Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Tìm hiểu về khái niệm trong tuyển dụng - Talent Acquisition

Tìm hiểu về khái niệm trong tuyển dụng - Talent Acquisition

Tìm hiểu về khái niệm trong tuyển dụng - Talent Acquisition Talent Acquisition có nghĩa là gì? Talent Acquisition có nghĩa là Thu hút tài năng. Đây là một quá trình mang tính chất liên tục nhằm xác định, xây dựng những mối quan hệ và chọn lựa được những người có năng lực để đảm bảo cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp chất lượng. Theo như tính chất đó, Talent Acquisition chính là một hoạt động mang tính chất chiến lược. Nó đòi hỏi việc bạn cần vạch ra những kế hoạch nhân sự dài hạn. Phân biệt giữa Talent Acquisition và tuyển dụng nhân sự Tuyển dụng – Recruitment và Thu hút tài năng – Talent Acquisition có sự khác biệt cơ bản ở thời hạn – giữa ngắn hạn và dài hạn, tính chất – giữa tính chất chiến thuật và tính chiến lược. Nếu như khái niệm tuyển dụng chỉ bao gồm những hoạt động có liên quan chính yếu tới ứng viên chẳng hạn như là sàng lọc hồ sơ ứng viên, quảng bá thông tin tuyển dụng, phỏng vấn, lựa chọn, đánh giá, quảng bá thông tin tuyển dụng,... thì khái niệm Talent Acquisition lại là một phạm trù mang tính rộng lớn hơn, ở một tầm cao hơn, có tầm nhìn chiến lược hơn. Ý nghĩa của khái niệm này không những là việc lấp đầy vị trí của hiện tại mà còn đảm bảo được cho sự vận hành trơn tru của bộ máy nhân sự ở tương lai. Muốn được như vậy thì Talent Acquisition còn cần phải kết hợp bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như là yếu tố xây dựng thương hiệu về tuyển dụng, tạo nên một mối quan hệ ở trong cộng đồng người ứng viên, đồng thời giúp mở rộng được Talent pool – nguồn ứng viên tài năng cho doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức. Ví dụ như , khi chúng ta  cùng nhìn vào một cá nhân. Cá nhân này có năng khiếu về viết nội dung - content writing nhưng trong thời điểm hiện tại họ chưa có những yếu tố phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng như là thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế, chưa tốt nghiệp, còn đang là sinh viên,... Hầu hết nhà tuyển dụng có thể không mảy may nuối tiếc mà bỏ qua ngay bộ hồ sơ này. Thế nhưng vứi một người Talent Acquisition , họ sẽ tiếp tục chú ý tới bộ hồ sơ và hướng đến việc tiếp cận người ứng viên đó để có thể là nguồn nhân lực bổ sung đầy tiềm năng, là nguồn dự bị cho các vị trí ở trong tương lai cần tuyển dụng. Ở trong bối cảnh của bức tranh về tuyển dụng, khi mà mọi thứ đang có những bước chuyển mình rất lớn, ứng viên lại ngày một mạnh dạn giành lấy phần chủ động nhiều hơn thì nhiệm vụ của Talent Acquisition có thể thể hiện được tính hiệu quả hơn rất nhiều và mang tầm quan trọng rõ ràng. Bằng việc có thể tận dụng một cách hiệu quả nguồn ứng viên tiềm năng thì hoạt động talent Acquisition sẽ giúp cho bạn giảm chi phí cũng như thời gian cho việc tuyển dụng. Trong nhiều trường hợp khác thì có thể còn giúp đảm bảo được tính chất ổn định của chất lượng ứng viên. Mỗi một doanh nghiệp đều có thể tự xây dựng cho mình một bộ phận Talent Acquisition nhằm hạn chế mức độ phụ thuộc đối với dịch vụ bên thứ ba. Với nhiệm vụ Talent Acquisition thì doanh nghiệp quả thực đã tạo dựng được cho chính mình những lợi thế cạnh tranh vô cùng hiệu quả. Những nhiệm vụ chính của Talent Acquisition Nhiệm vụ hoạch định chiến lược Như chúng ta đã trình bày ở trên, nếu việc tuyển dụng nhân sự chỉ hướng tới mục đích lấp chỗ trống thôi thì Talent Acquisition lại tập trung cho nhiệm vụ xây dựng nên một phễu ứng viên tiềm năng. Do đó mà trong suốt cả quá trình  làm việc, những người Talent Acquisition cần phải thiết ;ập nên một chiến lược để phục vụ cho việc tìm kiếm, quản lý tối ưu một tập hợp những dữ liệu của ứng viên. Nhiệm vụ phân định nguồn nhân lực Để cho hoạt động của Talent Acquisition có hiệu quả cao nhất thì chúng ta cần phải song song tìm hiểu, nắm bắt được về vị trí, vai trò, nguồn năng lực cùng kinh nghiệm thiết yếu đáp ứng cho từng khía cạnh ở trong hoạt động việc làm của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp lớn thì điều đó đồng nghĩa rằng có thể cần phải có hiểu biết đối với hàng trăm những vị trí việc làm khác nhau. Việc này lại khác xa so với hoạt động tuyển dụng – hoạt động mà bạn chỉ cần biết tới bản mô tả công việc là gì, nắm những kỹ năng quan trọng ra sao đối với một vị trí tuyển dụng nào đó. Nhiệm vụ xây dựng nên thương hiệu cho tuyển dụng Trong hoạt động tuyển dụng nhân sự thì để xây dựng nên được một thương hiệu về tuyển dụng mang tính chuyên nghiệp, người ta phải trải qua một quá trình dài với những nỗ lực cố gắng hết mình. Nhiệm vụ này cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của những người làm Talent Acquisition. Nó xuất phát từ việc các Talent Acquisition xác định tầm nhìn, giá trị cốt lõi và sứ mệnh của doanh nghiệp. Những yếu tố này được coi là phần lõi kết thành thương hiệu cho tuyển dụng. Đồng thời nó còn có giá trị trong việc thể hiện, quảng bá những hình ảnh đó đến với người ứng viên thông qua sự đa dạng về hình thức như là hình thức sử dụng website tuyển dụng, các tài khoản mạng xã hội, những fanpage, thông qua những câu chuyện của nhân viên. Đây được coi là yếu tố vỏ tạo nên thương hiệu tuyển dụng. Giá trị của thương hiệu tuyển dụng chắc hẳn ai cũng biết rõ. Hơn bất cứ thứ gì, nó có thể giúp cho việc thúc đẩy vị thế , dnah tiếng của doanh nghiệp, tổ chức trên thị trường; thu hút mạnh mẽ những ứng cử viên sáng giá, đem đến những hình dung chính xác để hình thành nên một phong cách làm việc hiệu quả tại tổ chức, doanh nghiệp. Bởi đó là một nhiệm vụ không thể nào thiếu ở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giúp doanh nghiệp thu hút tài năng. Tạo dựng nên mối quan hệ đối với người ứng viên Nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp đối với người ứng viên ở trong Talent Acquisition bao gồm việc: nâng cao những trải nghiệm cho người ứng viên, quản lý cộng đồng những ứng viên, giữ liên lạc với những người ứng viên cũ chưa thực sự phù hợp ở giai đoạn tuyển dụng hiện tại. Nếu như trong tuyển dụng, các nhà nhân sự thường chỉ tập trung đến nhưng người ứng viên ở trong vùng tiệm cận được thì những người Talent Acquisition dường như chẳng đặt ra bất cứ giới hạn nào cho việc tìm ứng viên. Đối với họ , chỉ cần người ứng viên có thể sở hữu được những năng lực thiết yếu mà  doanh nghiệp cần mà thôi. Nhiệm vụ dự đoán, đo lường Dữ liệu vốn là một thứ công cụ mang giá trị quan trọng trong suốt quá trình thu hút ứng viên (Talent Acquisition ). Nhờ vào dữ liệu, người ta có thể chỉ ra được những yếu tố thành công hoặc là những điều còn thiếu sót ở trong quá trình tìm kiếm và thu hút tài năng. Từ đó có thể đưa ra những chỉ dẫn cho hướng đi đúng đắn nhất. Để có thể thực hiện được điều đó thì những người làm nhiệm vụ Talent Acquisition đều phải biết cách thu thập dữ liệu, có kỹ năng quản lý và phân tích được càng nhiều nguồn dữ liệu thì càng tốt. Việc này khá khác so với một quá trình tuyển dụng mang tính chất ngắn hạn. Áp dụng Talent Acquisition trong doanh nghiệp như thế nào? Nâng cao thương hiệu cho hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp Nếu bạn mong muốn có thể tạo nên được những mối quan hệ tốt đẹp với người ứng viên tài năng thì cần phải đảm bảo gây được thiện cảm với họ, hoặc ít nhất chỉ là biết tới doanh nghiệp của bạn với một số thông tin. Để làm được điều này thì bạn cần phải có một website tuyển dụng mang đặc điểm của sự chuyên nghiệp, bao gồm việc thể hiện đẩy đủ những thông tin của doanh nghiệp; cần có những tài khoản ở trên mạng như là tài khoản facebook, Linkedin, ... bởi chúng rất giàu khả năng tương tác. Thậm chí là chỉ cần những người nhân viên của bạn cùng nhau chia sẻ về công ty ở trên mạng xã hội. Tạo nguồn ứng viên Đã qua đi cái thời kỳ ôm cây đợi thỏ, hoạt động tuyển dụng giờ đã không thể ngồi một chỗ mà chờ ứng viên tới để tìm mình. Thay vào đó, những người làm Talent Acquisition cần phải nâng cao tinh thần chủ động trong việc tìm kiếm ứng viên ở trên mạng xã hội hoặc là trên những forum trên cộng đồng mạng – nơi mà tập hợp được nhiều người chuyên gia trong các ngành khác nhau. Trên thế giới hiện nay, có 99% dân số sử dụng mạng xã hội facebook, hơn 50% người nhân sự chất lượng cao hoạt động ở trên Linkedin. Những địa chỉ này sẽ tạo cho bạn cơ hội tốt nhất để bắt đầu mở rộng những mối quan hệ tốt đẹp. Bên cạnh đó bạn cũng đừng bỏ qua những cuộc seminar, hội thảo, những sự kiện networking để có thể tìm kiếm ra những người ứng viên sáng giá.

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Tìm hiểu về khái niệm trong tuyển dụng - Talent Acquisition

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét