính cách kiểm soát Đặc điểm của người có tính cách kiểm soát đó là rất tự tin, họ luôn luôn chủ động tạo ra nhiều sáng kiến ở trong công việc. Thế nhưng, những người có tính cách này luôn có xu hướng thichsd dược kiểm soát cũng như lấn ất người khác. Xuất phát từ quan điểm chỉ có thể đạt được hiệu suất công việc một cách tố nhất khi chúng ta đưa tất cả mọi thứ vào trong một vòng kiểm soát chặt chẽ, luôn luôn cố gắng đảm bảo mọi kết quả công việc một cách tốt nhất. Để có thể nhận biết tính cách của người tìm việc có tính kiểm soát một cách chính xác nhất, các bạn nên hỏi họ những câu hỏi về cách quản lý chất lượng của sản phẩm. Nếu như họ khăng khăng khẳng định rằng mọi việc phải thông qua họ hoặc là tuân theo toàn bộ chỉ thị mà họ đưa ra thì có nghĩa rằng những người như thế đang có khả năng lớn rơi vào nhóm người để cho sự tiêu cực của tính kiểm soát lấn át. Người tìm việc  có tính cách “Né Tránh” Né tránh không bị đánh giá là một tính cách xấu. Bởi vì những người có tính cách né tránh nhận thức rất sâu sắc về giá trị của công việc cũng như sự lạc quan và tích cực của mình trong nhiều tình huống khác nhau. Tuy vậy, khi người có tính cách né tránh gặp phải những vấn đề phức tạp, khó khăn thì họ thường sẽ cố tìm mọi phương án để có thể né tránh. Do không bao giờ đối diện trực tiếp với mọi khó khăn tất yếu trong công việc cho nên người có tính cách né tránh thường không gặt hái được những thành quả Ứng viên có tính cách “Toàn Hảo” Tính cách toàn hảo mang về lợi thế cho khả năng tổ chức cũng như chú trọng đến yếu tố chi tiết.Những mặt trái của người có tính cách này chính là đôi khi họ sẽ đưa ra những yêu cầu quá cao, đến mức độ hoàn hảo toàn mỹ. rằng mọi thứ phải tuân theo một trật tự hay quy trình và được thực hiện để đạt đến một kết quả hoàn hảo nhất. Tính cách này sẽ dễ xung đột với nhiều dạng tính cách khác khi làm việc, nhất là không thể nào cùng chung bầu trời với người có tính cách sáng tạo Để biết một người có mang tính cách toàn hảo hay không thì là chuyện dễ nhưng điều quan trọng là chúng ta muốn nhận biết rằng người có tính cách toàn hảo đó liệu có để cho mặt xấu của tính cách thắng thế hay không? Vậy thì bạn có thể đưa ra câu hỏi cho họ rằng : Khi có sai lầm nào đó xảy ra thì họ sẽ làm thế nào để có thể xác định được trách nhiệm thuộc về ai. Nếu họ khảng định sai lầm mà họ mắc phải là do một cá nhân khác thì chắc chắn người toàn hảo đó đang tiêu cực. Người ứng viên có tính cách “Hiếu Động” Tính cách hiếu động có nghĩa là người đó có sự linh động lớn và do đó có nguy cơ cao đối đầu với những sự rủi ro.  Thế nhưng, người hiếu động lại hiếm khi nào có được cảm giác hài lòng đói với công việc hiện tại mà họ đang là. Đổi lại họ lúc nào cũng muốn tìm kiếm một điều gì khác để có thể làm. Chính vì điều này mà dẫn tới việc người hiếu động có thể làm được nhiều việc hơn nhưng là làm với thái độ hời hợt, mỗi việc được thực hiện chẳng đi đến đâu cả. Chúng ta có thể kiểm chứng xem sự hiếu động trong tính cách của ứng viên có tiêu cực hay không khi mà nhìn vào quá trình hoạt động và làm việc của họ trước đó. Liệu họ có phải là người thường xuyên nhảy việc hay không? Liệu họ có thể làm một công việc nào quá 6 tháng? Nếu như câu trả lời đều thiên về những dấu hiệu tiêu cực thì có thể khẳng định rằng người có tính hiếu động này rất thiếu sự kiên nhẫn. Bạn cũng dễ nhận ra trong cách nói chuyện của họ khi cuộc phỏng vấn mới chỉ diễn ra được vài phút mà thôi. Người có tính cách “Làm Vui Lòng” người khác Những người thuộc loại tính cách này thường rất quan tâm, để ý tới những người xung quanh và họ rất dễ đồng cảm. Tưởng như chẳng còn gì để phàn nàn với nét tính cách này nữa thế nhưng ẩn chứa đằng sau tính cách đồng cảm này vẫn còn đó những mặt trái. Khi bị đẩy vào những tình thế cùng cực thì người có tính cách làm vui lòng người khác sẽ thể hiện tính cách của mình không thật lòng. Họ chỉ chạy theo một mục tiêu lớn nhất đó là miễn có thể làm hài lòng, làm vui lòng sếp và những người đồng nghiệp để họ yêu mến bạn . Nên đặt họ vào trong tình huống  phải chọn lựa giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của đồng nghiệp để xem  họ chọn lựa như thế nào. Thường thì câu trả lời đưa ra một cách tự nhiên sẽ là hướng tới lợi ích chung. Nhưng nếu người đồng nghiệp trả lời vấn đề này không dứt khoát và đưa ra lý do là không muốn làm mất lòng đồng nghiệp thì rất có thể những người này đang có chiều hướng đưa tính cách đó đi theo một con đường  tiêu cực. Nhưng thông thường sự tiêu cực với tính cách này không quá nghiêm trọng. Nó chỉ là vấn đề về mặt tình cảm. Nét tính cách quá “Cảnh Giác” Thuộc vào nhóm người có tính cách cảnh giác cao độ thường có thể tin cậy hoàn toàn. Bởi chúng ta có thể căn cứ vào sự cẩn trọng của họ đối với công việc. Mặt trái mà tính cách này bộc lộ đó chính là thường xuyên phải đối diện với những nỗi lo sợ. Họ rất dễ bị rơi vào cái bẫy tâm lý khi mà bất kể khi nào người cảnh giác cao cũng lo lắng về những rủi ro có thể xảy ra, họ còn mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định, dù cho đó chỉ là những quyết định quá đỗi nhỏ bé. Đưa ra một câu hỏi tình huống như: bạn sẽ làm gì nếu như sếp của bạn chuyển bạn sang ngồi cạnh một người đồng nghiệp rất thân thiết với bạn. Đứng trước câu hỏi này thường thì người có tính cách cảnh giác sẽ tỏ ra băn khoăn và do dự nhiều. Họ có thể đưa ra nhiều tình huống, trường hợp bất lợi. Trong khi đó thực ra giải quyết vấn đề này lại chẳng có gì to tát như thế. Bên cạnh những thủ thuật mà chúng tôi đã tình bày thì bạn cũng có thể tìm hiểu rõ hơn về tính cách của người ứng viên thông qua việc sử dụng những công cụ chuyên dụng thiết kế sẵn cho việc tìm hiểu sâu hơn về ứng viên. Hãy dựa vào môi trường làm việc cũng như căn cứ vào mức độ áp lực trong công việc và cách thức quản lý để khiến cho ứng viên bộ lộ những nét tính cách trên một cách tích cực thay vì không lựa chọn họ chỉ vì tính cách của họ có xu hướng tiêu cực. Nhận biết tính cách của người tìm việc cũng bởi vì mục đích ấy.

Coi thêm tại: Cách nhận biết tính cách ẩn giấu đằng sau của người tìm việc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét