Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

8 lời khuyên hữu ích dành cho những người mới đi làm

8 lời khuyên hữu ích dành cho những người mới đi làm

Cần chuẩn bị một thái độ đúng đắn trong công việc Nhìn vào thực tế mà nói thì một thái độ tốt trong công việc nhiều khi được xem trọng hơn là kết quả bạn đạt được khi mới bước vào một môi trường làm việc mới đầy tính chuyên nghiệp. chẳng có bất kỳ ai mong muốn làm việc cùng với một người đồng nghiệp huênh hoang, có thói kiêu căng tự phụ cả, bạn cũng vậy, dù cho bạn có một người đồng nghiệp rất giỏi, bạn rất ngưỡng mộ họ thế nhưng khi họ thể hiện thói kiêu căng, ngạo mạn thái quá thì chúng ta chắc chắn cũng chẳng mong muốn làm việc cùng với họ. Nhìn từ cảm giác của mình và những hình ảnh như thế để chúng ta tránh trở thành một người đồng nghiệp mới nhưng mang vào công việc một thói ngạo mạn bạn nhé. Thay vào đó, chúng ta hãy cố gắng học cách khiêm nhường và đối xử thật tốt với bạn bè đồng nghiệp và mọi người xung quanh mình. Bạn đang tạo nên một môi trường làm việc hết sức thân thiện. Qua đó, thứ bạn nhận được là một không khí làm việc ôn hòa, ít có bất đồng hay tranh chấp, thậm chí bạn còn thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của đồng nghiệp mỗi khi cần Biết cách đả thông tư tưởng trước khó khăn Chi khi bạn là một CEO còn không thì chúng ta không cần quan tâm đến vị trí công việc của mình là gì, bản mô tả việc làm của bạn ra sao, như thế nào, hãy xác định một mục tiêu hàng đầu đó chính là nhiệm vụ bạn luôn luôn cần thực hiện chính là có thể hỗ trợ người sếp của minh, góp phần giúp cho cuộc sống của mọi người đồng nghiệp xung quanh trở nên dễ thở hơn. Khi chúng ta càng sớm nhận ra những điều như thế này thì cũng đồng nghĩa rằng, công việc của bạn sẽ được đi đúng hướng hơn, từ đó mọi sự trong công việc đều trở nên trôi chảy hơn. Đừng quá phụ thuộc vào bản đánh giá trong công việc Những bản đánh giá về năng lực và mức độ hiệu quả của công việc thì không phải lúc nào cũng mang tính chất đúng đắn tuyệt đối. Bất cứ một bản đánh giá công việc nào cũng thế, trong chúng chứa đựng ít nhất những ý kiến mang tính chủ quan của người làm sếp. Và sếp thì cũng giống như tất cả mọi người khác, không phải lúc nào ý kiến của sếp cũng đúng. Nếu như bạn nhận dược lời đánh giá tích cực từ người sếp rằng bạn là một nhân viên tốt và ưu tú thì cũng chưa chắc bạn đã tốt và ưu tú thực sự. Ngược lại, nếu như bạn nhận được những lời đánh giá rằng bạn làm việc kém, đâu đã phải bạn thực sự kém. Thế nên chúng ta cần phản xem xét lại những ý kiến mà sếp đưa ra, từ đó chủ động đưa ra quyết định xem bản thân mình nên giữ vững những điều tốt đẹp gì và cần phải cải thiện điều gì. Dù sao thì bạn cũng mới chính là người có quyền đưa ra những quyết định quan trọng xem mình nên phát triển như thế nào chứ không phải là sếp của bạn. Rèn luyện tính cẩn thận từ những điều chi tiết nhất Nếu như bạn không phải là tuyp người chú ý tới những sự việc mang tính chi tiết thì hãy bắt đầu thay đổi bản thân mình. Trong công việc tập thể, chẳng có bất cứ ai muốn hàng ngày họ cứ phải nhắc nhở những người khác rằng: bạn hãy xem lại bản báo cáo của bạn đi, vì nó còn thiếu dữ liệu; bạn đã làm nhiệm vụ được giao xong chưa;...” . Thế cho nên, việc chú ý tới từng chi tiết nhỏ sẽ giúp cho bạn không bỏ sót bất cứ điều gì và đôi khi những điều tưởng như là nhỏ bé mà nó lại mang những giá trị hết sức quan trọng, thậm chí còn mang tính quyết định. Nói chung từ những điều nhỏ nhặt nhất khi được chú ý thì bạn sẽ có thể có được một công việc hết sức chỉn chu, không ai có thể nói bất cứ điều gì về thái độ cũng như phong cách làm việc của bạn cả. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể xây dựng được lòng tin vững chắc ở người đồng nghiệp Có thái độ tích cực trong công việc Nếu như luôn mang đến thái độ tích cực nơi công sở ngay cả khi bạn đang cảm thấy bất bình về một việc nào đó. Đặt ở cương vị là bạn, bạn sẽ chẳng hề muốn mỗi ngày đến công sở mà như thế đến nơi chiến trường vậy, và chúng ta đều không mong  muốn phải trở thành một nạn nhân của những tranh chấp, tranh cãi với người đồng nghiệp xung quanh trong khi đó chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện trao đổi công việc và vấn đề một cách kiềm chế và bình tĩnh hơn để có thể tìm kiếm ra một giải pháp, phương hướng giải quyết chung. Đó là lý do tại sao chính bản thân chúng ta cần phải có thái độ tích cực trong công việc và trong môi trường làm việc trước. Khi bạn ôn hòa với mọi người, bạn cũng sẽ nhận lại được thái độ đó từ những người đồng nghiệp ở xung quanh. Khi bạn vui vẻ, hòa nhã, bạn cũng đang góp phần mang tới một không khí làm việc vui vẻ, đoàn kết. Và khi chúng ta làm được tất cả những điều này thì cũng đồng nghĩa chúng ta có thể mang đến một giá trị công việc tốt đẹp. Đưa sự yêu thích công việc lên hàng đầu Nếu như bạn đang làm một công việc được trả lương khá hậu hĩnh, mức lương đó nếu đem so sánh thì có vẻ nó cao hơn với mức trung bình của xã hội ở vị trí giống như bạn. Đó chính là một niềm vui mà bao người lao động ao ước có được một mức lương hấp dẫn. Thế nhưng, liệu điều đó đã là tín hiệu vui hoàn toàn trong công việc hay không? Nếu trong trường hợp bạn luôn cảm thấy chán chường, nhiều lần phải suy xét xem có nên tiếp tục ở lại để làm công việc đó hay không thì cũng hãy cân nhắc tới chuyện nhảy việc nhé. Nhất là khi bạn mới đang ở giai đoạn đầu của sự nghiệp. Mọi thứ bạn nên có, cần có chính là một công việc mà bản thân thật sự yêu thích hơn là một công việc có nhiều tiền. Vì sự yêu thích trong công việc khi được đặt lên hàng đầu sẽ góp phần mang tới cho bạn nhiều sức mạnh và động lực để có thể học hỏi,  phát triển  và tích lũy được nhiều kinh nghiệm bổ ích trong công việc. Chính những điều này mới là yếu tố của sự thành công chứ không phải là một việc làm lương cao. Tuy vậy, một lời khuyên dành cho bạn chính là hãy  suy nghĩ thật kỹ nếu như bạn cảm thấy chán một công việc mà có thể mang đến cho bạn một mức lương cao – điều mà biết bao người mơ ước. Xem rằng thái độ chán nản đó của bạn có phải là do chưa tìm kiếm được công việc phù hợp với niềm đam mê hay là do thói quen thích nhảy việc, không bao giờ dừng chân lại một chỗ lâu dài như một chú ngựa bất kham? Hoặc bạn chán nản công việc đó chỉ vì bạn cứ hoài phải đảm nhận một vài công việc lặt vặt ở trong công ty. Đây chỉ là những điều hết sức nhỏ bé mà bất cứ ai cũng phải làm chứ không riêng gì một mình bạn. Nên đừng  để những cảm xúc sai lệch nhất thời khiến cho bạn đưa ra những quyết định sai lầm. Chỉ khi nào bạn thực sự không mong muốn làm bất kể một thứ gì ở trong công ty đó nữa thì lúc này mới là lúc chúng ta cần thay đổi một môi trường làm việc mới và một công việc mới. Luôn sẵn sàng làm mọi công việc được yêu cầu Bởi vì là một nhân viên mới, nên bạn cần phải nắm bắt những lời khuyên dành cho người mới đi làm. Mà một trong những lời khuyên đó chính là chấp nhận làm mọi thứ được sếp giao cho. Bởi vì vị thế của bạn hiện tại vốn dĩ là như vậy, dù ở bất cứ đâu, bạn cũng sẽ phải thực hiện điều này. Thay vì bất mãn và từ chối thì tốt nhất là các bạn nên chấp nhận làm chúng. Cũng chẳng có gì to tát đúng không? Suy cho cùng, đó cũng là những công việc dễ thực hiện, dù có khi bạn thường xuyên được giao cho những công việc nhỏ nhặt nhất thì nó cũng sẽ mang tới cho bạn những giá trị nhất định. Đó có thể là sự thích nghi dần dần với môi trường và công việc mới, đó có thể là giúp cho bạn thể hiện sự năng nổ, nhiệt tình của mình,.. Cho đến khi nào bạn lên một vị trí cấp cao hơn thì lúc đó bạn sẽ có được quyền lựa chọn được làm những điều gì mà mình mong muốn. Tạo ra sự phù hợp về văn hóa ở môi trường làm việc mới Không phải chúng ta được lựa chọn công việc mà ngược lại việc chọn chúng ta. Chúng ta vẫn thường nói, tìm kiếm một nơi có môi trường văn hóa phù hợp với bản thân mình trong tiêu chí tìm kiếm việc làm, thế nhưng mấy người đã tìm được môi trường văn hóa thực sự phù hợp. Thậm chí khi tìm kiếm thấy chúng rồi, liệu có chắc chắn môi trường đó, nhà tuyển dụng đó có chọn bạn hay không? Thế nên để có thể bước đi vững vàng trên con đường sự nghiệp, có những thứ buộc bạn phải học cách thích nghi. Trong đó nhất thiết không thể thiếu môi trường văn hóa. Nếu như môi trường ở nơi làm việc mới của bạn không phù hợp với bạn thì hãy tìm cách để tạo ra những sự phù hợp. Văn hóa công sở đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc giúp chúng ta quyết định tới khả năng được gắn bó với công việc. Do vậy, muốn thành công thì chẳng có bất cứ một môi trường nào gọi là không phù hợp với bạn cả.  Bạn chỉ có thể nói rằng chúng không phù hợp và không muốn làm việc ở trong môi trường đó nếu như bạn có khả năng mở công ty riêng và tạo ra một môi trường mà bạn mong muốn. Nói chung những lời khuyên dành cho người mới đi làm mà chúng tôi chia sẻ ở trên đây sẽ rất hữu ích cho bạn để bạn có thể rèn luyện và tích lũy cho mình những bí quyết làm việc hiệu quả

Đọc nguyên bài viết tại: 8 lời khuyên hữu ích dành cho những người mới đi làm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét