Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

6 câu hỏi nhà tuyển dụng sẽ hỏi – mẹo phỏng vấn thành công

6 câu hỏi nhà tuyển dụng sẽ hỏi – mẹo phỏng vấn thành công

  Cùng chúng tôi đi tìm hiểu xem có những mẹo phỏng vấn nào để có thể ứng biến thông minh với những cái bẫy của nhà tuyển dụng gài trong chính 6 dạng câu hỏi hóc búa dưới đây nhé. Bạn có điểm yếu không? Điểm yếu của bạn là gì? Với câu hỏi thứ nhất, nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là một câu hỏi thừa thãi. Bởi vì ai chẳng có điểm yếu đúng không? Thế nhưng không phải nghiễm nhiên mà nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi không có giá trị hay thừa thãi như vậy đâu? Tất cả đều có dụng ý cả. Nếu như bạn nhận được câu hỏi này thì hãy thật nhanh trí nhận ra ý đồ của nhà tuyển dụng. Thực chất họ chỉ muốn kiểm chứng độ thông minh và sự thành thật của bạn mà thôi. Dù nhiều người vẫn biết rằng ai cũng có điểm yếu. thế nhưng vẫn có đấy những con người quá cầu toàn và thường sống bằng những sức mạnh ảo tưởng cho nên họ vẫn luôn tìm cách để che giấu đi những điểm yếu và mặt hạn chế của mình. Cho nên nhà tuyển dụng cũng đã gặp không ít người thản nhiên trả lời rằng họ không hề có điểm yếu nào cả. Đây là một câu trả lời hết sức vô lý, nó đã vạch trần bạn là một người không thành thật. người không thành thật thì chẳng phù hợp ở bất cứ môi trường làm việc nào cả đâu. Thế nên chớ dại để lấy vải thưa mà che mắt thánh các bạn nhé, nhất là các bạn trẻ còn quá non nớt với kiến thức xã hội. Nếu như câu trả lời là không có điểm yếu thì đương nhiên chẳng còn gì để bàn tiếp đến câu hỏi tiếp theo nữa rồi. Nhưng mà với người tin khôn, họ sẽ thừa nhận bản thân mình có điểm yếu. Vậy thì chúng ta lại tiếp tục bước vào cuộc chiến mới với câu hỏi: điểm yếu của bạn là gì?     Đây chính là một trong những câu hỏi hết sức kinh điển trong giới tuyển dụng. Bạn cũng không nên quá bỡ ngỡ với câu hỏi này nhé. Để có thể trả lời thật tốt câu hỏi này, bạn cũng cần có kỹ thuật “Dàn dựng” từ trước. Hãy liệt kê một list danh sách những ưu và nhược điểm của mình từ trước đó. Đưa ra một số nhược điểm và đừng quên kèm theo thái độ rằng bạn đang cố gắng khắc phục chúng. Đây chính là một trong những mẹo phỏng vấn khéo léo mà chúng ta không nên sơ ý bỏ qua. Có những người muốn đảm bảo sự thành thật mà cứ thế kể “toẹt” ra những điểm yếu đáng lo ngại của mình và không nói gì thêm nữa. Vậy là nghiễm nhiên bạn còn khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy thiếu lòng tin và bạn hơn đấy nhé. Theo bạn nghĩ, thế nào được gọi là một công việc khó? Khi đưa ra cho bạn câu hỏi này thì mục đích thực sự của nhà tuyển dụng chính là họ muốn được nghe một điều gì đó được coi thực sự là một điều mới mẻ đến từ bạn. Thế nên trường hợp này mà trả lời bằng những dẫn chứng thuộc phạm trù của lý thuyết suông thì không hiệu quả đâu nhé. Với câu hỏi này, làm sao để có thể đưa ra một câu trả lời thông minh  đây? Cách hay nhất đó là bạn nên nói rằng rát khó để có thể đưa ra một định nghĩa chính xác và cụ thể như thế nào thì được gọi là một công việc khó. Bất kể công việc nào muốn thực hiện tốt thì trước hết chúng ta đều cần phải xây dựng trước cho nó một bản kế hoạch đã được suy xét cẩn thận, kỹ càng nhất. Sau cùng, để kết thúc câu trả lời này thật thông minh thì bạn nên sử dụng câu nói: tôi nghĩ, công ty thực sự không cần tới những nhân viên luôn sợ khó, còn tôi đi làm được nhân lương của công ty là để làm những công việc khó như thế. Với cách chốt vấn đề này thi bạn đã có thể củng cố thêm niềm tin của nhà tuyển dụng vào khả năng của bạn rồi đấy. Vì sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ Đây là câu hỏi khá nhạy cảm. Đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn thăm dò mối quan hệ giữa bạn và người sếp cũ như thế nào? Nguyên nhân bạn nghỉ việc có phải xuất phát từ những điều tiêu cực hay không? Thế nên câu trả lời cho vấn đề khá nhạy cảm này của bạn cần phải hết sức khéo léo.  Nếu như bạn cứ thế mặc nhiên nói xấu người sếp cũ thì đồng nghĩa nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn đang đưa ra một cái nhìn không mấy tốt đẹp về nhà tuyển dụng vì sau này nếu được nhận, họ cũng đứng trong vai trò của người sếp cũ kia, cũng sẽ dễ dàng nhận được những tín hiệu và lời đánh giá xấu từ bạn khi đã không còn làm việc tại công ty nữa.   Còn nếu như bạn nói tốt về công ty cũ thì chắc chắn nhà tuyển dụng  sẽ không khỏi thắc mắc rằng: tốt vậy thì sao bạn còn phải rời đi? Vì vậy mà hãy đưa ra câu trả lời cho nhà tuyển dụng rằng vì bạn mong muốn có được một công việc cạnh tranh cao để có thể giúp bạn phát huy được hết những ưu điểm của mình trong công việc. Nhà tuyển dụng sẽ còn có lý do gì để bắt bẻ bạn ngoài việc họ sẽ nhìn thấy bạn là một người luôn cố gắng để phát triển bản thân. Bạn không thích điều gì ở trong công việc hiện tại? Một câu hỏi gài khá thách thức. Nếu như không tinh ý thì chẳng khó để cho bạn rơi ngay vào bẫy. Nhà tuyển dụng đâu muốn biết cảm nhận của bạn cụ thể như thế nào về công việc cũ, họ cũng chẳng cần phải biết bạn đã khó chịu về điều gì ở công ty cũ. Vấn đề họ quan tâm chính là thái độ của bạn với công việc là gì? Đừng bao giờ nói xấu công việc hiện tại bạn đang đảm nhận vì nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy phần trăm lớn bạn sẽ làm điều đó với vị trí đang ứng tuyển, sắp tới bạn sẽ đảm nhận tại chính công ty đang phỏng vấn. Không những họ đánh giá bạn là một người chỉ biết kêu ca mà chẳng có lấy nổi một ý thức để khắc phục những khó khăn trong công việc. Bởi công việc nào chẳng có những thách thức riêng của nó. Những người không bao giờ đối mặt dũng cảm với những khó khăn thì ắt sẽ chẳng bao giờ mang tới những khởi sắc cho công việc được. Vậy thì nếu họ cất nhắc bạn vào vị trí mới , bạn sẽ chẳng làm được công việc tốt nhất theo ý của họ. Vậy nên bạn hãy biến mình là một người đi tìm giải pháp, đừng ngồi yên một chỗ mà chờ đợi những giải pháp tìm đến bạn. Điều đó sẽ chẳng bao giờ có thể xảy ra được. Bạn đã cảm thấy khó khăn nhất trong công việc là khi nào? Nếu đối mặt với câu hỏi này, chúng tôi khuyên bạn đừng đưa ra câu trả lời trình bày dài dòng, giống như thể bạn đang chia sẻ, đang tâm sự về những khó khăn trên bước đường sự nghiệp của mình. Bởi vì thứ nhất làm như vậy là hoàn toàn không phù hợp với tính chất của buổi phỏng vấn, thứ hai là nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để có thể nghe bạn trình bày những lời tâm sự. Hơn nữa bạn càng không nên và không cần thiết để kể về những điều khó khăn của giá đình, của cá nhân bạn hay những mâu thuẫn đã từng với người đồng nghiệp cũ. Cách tốt nhất là nên dùng cách nói sao cho vắn tắt về một khó khăn cụ thể mà bản thân bạn đã gặp phải trong quá trình bạn làm việc. Nhưng quan trọng hơn cả chính là bạn nên nói nhấn mạnh cách mà bạn đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào. Bởi với mẹo phỏng vấn này thì bạn có thể gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng về sự chủ động của mình. Họ luôn muốn lắng nghe được cách bạn khắc phục hơn là những lời kể lể khi đưa ra câu hỏi này. Những loại người nào mà bạn cảm thấy khó hợp tác nhất? Bạn có thể nghĩ đến những phương án trả lời như : không có ai là không thể hợp tác được với bạn trong công việc cả; hoặc tôi có thể dễ dàng hợp tác với tất cả mọi loại người,.. thì bạn đã nhầm lẫn điều gì đó. Không phải lúc nào thể hiện sự thiện chí cũng đều mang lại cho bạn những phản hồi tích cực nhất đâu nhé. Trong công việc thì lại càng chẳng nên có sự “hòa nhập đến độ hòa tan” như thế cả. Bởi vẫn có một loại người nhất thiết chúng ta không thể hợp tác được nếu như chúng ta là những con người hết lòng vì công việc, luôn nâng cao tinh thần làm việc hiệu quả. Vậy loại người đó là gì? Vâng đó chính là loại người không có tinh thần tập thể cao, người luôn chỉ thích sự hưởng thụ mà không thích nỗ lực để có thành quả tốt, người có thói ghen ghét đố kỵ và cạnh tranh không lành mạnh với người đồng nghiệp. Đây chính là những loại người chẳng bao giờ chịu hợp tác với người khác cả. Vậy thì làm sao chúng ta có thể dễ dàng hợp tác với họ được đúng không? Như vậy, 6 câu hỏi tuyển dụng ở trên đây chính là những câu hỏi mà nhà tuyển dụng dễ hỏi bạn. Hãy vận dụng những mẹo phỏng vấn của riêng mình và kết hợp với những gợi ý của chúng tôi, bạn sẽ có được những tín hiệu tốt từ nhà tuyển dụng.

Coi bài nguyên văn tại: 6 câu hỏi nhà tuyển dụng sẽ hỏi – mẹo phỏng vấn thành công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét